Tình hình biến động giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của công ty saigon precision sang thị trường nhật bả (Trang 55 - 57)

2.2. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của Công ty sang thị trường

2.2.3. Tình hình biến động giá

Các Hiệp định song phương và đa phương được ký kết đem đến cơ hội công bằng cho các doanh nghiệp được tiếp cận một thị trường lớn hơn, đem đến nhiều thuận lợi và cơ hội cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, sự cạnh tranh cũng gay gắt hơn và buộc các doanh nghiệp phải thay đổi thích nghi để tồn tại. Phản ánh rõ nét nhất về sự khốc liệt của môi trường cạnh tranh chính là biến động giá.

Biểu đồ 2.8 cho thấy, từ năm 2013, sau khi kinh tế thế giới khôi phục sau đợt suy thoái dài, kinh tế hồi phục dẫn đến nhu cầu sản phẩm tăng vọt. Do rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản đã phá sản hoặc bị thâu tóm nên nguồn

cung hàng cơ khí chính xác và các sản phẩm liên quan bị thiếu hụt, dẫn đến giá sản phẩm tăng khoảng 37%.

Biểu đồ 2.0.8: Biến động giá sản phẩm của Công ty từ 2010-2018

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty

Giá tăng do ảnh hưởng dây chuyền của việc giá nguyên vật liệu tăng, giá vật tư tiêu hao phục vụ sản xuất tăng, và cả chi phí tăng. Cũng trong thời gian này (2013-2014), đánh dấu sự nổi lên của hàng loạt doanh nghiệp lớn đến từ Trung Quốc và Đài Loan cùng tham gia sản xuất và xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác. Các doanh nghiệp Nhật Bản do vừa trải qua đợt khó khăn cũng dần từ bỏ tập quán “Người Nhật dùng sản phẩm Nhật Bản” mà bắt đầu chuyển sang sử dụng các sản phẩm Trung Quốc có giá cạnh tranh hơn để giảm chi phí sản xuất và cứu chính họ, điều này đẩy các doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư của Nhật Bản như Saigon Precision gặp áp lực rất nhiều và buộc phải giảm giá để cạnh tranh với sản phẩm xuất xứ Trung Quốc và giữ được khách hàng. Trên đà đó, đơn giá bán của Công ty phải liên tục giảm với đà giảm khoảng 14% mỗi năm. Tuy nhiên, chính khó khăn này đã là động lực để Công ty nâng cao hoạt động cải tiến nhằm loại bỏ lãng phí, tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí sản xuất đến mức tối thiểu. Các hoạt động này đã phát huy tác dụng và kết quả là giá thành sản phẩm đã giảm đáng kể, Công ty liên tục tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục với tốc độ khoảng

17,6% bất chấp đơn giá sản phẩm phải liên tục giảm.

Như vậy, biến động giá phản ánh tính khốc liệt của môi trường cạnh tranh sinh tồn, nhưng cũng là cơ hội để Công ty quyết tâm làm tốt việc tự cải tiến nâng cao năng lực sản xuất để thích nghi và đứng vững trước cơn biến động giá này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của công ty saigon precision sang thị trường nhật bả (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)