Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu qua các thị trường năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của công ty saigon precision sang thị trường nhật bả (Trang 60 - 65)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả kinh doanh Công ty

Thứ ba, về năng lực sản xuất của cty. Về nguồn nhân lực: Với khởi điểm chưa đến 100 nhân viên, đến nay số lượng nhân viên toàn Công ty đã trên 3.200 người, độ tuổi trung bình khoảng 27 tuổi, vì Công ty nằm ở khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp nên nguồn lao động tập trung khá dồi dào. Mặt khác do có kinh nghiệm sản xuất cùng một mặt hàng trong gần 25 năm nên các nhân viên có thâm niên cao đã tích lũy đủ kinh nghiệm để dẫn dắt các nhân viên mới tham gia thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo Để có được thành công trên còn là kết quả của sự đoàn kết, tinh thần trách nhiệm cao của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Công ty có đội ngũ lao động có tay nghề luôn được đào tạo để tiếp thu những công nghệ mới thông qua chuyển giao, có đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm. Về nguồn lực sản xuất, do đặc thù chỉ sản xuất một vài loại sản phẩm cơ khí chính xác trong nhiều năm, nên Công ty đã đầu tư máy móc chuyên sâu để gia công đạt kết quả cao. Các phương pháp quản lý sản xuất và chuẩn bị nguyên vật liệu cũng dần được tối ưu.

Những khó khăn tồn tại

Ngoài đạt được những thành tựu đáng ghi nhận do nỗ lực liên tục của toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty cũng còn tồn tại nhiều khó khăn trước mắt cần phải khắc phục để có thể đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vừng. Những khó khăn chính có thể kể đến:

Một là, khó khăn về khía cạnh con người: Con người luôn là đối tượng rất khó để quản lý và tác động. Với sự đổi mới liên tục của công nghệ sản xuất và môi trường kinh doanh, cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty còn hạn chế về trình độ quản lý, đặc biệt những phương thức quản lý mới. Bộ máy nhân sự với hơn 3200 con người đòi hỏi phải cho hệ thống quản lý chắc chắn để đảm bảo toàn Công ty vận hành đúng phương án ban Giám đốc đã đề ra, nhưng cũng phải đảm bảo tính năng động uyển chuyển để thích nghi kịp với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới hội nhập. Nhận thức phần lớn của cán bộ công nhân viên về hội nhập kinh tế thế giới và cạnh tranh của cơ chế thị trường chưa rõ ràng và còn nhiều hạn chế. Trình độ tay nghề của người lao động nói chung mới chỉ ở mức trung bình khá. Số cán bộ kỹ thuật chưa được bổ sung nhiều, số công nhân kỹ thuật lành nghề tuổi đã cao, sức khoẻ đã yếu. Do đó làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Phần lớn công nhân viên là lao động tốt nghiệp phổ thông trung học và trung cấp nghề, còn nhân viên có trình độ đại học thì rất hạn chế, do vậy ảnh hưởng tới khả năng vận hành máy móc và trình độ công nghệ của Công ty. Ngoài ra, do thị trường lao động đang cạnh tranh mạnh ở nhóm có kỹ năng, nên Công ty cũng gặp khó khăn trong việc thu hút người lao động có trình độ và tay nghề cao, những cán bộ trẻ tuổi có năng lực mới tốt nghiệp ở các trường đại học hoặc cao đẳng...

Hai là, khó khăn trong công tác nghiên cứu thị trường: Công tác điều tra nghiên cứu thị trường của Công ty vẫn còn hạn chế, mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các tài liệu và thông tin về thị trường do Bộ Thương mại và bạn hàng cung cấp hoặc thông qua các thương vụ, qua các nhà xuất khẩu trung gian, qua các buổi xúc tiến thương mại... Việc chủ động khai phá thị trường như cử cán bộ trực tiếp đi điều tra nghiên cứu tại các thị trường xuất khẩu mới của Công ty còn rất hạn chế. Do đó

các thông tin mà Công ty thu được không được cập nhật liên tục và thiếu chính xác, gây khó khăn trong việc giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường của Công ty. Điển hình là thị trường EU với nền công nghiệp phát triển, nhu cầu mặt hàng cơ khí chính xác cao nhưng doanh số của Công ty tại thị trường này khá khiêm tốn, chỉ chiếm 6,9% so với tổng doanh thu.

Hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu, thiếu đồng bộ

Cũng giống như nhiều Công ty khác trong ngành, hệ thống máy móc thiết bị của Công ty sau 25 năm hoạt động đã trở lên lạc hậu. Hơn nữa, với đà phát triển quá nhanh của khoa học kỹ thuật, Công ty không thể cập nhật được những thành tựu mới nhất vào dây chuyền sản xuất vốn đã quá cồng kềnh. Mặc dù trong thời gian qua, Công ty đã chú trọng đầu tư cải tiến, đổi mới hệ thống máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhưng do hạn chế về tài chính nên Công ty chỉ đầu tư được một số máy móc hiện đại ở một số khâu trong dây truyền sản xuất. Do đó, dẫn đến tình trạng hệ thống máy móc thiếu đồng bộ dẫn đến năng suất lao động chưa cao. Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty cần có giải pháp đồng bộ hoá hệ thống máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của Công ty.

2.3. Nhận diện cơ hội đối với việc xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của Công ty sang Nhật Bản trong điều kiện thực thi CPTPP của Công ty sang Nhật Bản trong điều kiện thực thi CPTPP

2.3.1. Cơ hội mở rộng thị trường, tăng kim ngạch xuất khẩu

Trong điều kiện thực thi CPTPP, Công ty có cơ hội lớn trong việc tiếp cận rộng hơn vào thị trường Nhật Bản thông qua các chính sách nới lỏng và cởi mở hơn về chính sách thuế quan, cắt giảm các rào cản thương mại và hưởng ưu đãi thuế quan. Việc tham gia tích cực vào CPTPP không chỉ giúp Công ty tiếp cận với các khách hàng mới tại Nhật Bản mà còn mở ra cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, từ đó Công ty có động lực nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm hơn nữa cả về chủng loại và chất lượng.

Như đã phân tích ở mục trên (Hình 2.11), tuy Công ty đã bán sản phẩm sang thị trường Nhật Bản trong suốt 25 năm qua nhưng thị trường và kim ngạch xuất

khẩu hầu như không phát triển thêm. Khi CPTPP có hiệu lực sẽ đem đến cơ hội nhiều hơn nữa cho Công ty tham gia thị trường Nhật Bản với những sản phẩm có thâm dụng lao động cao, vốn đang là lợi thế của Việt Nam nhưng đang phải chịu nhiều khó khăn khi xuất khẩu vào Nhật Bản. Những sản phẩm này phần lớn là sản phẩm công nghiệp phụ trợ không quá khắt khe về chất lượng đang được các doanh nghiệp nhỏ ở nội địa Nhật Bản sản xuất với chi phí lao động cao hơn ở Việt Nam rất nhiều. để phục vụ cho ngành công nghiệp kỹ thuật cao của Nhật Bản.

Theo kết quả phân tích lượng cầu của Nhật bản ở phần 1.2.2 của Chương 1, và các số liệu giá trị xuất khẩu các mặt hàng của Công ty sang Nhật Bản ở mục 2.2 của Chương 2, có thể nhận thấy giá trị xuất khẩu của Công ty sang Nhật Bản còn khá khiêm tốn so với nhu cầu của thị trường này. Cụ thể như sản lượng sản phẩm Punch & Bush của Công ty mới chỉ đáp ứng được 3,21% nhu cầu thị trường Nhật Bản; giá trị xuất khẩu sản phẩm 1 Axis Actuator của Công ty sang Nhật Bản mới chỉ bằng 0,22% nhu cầu ở đây; và tổng giá trị sản phẩm Stage Unit mới chỉ chiếm 3,14% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này của Nhật Bản. Từ đây có thể nhận thấy thị trường Nhật Bản còn đang rất tiềm năng cho chính các sản phẩm của Công ty Saigon Precision.

