Tiêu chí đánh giá về thái độ, hành vi, trách nhiệm của người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư tam đảo” (Trang 29 - 30)

1.2.2.1. Phẩm chất người lao động

Chỉ tiêu phẩm chất người lao động ảnh phản ánh mặt định tính, khó có thể định lượng nội dung của nó chỉ được xem xét thông qua các mặt sau :

 Khả năng làm việc theo nhóm thể hiện tinh thần hợp tác

 Đạo đức nghề nghiệp liên quan đến ý thức đảm bảo chất lượng sản phẩm

 Tác phong làm việc, trách nhiệm đối với công việc

 Ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành pháp luật

 Tính linh hoạt khả năng sáng tạo trong công việc

Nhìn chung chỉ tiêu này nhấn mạnh đến ý chí năng lực tinh thần của người lao động, khác với các chỉ tiêu trước (các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực từ các yếu tố bên ngoài tác động vào ví dụ vấn đề chăm sóc sức khỏe nâng cao trình độ văn hóa trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ số HDI - đánh giá nguồn nhân lực qua các mặt này chỉ cho thấy được sự tác động như thế nào của chính sách nhà nước, vấn đề giáo dục đào tạo, phúc lợi xã hội,… với nguồn nhân lực) còn chỉ tiêu năng lực phẩm chất của nguồn nhân lực, nó cho thấy nước mặt còn lại của vấn đề nguồn nhân lực đó là khả năng tự thân vận động của nguồn nhân lực, là yếu tố nội lực tiềm tàng bên trong mỗi con người. Nó chỉ có thể phát huy khi kết hợp được với sự tác động bên ngoài một cách phù hợp, tạo ra sự cộng hưởng, xã hội sẽ có sự phát triển. Ngược lại nếu gặp phải sự tác động từ bên ngoài không phù hợp thì cả động lực và sự tác động bên ngoài sẽ bị triệt tiêu dẫn đến sự vô hiệu quả. Đây là cơ sở của việc chọn người giao việc một cách phù hợp trong quản lý để có thể hoàn thành công việc với kết quả và hiệu quả cao. Tương tự trong công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, việc phân loại nguồn nhân lực đào tạo cán bộ công nhân một cách hợp lý với năng lực của đối tượng được đào tạo sẽ cho ta sự thuận lợi khi tiến hành. Trái lại ta sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn nhiều khi dẫn đến phí công, vô ích nghiên cứu. Chỉ tiêu năng lực phẩm chất nguồn nhân lực còn cho ta thấy được đây là một nhân tố chậm thay đổi, nó khác với năng lực chuyên môn khác là có thể nâng cao nhanh chóng thông qua đào tạo, còn năng lực này chỉ có thể được con người tự giác nâng cao năng lực. Đây là vấn đề tạo nên phong cách làm việc của người lao động ở từng quốc gia khác nhau.

1.2.2.2. Ý thức, tổ chức kỷ luật của người lao động

Ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động bao gồm truyền thống, tập quán, nếp sống, thói quen, thái độ, hành vi của người lao động trong công việc. Những nhân tố này hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đều có ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực. Nó biểu hiện ra ngoài ở sự không nhiệt tình của người lao động đối với công ty, đối với công việc của họ điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nguồn nhân lực. Qua đó, ảnh hưởng tới hiệu quả việc làm của tổ chức. Người lao động dù có trình độ cao xong nếu thiếu ý thức tổ chức, kỷ luật kém, không sử dụng hết năng lực của mình thì cũng giống như lao động không có trình độ. Thậm chí có thể còn gây tác động tiêu cực cho tổ chức.

Lao động ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng có ý thức tổ chức kỷ luật kém so với các nước phương tây (ngoại trừ số nước phát triển như Nhật, Singapore,…) biểu hiện cụ thể là đối với người làm công thì đi làm và nghỉ không đúng giờ giấc, tác phong chậm chạp, thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao, thiếu nghiêm túc trong công việc, làm việc thiếu tập trung. Đối với cán bộ quản lý thì tích quyền lợi, sợ trách nhiệm, tham ô, hối lộ, khá phổ biến thiếu ,dân chủ bình đẳng trong quản lý. Do Việt Nam là một nước ở phương đông, người lao động chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi nhân tố này, để có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức doanh nghiệp công ty, các nhà lãnh đạo phải đặc biệt chú ý tới vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư tam đảo” (Trang 29 - 30)