Tiêu chí đánh giá về năng lực của người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư tam đảo” (Trang 26 - 29)

1.2.1.1. Trí lực của nguồn nhân lực a. Trình độ học vấn

Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên kinh tế văn hóa xã hội trong trường hợp nhất định trình độ văn hóa của dân số biểu hiện mặt bằng dân trí của quốc gia đó trình độ văn hóa được biểu hiện thông qua các quan hệ tỉ lệ như:

 Tỷ lệ người biết chữ và chưa biết chữ

 Tỷ lệ có trình độ tiểu học

 Tỷ lệ có trình độ trung học cơ sở

 Tỷ lệ có trình độ phổ thông trung học

Trình độ văn hóa của dân số hay của nguồn nhân lực là một chỉ tiêu hết sức quan trọng, phản ánh chất lượng của nguồn nhân lực và có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trình độ văn hóa cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn.

b. Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Trình độ chuyên môn kỹ thuật là sự hiểu biết khả năng thực hành về chuyên môn nào đó. Nó biểu hiện trình độ được đào tạo ở các trường nghề, trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học, có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc một chuyên môn nhất định. Do đó trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực được đo bằng:

 Tỷ lệ cán bộ trung cấp

 Tỷ lệ cán bộ cao đẳng đại học

 Tỷ lệ cán bộ trên đại học

Trong mỗi chuyên môn có thể phân thành những chuyên môn nhỏ hơn như đại học bao gồm: kỹ thuật, kinh tế, hành chính, ngoại ngữ,… thậm trí trong từng chuyên môn lại chia thành những chuyên môn nhỏ hơn nữa. Trình độ kỹ thuật của người lao động thường dùng để chỉ trình độ của người được đào tạo ở các trường kỹ thuật được trang bị kiến thức nhất định, những kỹ năng thực hành về công việc nhất định. Trình độ khoa học kỹ thuật được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu:

 Số lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề

 Số lao động qua đào tạo nghề

 Số lao động qua đào tạo sơ cấp nghề

 Số lao động qua đào tạo trung cấp nghề

 Số lao động qua đào tạo cao đẳng nghề

Trình độ chuyên môn Kinh tế thường được kết hợp chặt chẽ với nhau thông qua chỉ tiêu số lao động được đào tạo và không được đào tạo trong từng tập thể nguồn nhân lực.

1.2.1.2. Thể lực của nguồn nhân lực

Nói đến thể lực là nói đến trạng thái sức khỏe của người lao động. Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất tinh thần chứ không chỉ có bệnh tật hay thương tật. Là tổng hòa nhiều yếu tố tạo nên giữa bên trong và bên ngoài cơ thể, giữa thể chất và tinh thần con người.

Thể lực của người lao động được hình thành duy trì và phát triển bởi chế độ dinh dưỡng chế độ chăm sóc sức khỏe tinh thần. Thể lực của người lao động phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phân phối thu nhập, cũng như chính sách xã hội của mỗi quốc gia mỗi doanh nghiệp.

Thể lực tốt thể hiện ở sự nhanh nhẹn tháo vát bền bỉ dẻo dai của sức mạnh cơ bắp trong công việc thể lực Còn là điều kiện quan trọng để phát triển trí lực trình độ kinh tế xã hội ngày càng phát triển càng đòi hỏi cao ở thể lực. Bởi nếu không có thể lực và tinh thần tốt sẽ khó có thể chịu được sức ép căng thẳng của công việc, của nhịp độ cuộc sống trong thế giới hiện đại, cũng không thể tìm tòi sáng tạo ra những tri thức mới và vật hóa được các tri thức đó thành sản phẩm có ích.

Có nhiều chỉ tiêu biểu hiện trạng thái về sức khỏe. Tuy nhiên Bộ y tế nước ta đã quy định có 3 loại: Loại 1, thể lực tốt, không có bệnh tật gì. Loại thứ hai thể lực trung bình có bệnh nhưng vẫn có khả năng lao động. Cuối cùng là thể lực yếu, không có khả năng lao động.

Ở nước ta bộ y tế kết hợp với bộ quốc phòng căn cứ vào 8 chỉ tiêu để đánh giá:

 Thể lực chung: chiều cao, cân nặng, vòng ngực

 Mắt  Tai, mũi, họng  Răng, hàm, mặt  Nội khoa  Ngoại khoa  Thần kinh, tâm thần  Da liễu

Căn cứ vào chỉ tiêu chia thành 6 loại: Rất tốt, tốt, khá, trung bình, kèm và rất kém.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư tam đảo” (Trang 26 - 29)