Như vậy, với lợi ích thuế quan và lợi ích tiếp cận thị trường. Khi thực thi CPTPP, Công ty sẽ có cơ hội để thâm nhập thị trường này sâu hơn, khả năng gia tăng kim ngạch xuất khẩu một cách không giới hạn. Tất cả tùy thuộc vào năng lực và sự nhạy bén của Công ty nhằm nắm bắt được cơ hội này.

2.3.2. Cơ hội nâng cao năng lực sản xuất của Công ty

Khi tham gia CPTPP, Công ty phải chấp nhận luật chơi mới, cuộc chơi sòng phẳng và cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh bây giờ không còn là các doanh nghiệp trong nước, thường chưa có trình độ quản lý và tổ chức sản xuất cao và phong cách làm ăn không bài bản, mà là các doanh nghiệp Nhật Bản từ vừa và nhỏ đến các tập đoàn có hàng trăm năm kinh nghiệm sản xuất với tác phong và tiêu chuẩn công nghiệp rất cao. Ngoài các đối thủ cạnh tranh, đối tượng kinh doanh chính của Công ty là sản phẩm và khách hàng. Khách hàng Nhật Bản nổi tiếng là khách hàng khó

tính và đòi khỏi khắt khe về tiêu chuẩn của sản phẩm và dịch vụ đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất. Điều này buộc Công ty phải từ bỏ hẳn tư duy sản xuất dễ dãi mà phải tập trung nghiên cứu thị trường, đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn. Như đã nêu ở mục 1.2.4 của Chương 1, ngoài các quy định về thuế quan, Nhật Bản còn có các biện pháp phi thuế quan như các tiêu chuẩn hàng hóa nhập khẩu (JIS, JAS), các quy định về chất lượng, an toàn, nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt hơn, các tiêu chuẩn về môi trường đòi hỏi toàn bộ quá trình sản xuất ra sản phẩm của Công ty, kể cả nguyên vật liệu và dụng cụ để sản xuất không được chứa hoặc thải ra môi trường các chất nguy hại, ví dụ như tiêu chuẩn RoSH (Restriction of Hazardous Substances) đang được áp dụng rất rộng rãi ở Nhật Bản và EU và là một tiêu chuẩn gần như bắt buộc với hàng hóa nhập khẩu vào Nhật Bản. Các công ty Nhật Bản muốn sử dụng sản phẩm của Công ty để chế tạo các

Để đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt, Công ty phải nghiêm túc triển khai cải tiến từ khâu lựa chọn và kiểm tra kiểm soát nguyên liệu đầu vào, thiết kế lại quy trình sản xuất đảm bảo được chất lượng sản phẩm và phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường, các quy định về sử dụng lao đồng, và các bước kiểm soát đảm bảo chất lượng.

Như vậy, để đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về các yếu tố liên quan đến chất lượng sản phẩm; các cam kết về nguồn gốc xuất xứ của nguyên vật liệu; các quy định về môi trường của thị trường Nhật Bản, Công ty sẽ phải tự đầu tư nâng cấp cải thiện năng lực sản xuất của mình, từ cơ sở hạ tầng tới kiến trúc thượng tầng nhằm tạo ra được một quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng và phù hợp với các yêu cầu quản lý của Nhật Bản. Việc này sẽ tạo cơ hội để Công ty trưởng thành và nâng cao năng lực sản xuất, thêm cơ hội để tham gia phát triển những dòng sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao hơn.

2.3.3. Cơ hội tận dụng năng lực cạnh tranh về giá

Việc thực thi đầy đủ CPTPP mang đến cơ hội rất lớn cho cách ngành có thâm dụng lao động cao tại Việt Nam, vì với lợi thế nhân công và năng lượng giá rẻ hơn so với các đối thủ, những ngành cần sử dụng nhiều lao động và năng lượng để tạo

ra sản phẩm sẽ có chi phí sản xuất thấp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của công ty saigon precision sang thị trường nhật bả (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)