Quy hoạch nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư tam đảo” (Trang 33 - 35)

Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp là một hoạt động đa chiều và hướng tới một thể thống nhất. Trong tương lai, quy hoạch nguồn nhân lực cũng đề cập đến sự lựa chọn một chương trình hành động với nhiều phương án đặt ra, nó cũng liên quan đến việc thiết lập các mục tiêu cơ bản theo để làm căn cứ cho các kế hoạch hành động hỗ trợ khác. Tiếp theo, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực cũng có thể coi là việc xây dựng trước một kế hoạch hoặc một phương pháp để đánh giá tình huống hiện tại, dự báo tình huống tương lai và lựa chọn một chương trình hành động phù hợp để tạo được nhiều cơ hội sẵn có nhất cho sự phát triển công tác quy hoạch nguồn nhân lực. Giúp doanh nghiệp định hướng được hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Đây là quá trình nghiên cứu xác định nhu cầu nguồn nhân lực, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình hoạt động đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất kỹ năng phù hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, tạo năng suất chất lượng và hiệu quả cao. Do vậy đòi hỏi đơn vị phải quy hoạch nguồn nhân lực để:

Thứ nhất, quy hoạch gắn nguồn nhân lực và tổ chức lại với nhau. Việc lập kế hoạch chính là tạo ra sự liên kết giữa sự chú trọng kỹ hơn, đào tạo nhiều hơn cho người lao động, trả lương cao hơn để họ có thu nhập ổn định hơn. Từ đó giúp doanh nghiệp đạt được năng suất lao động cao hơn bằng cách làm cho mọi người đều tham gia và doanh thu với các công việc của mình tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.

Thứ hai, quy hoạch nguồn nhân lực liên kết các hành động với các kết quả. Nếu không có kế hoạch, doanh nghiệp sẽ không thể biết được có đi đúng hướng hay không. Các hoạt động về hoạch định, lập kế hoạch nguồn nhân lực có thể được đánh giá bằng 1 tỷ lệ chính các mô hình như các trường hợp đầu tư vào các lĩnh vực hoạt động mới, những chiến dịch quảng bá hay những công cụ tài chính. Cũng giống như những trường hợp đầu tư này các hoạt động nhân sự tiêu hao đầu vào như thời gian, tiền bạc, vật tư và sự tham gia của người lao động. Các chi phí của công tác hoạt động nhân sự là nguồn tài nguyên cần thiết để tiến hành hoạt động đó. Những chi phí này có thể là chi phí đào tạo, chi phí điều hành và quản lý.

Thứ ba, quy hoạch nguồn nhân lực cho phép đơn vị nhìn nhận rõ các bộ phận hoạt động có ăn khớp với nhau hay không. Đồng thời giải đáp cho doanh nghiệp những vấn đề như: nguồn nhân lực có phù hợp với chiến lược không, nguồn nhân lực có đảm bảo lợi thế cạnh tranh và duy trì được thực lâu dài lợi thế cạnh tranh đó hay không.

Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp nhằm hướng tới tương lai và lựa chọn một chương trình hành động phù hợp cho sự phát triển nguồn nhân lực của ngành nói chung. Khi xây dựng quy hoạch cần đảm bảo các yêu cầu sau:

 Nguyên tắc xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực: xây dựng quy hoạch phát

triển nguồn nhân lực phải phù hợp với chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước và chiến lược phát triển của ngành. Đảm bảo huy động tối đa nguồn nhân lực, đảm bảo tính khả thi cân đối giữa cung và cầu nguồn nhân lực cho mỗi ngành, đảm bảo công khai trong quá trình lập và công bố quy hoạch.

 Nội dung quy hoạch phát triển nguồn nhân lực: phải xác định vị trí vai trò

và lợi thế của mô hình doanh nghiệp; phân tích đánh giá khả năng phát triển của đơn vị dựa vào các chỉ tiêu và dẫn chứng các phương án phát triển nguồn nhân lực của đơn vị.

Nhìn chung để quy hoạch được nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng cao, các nhà quản trị nhân lực của doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình hoạch định, lập kế hoạch nguồn nhân lực cần được thực hiện trong mối liên hệ mật thiết với quá trình thực hiện các chiến lược và chính sách kinh doanh chung trong toàn đơn vị. Đồng thời phải xây dựng được chiến lược nguồn nhân lực tốt nhất là tuyển dụng, đào tạo và trả lương cho người lao động. Sao cho họ có thể sáng tạo ra những chiến lược tương lai tốt nhất, bất kể các điều kiện tương lai như thế nào chiến lược này phải chú trọng tới các đặc điểm chung của con người như khả năng sáng tạo, trí thông minh, tính hiểu biết có thể tin cậy được và tận tụy với tổ chức. Điều này sẽ dẫn đến những chiến lược sáng suốt và hiện thực trong tương lai. Mặt khác, việc tìm ra cách thức tốt nhất để đánh giá đúng năng lực, hoàn thành công việc của nhân viên để thực hiện trả công và đãi ngộ xứng đáng, để người lao động gắn bó lâu dài hơn với đơn vị, tích cực tích lũy kinh nghiệm, phát huy sáng kiến trong công việc để cống hiến cho đơn vị và cũng chính là để nâng cao lợi ích của chính bản thân họ. Đó

cũng chính là những nội dung cơ bản của công tác quản trị và phát triển nguồn nhân lực một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư tam đảo” (Trang 33 - 35)