Định nghĩa và khái niệm về sóng thần

Một phần của tài liệu mucnuocdongchay_5409 (Trang 78 - 79)

Sóng thần (Tsunami) là loại sóng dài được tạo ra do sự dịch chuyển đột ngột của một khối nước lớn. Nó có thểđược gây ra do động đất, núi lửa phun trào dưới biển, sạt lở một khối đất lớn, tác động của các thiên thạch và thậm chí sự sạt các mái dốc gần bờ xuống biển hoặc vịnh.

Thuật ngữ Tsunami được bắt đầu sử dụng chung từ năm 1963 trong một hội nghị khoa học quốc tế. Theo tiếng Nhật Bản thì Tsunami được biểu biễu bởi hai từ "tsu" và "nami". “Tsu” có nghĩa là cảng trong khi “nami” có nghĩa là sóng. Trong quá khứ, rất nhiều người nói tiếng anh thường được đề cập đến tsunami như là “sóng triều”. Thuật ngữ “sóng triều” trong trường hợp này là không đúng. Bởi lẽ thuỷ triều là kết quả của lực hấp dẫn vũ trụ giữa Trái đất, Mặt trăng, Mặt trời và các hành tinh khác. Nên sóng tsunami không phải là thuỷ triều và cũng không liên quan đến thuỷ triều; mặc dù thuỷ triều cũng ảnh hưởng tới sự tiến vào vùng bờ của tsunami tại thời điểm mà nó tác động. Cũng trong quá khứ, hội khoa học đề cập đến tsunami như là “sóng địa chấn ở biển”. “Địa chấn” ngụ ý cơ chế phát sinh liên quan đến động đất. Cho dù tsunami thường được tạo ra do động đất, không mấy khi do sạt lởđất đá, ít khi do núi lửa phun trào và rất hiếm khi do tác động của thiên thạch xuống đại dương.

Tsunamis thường xảy ra ở những vùng có hoạt động địa chấn mạnh mẽ. Tất cả các vùng của đại dương trên thế giới đều có thể xảy ra tsunamis, nhưng vùng hoạt động nhiều nhất là Thái bình dương, được bao bọc bởi vành đai lửa (hình 4.1). Nét đặc trưng của vành đai lửa là sự hoạt động của các núi lửa, địa hình ven bờ gồ ghề và sự giảm sút của các sinh vật đáy biển, chẳng hạn như vùng Alaskan/Aleutian của Alaska và the Cascadia ở tây bắc Thái Bình Dương. Tsunamis thường được kết hợp với sự rút vùng động đất ở Thái Bình Dương. Mặc dù hiếm nhưng sự phá huỷ của tsunami cũng xuất hiện trên Đại Tây Dương và biển Caribbean. Vào năm 1929 một trận sạt lở đất ở Grand Banks của Canada đã đưa đến những con sóng dữ dội vào vùng biển phía tây.

Động đất tạo ra tsunamis khi đáy biển đột ngột biến dạng và thay thế bằng một khối nước lên trên do vị trí cân bằng của nó (hình 4.2). Sóng được hình thành khi khối nước được thay thế, nó hoạt động dưới sự ảnh hưởng của tổng lực cố gắng để trở lại cân bằng. Yếu tố chính để xác định kích thước ban đầu của tsunami là lượng biến dạng đáy biển theo phương thẳng đứng. Biến dạng này lại bị chế ngự bởi cường độđộng đất, độ sâu, đặc tính đứt gãy và sự sụt đồng thời của trầm tích hay đứt gãy bậc hai. Đặc tính khác mà có ảnh hưởng đến kích thước của tsunami dọc theo bờ biển là hình dạng đáy biển và đường bờ, độ sâu nước gần nguồn động đất và có thể năng lượng được truyền từ vỏ Trái đất tới cột nước.

Tsunami có thể được tạo ra bởi bất kỳ nhiễu động nào mà nó thay thế một khối nước lớn từ vị trí cân bằng của nó. Sạt lở đất dưới biển thường xảy ra trong khi động đất lớn kết quả cũng có thể tạo ra tsunami. Trong thời gian sạt lở dưới mặt biển, mực nước biến đổi do trầm tích di chuyển dọc theo đáy biển. Sau đó lực hấp dẫn truyền tsunami đi dưới dạng trạng thái rối ban đầu của mực nước biển. Tương tự như vậy, núi lửa phun trào dữ dội dưới đại dương có thể tạo ra lực đẩy mà nó làm thay thế cột nước và tạo ra tsunami. Không giống như tsunami ở đại dương rộng lớn do động đất gây ra, tsunami được tạo ra do cơ chế không địa chấn thường biến mất nhanh chóng và hiếm khi ảnh hưởng đến đường bờ cách xa nguồn.

Một phần của tài liệu mucnuocdongchay_5409 (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)