Giải pháp tận dụng cơ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của công ty saigon precision sang thị trường nhật bả (Trang 75 - 80)

3.3. Những giải pháp cần thực hiện về phía Công ty

3.3.1 Giải pháp tận dụng cơ hội

3.3.1.1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường Nhật Bản

Mục tiêu của giải pháp này là phải đạt được mức tăng trưởng cho thị trường Nhật Bản của Công ty trên 10% (tương tự như tốc độ tăng trưởng của các thị trường khác). Theo phân tích kết quả kinh doanh của Công ty, thị trường Nhật Bản là thị trường chủ lực của Công ty, tuy đã được Công ty khai thác suốt 25 năm qua nhưng thị phần không tăng, và tốc độ tăng trưởng thị phần không tăng. Điều này vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho Công ty. Gọi là cơ hội vì Công ty có kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm qua Nhật Bản trong nhiều năm nên am hiểu thị trường rất tốt. Mặt

khác, doanh số tại thị trường chưa tăng cũng đồng nghĩa việc Công ty còn khả năng khai thác thêm tiềm năng của thị trường này. Mục tiêu

Phương pháp tiến hành để được mục tiêu trên: Trước tiên, Công ty cần cần lập dự án nghiên cứu phát triển thị trường tại Nhật Bản. Phòng Kinh doanh sẽ tiến hành lập đội ngũ nghiên cứu phát triển thị trường Nhật Bản. Ban đầu, cần tìm hiểu đánh giá tiềm năng thị trường, tìm kiếm các đối tượng mục tiêu, và dòng sản phẩm đặc thù phù hợp với nhu cầu của các đối tượng này và với năng lực của Công ty. Việc này có thể thực hiện ngay tại Việt Nam qua các nguồn thông tin hỗ trợ, và kết hợp với các dịch vụ nghiên cứu điều tra thị trường để có bước đánh giá ban đầu. Sau đó,

Công ty cần điều động đội ngũ nhân viên tiếp thị sang Nhật Bản và cả kết hợp với dịch vụ quảng bá tại địa phương để trực tiếp tiếp cận khách hàng. Bên cạnh đó, tích cực tham gia các sự kiện như Triển lãm Công nghiệp Nhật Bản hàng năm thường thu hút khoảng 2.000 gian hàng và hàng triệu khách tham quan; phối hợp với các tổ chức xúc tiến thương mại như Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO). Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI),…để tìm kiếm các cơ hội hợp tác, các khách hành từ tập đoàn lớn cho đến những công ty tư nhân gia đình nhỏ lẻ ở khắp các tỉnh thành của Nhật Bản. Mặt khác, phòng Kỹ thuật cũng nhận thông tin xu hướng thị trường, tìm hiểu nhu cầu của ngành để tiến hàng các dự án R&D tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng những nhu cầu khác nhau của các nhóm khách hàng và ứng dụng khác nhau, kích thích nhu cầu của khách hàng.

Điều kiện cần thiết để triển cho dự án này gồm có: bố trí thời gian trong kế hoạch hoạt động của Công ty cho dự án; bố trí nhân lực thực hiện dự án; bố trí chi phí để triển khai dự án. Về thời gian thực hiện dự án, Công ty sẽ triển khai dự án thành 2 giai đoạn: giai đoạn đầu tại 3 thành phố công nghiệp lớn của Nhật Bản là Nagoya; Tokyo; Oshaka, sau đó sẽ triển khai tới các thành phố nhỏ trên khắp Nhật Bản. Dự án sẽ triển khai giai đoạn đầu trong 2 năm, và giai đoạn sau trong 3 năm.

Về nhân lực, cần tối thiểu 4 người để đào tạo và nghiên cứu thị trường, sau đó sẽ sang triển khai dự án tại Nhật Bản, gồm những nhân viên có khả năng Nhật ngữ đang công tác tại phòng Kinh doanh. Đồng thời, sẽ hợp tác với các Công ty môi

giới thương mại nổi tiếng như Yamazen, Yuasa, và Kamogawa để tăng mức độ tin tưởng của doanh nghiệp Nhật Bản đối với Công ty, và nhờ các công ty thương mại này bắc cầu tìm đến những doanh nghiệp nhỏ ở Nhật Bản mà chúngkhông thể có đủ thông tin để kết nối được. Về chi phí, ước tính sẽ tiêu tốn khoảng 168.000USD mỗi năm cho việc thực hiện dự án phát triển thị phần của Công ty, và chi phí cho các công ty thương mại hỗ trợ.

Giải pháp này, nếu được thực hiện tốt, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty thêm khoảng 3,1 triệu USD mỗi năm sau 2 năm thực hiện dự án, và sau 5 năm thực hiện dự án sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu trên 49,8 triệu USD/năm.

3.3.1.2. Nâng cao năng lực sản xuất của Công ty

Mục tiêu của giải pháp này là nâng cao được năng lực sản xuất để tăng khả năng đáp ứng được yêu cầu chất lượng và sản lượng của thị trường Nhật Bản. Năng lực sản xuất của Công ty bao gồm: Khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường Nhật Bản; Khả năng sản xuất đủ sản lượng theo yêu cầu của khách hàng với thời gian giao hàng ngắn; Khả năng sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng với giá thành thấp (chi phí thấp). Công ty cần phải phát huy tối đa năng lực sản xuất đã xây dựng và tích lũy trong suốt 25 năm để biến lợi thế này trở thành vũ khí cạnh tranh của Công ty tại thị trường Nhật Bản.

Phương pháp thực hiện giải pháp: Hiện tại, Công ty đã có hệ thống quản lý tốt các tiêu chuẩn cho sản phẩm theo thiết kế và theo yêu cầu của khách hàng. Công ty cần nâng cấp hệ thống quản lý chất lượng thêm một bước cao hơn: “Kiểm tra để loại bỏ kiểm tra”. Để thực hiện phương án này, các kết quả kiểm tra không chỉ để đánh giá Đạt – Không đạt mà còn được dùng để phân tích tình trạng và xu hướng, từ đó có phương pháp điều tức thì để đưa kết quả quay về đúng tiêu chuẩn. Thêm nữa, tính toán các chỉ số Cpk (chỉ số năng lực quá trình) để có cải thiện đưa chỉ số Cpk của từng công đoạn đạt yêu cầu cao, đảm bảo năng lực cao và ổn định trong việc sản xuất ra sản phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật. Thực hiện được các phương án

trên thì không cần thiết kiểm tra sau cùng vì từ mọi bước thực hiện gia công đã đạt yêu cầu, và loại bỏ hết các rủi ro có thể sản xuất ra sản phẩm lỗi. Việc này vừa nâng cao năng lực sản xuất, vừa giảm chi phí hàng hư lỗi nên có thêm lợi ích giảm chi phí sản xuất.

Điều kiện để đạt được mục tiêu loại bỏ nguy cơ sản xuất ra sản phẩm lỗi không đạt chất lượng, hoạt động cần nhất và tốn nhiều thời gian nhất là hoạt động đào tạo và triển khai áp dụng. Dự định sẽ mất 6 tháng để tiến hành đào tạo cho các cấp từ tổ trưởng sản xuất xuống đến công nhân vận hành máy. Sau đó, sẽ điều chỉnh quy trình và hướng dẫn thao tác để áp dụng vào thực tế sản xuất. Nguồn lực để thực hiện việc này sẽ là nhân viên Công ty và triển khai trong công việc nên không tốn chi phí nhân lực. Chi phi triển khai dự án này khoảng 5.000USD cho công tác thay đổi tài liệu và hướng dẫn. Dự tính sau khi hoàn tất dự án này, tỷ lệ hàng hư lỗi sẽ giảm xuống còn 0,5% (hiện tại là 2,6%)

Để nâng năng lực đáp dứng sản lượng và giảm thời gian giao hàng (leadtime), mục tiêu là tăng sản lượng của nhà máy lên 20% trong 2 năm tới, và giữ thời gian giao hàng từ khi nhận đơn hàng đến khi giao hàng là 5 ngày cho đơn hàng lớn, và với đơn hàng MTO (make to order) thì trong 32 giờ. Để thực hiện được việc này, Phòng Kỹ thuật sẽ tiến hành phân tích lại toàn bộ thời gian tiêu chuẩn cho từng nguyên công, thực hiện bằng cách quay video lại toàn bộ nguyên công, sau đó phân nhỏ thành những thao tác cơ bản với thời gian tương ứng cho từng thao tác. Sau khi có bảng phân tích thao tác, sẽ nghiên cứu tỉ mỉ từng thao tác để tìm ra những thao tác thừa, các thao tác có thể kết hợp, từ đó tạo ra bảng thao tác chuẩn đầy đủ và chính xác nhất. Ngoài ra, kết hợp học hỏi từ các phương thức sản xuất khác đang được áp dụng tại các nhà máy tiên tiến khác như phương pháp TPS (Toyota Production System), phương pháp OPF (one piece flow) để phát triển phương pháp độc quyền của Saigon Precision, phương pháp “Dòng chảy hẹp”, nhằm tạo ra dòng sản xuất số lượng sản phẩm trong một lô hàng nhỏ nhưng di chuyển nhanh qua các công đoạn, dẫn đến hoàn thành từng lô hàng nhanh, giảm tồn kho và hàng trên chuyền, tránh được trường hợp phế phẩm toàn lô lớn. Khi áp dụng phưởng pháp dòng chảy hẹp, cần phải bố trí lại sơ đồ máy móc (layout) từ mô hình job-shop sang

flow-shop. Thực hiện nhuần nhuyễn và triệt để các phương pháp này sẽ làm tăng năng suất, giảm leadtime, giảm chi phí sản xuất mà không cần đầu tư thêm máy móc thiết bị. Chi phí cho dự án này sẽ là chi phí nhân công để khảo sát và phân tích nguyên công, khoảng 23.100 USD (7 người làm trong 6 tháng), và chi phí di dời sắp xếp lại layout, khoảng 30.000 USD (cho khoảng 300 máy cần thay đổi layout).

Nếu thực hiện tốt giải pháp này, dự kiến sản lượng sẽ đạt khoảng 3,75 triệu sản phẩm/năm vào khoảng giữa năm 2021.

3.3.1.3. Giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh

Mục tiêu của giải pháp: Công ty có thể giảm giá thành sản phẩm 25% vào năm 2011 (lộ trình 3 năm), từ đó có thể có chính sách giảm giá bán tương ứng cho thị trường Nhật Bản. Giá và chất lượng là 2 yếu tố đầu tiên khách hàng chú ý khi lựa chọn sản phẩm cơ khí chính xác Mặc dù chất lượng đã được Công ty đảm bảo khá tốt (độ bền và độ chính xác gấp 2 lần sản phẩm tương tự của Trung Quốc và Đài Loan) nhưng giá sản phẩm của Công ty vẫn đang cao hơn khoảng 25% so với sản phẩm tương tự đến từ Trung Quốc. Trong một số trường hợp không cần thiết chất lượng quá cao, khách hàng có xu hướng chọn sản phẩm Trung Quốc để tiết kiệm chi phí. Điều này đặt Công ty vào tình thế nguy hiểm, khi đối thủ cũng đang cải thiện chất lượng và thu ngắn khoảng cách chất lượng đối với sản phẩm của Công ty. Chính vì vậy,

Phương pháp thực hiện giải pháp: Có 2 phương án khả thi để giảm giá, đó là giảm giá nguyên vật liệu và phụ kiện lắp ráp, và giảm chi phí sản xuất. Để giảm giá nguyên vật liệu, Phòng Mua hàng sẽ thực hiện một dự án “Giảm chi phí 10%”, bao gồm các hành động: thương thảo với nhà cung cấp để hợp tác giảm giá nguyên liệu đầu; Và, kết hợp với Phòng Kỹ thuật để tìm nhà cung cấp cạnh tranh nhằm mua được sản phẩm thay thế chất lượng tương đương với giá giảm ít nhất 10%, thường là các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Để giảm chi phí sản xuất, qua các phân tích về cải tiến năng lực sản xuất, tác giả đã phân tích được các cải tiến giảm tỷ lệ phế phẩm, giảm lãng phí nguyên vật liệu, giảm lãng phí dụng cụ và vật tư tiêu hao, giảm lãng phí do thao tác thừa, giảm lãng phí tồn kho và sản

phẩm trên chuyền. Phương pháp thực hiện cũng vẫn là lập dự án giảm chi phí, từng nhóm thành viên sẽ phối hợp phân tích chia nhỏ từng yếu tố để phân tích và nhận diện được lãng phí, từ đó đưa ra các đề án loại bỏ lãng phí. Đối tượng phân tích tùy thuộc vào đối tượng chi phí muốn giảm. Sau khoảng 6 tháng phân tích, Công ty có thể tìm ra các lãng phí đang tiềm ẩn trong quy trình sản xuất, để từ đó đưa ra hành động khắc phục.

Giải pháp này nếu được thực hiện tốt, sau 1 năm áp dụng các phương án giảm chi phí, Công ty có thể giảm giá thành sản phẩm xuống thêm 25% mà không thay đổi chất lượng, tăng được năng lực cạnh tranh với các sản phẩm giá rẻ từ từ Trung Quốc và Đài Loan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của công ty saigon precision sang thị trường nhật bả (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)