Xuất và kiến nghị đối với cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của công ty saigon precision sang thị trường nhật bả (Trang 85 - 123)

3.4.1. Đối với Bộ công thương

Để phát triển hơn nữa ngành công nghiệp sản xuất chế tạo sản phẩm cơ khí chính xác, và dần đưa ngành này trở thành ngành mũi nhọn đem lại giá trị xuất khẩu cao mang lại ngoại tệ cho nước thì trong thời gian tới Bộ Công thương cần phải đưa

ra các thể chế chính sách kinh tế hợp lý, hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa để Công ty có thể tăng cường khả năng xuất khẩu mặt hàng này ra nước ngoài, đặc biệt là thị trường Nhật Bản. Vì vậy, tác giả có một số đề xuất với Bộ Công thương như sau:

Một là, Tăng cường công tác quảng bá, làm cầu nối cho các doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản, thúc đẩy hợp tác kinh tế, tăng cường liên kết mở rộng thương mại, đầu tư, và cung cấp thông tin cập nhật và hướng dẫn các doanh nghiệp Việt Nam về chính sách cũng như các thay đổi về các cam kết và ưu đãi. Thông qua các hoạt động tổ chức xúc tiến thương mại thường xuyên, phối hợp với phía Nhật Bản để đưa doanh nghiệp vừa và nhỏ của 2 bên có cơ hội gặp nhau và hợp tác thương mại, tổ chức sắp xếp chuyên gia phụ trách kênh thông tin chính thức để cập nhật thông tin và hướng dẫn, giải đáp cho các doanh nghiệp muốn tìm hiểu các FTA nói chung và CPTPP nói riêng. Qua đó, doanh nghiệp tận dụng hiệu quả nhất và thông tin quảng cáo, hội chợ triển lãm nhằm giới thiệu sâu rộng sản phẩm trong nước cũng như nước ngoài. Xây dựng các chính sách kinh tế hợp lí để khuyến khích và bảo vệ ngành cơ khí như các chính sách ưu đãi vốn đầu tư, các ưu đãi thuế phí và thủ tục.

Hai là, Bộ Công thương cần có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ xuất khẩu. Mặc cù nền kinh tế đã chuyển dịch sang cơ chế thị trường nhưng các doanh nghiệp vẫn còn non trẻ, nguồn vốn còn hạn chế, chính vì vậy sự hỗ trợ ban đầu của nhà nước là rất quan trọng và cần thiết để những doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thâm nhập vào các thị trường nói chung và thị trường Nhật Bản nói riêng. Bộ Công thương cần có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu bằng cách thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ bảo hiểm xuất khẩu và đảm bảo tín dụng xuất khẩu, điều này sẽ góp phần làm giảm giá thành sản phẩm khi xuất khẩu sang Nhật Bản. Bên cạnh đó, Bộ có thể đề nghị và sử dụng ngân sách để quảng cáo các sản phẩm xuất khẩu trong nước và giới thiệu với nước khác.

Ba là, Bộ Công thương cần có các kế hoạch bảo hộ ngành sản xuất cơ khí chính xác tại Việt Nam thông qua chính sách thuế quan. Khi thực thi CPTPP, các doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ thâm nhập thị trường và dùng kinh nghiệm và tiềm lực mạnh để cạnh tranh chèn ép doanh nghiệp Việt Nam ngay tại sân nhà. Muốn xuất khẩu mạnh thì các doanh nghiệp trước tiên phải mạnh trong nước, vì

vậy cần tạo môi trường an toàn và thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển vững mạnh. Do đó, Bộ Công thương cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng các điều kiện thực tế của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí chính xác tại Việt Nam để từ đó xây dựng lại bộ tiêu chuẩn cho hàng rào kỹ thuật và các phương án phi thuế quan khác để có đủ công cụ bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam khi cần thiết.

3.4.2. Đối với các cơ quan quản lý liên quan

Một là, cơ quan quản lý tài chính cần có đề án hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, thông qua những hoạt động như: Thứ nhất, ổn định chính sách tín dụng, đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong quan hệ tín dụng ngân hàng trên cơ sở pháp luật giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Thứ hai, sử dụng có hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất thấp, và có các chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường Nhật Bản. Thứ ba, có chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi với các dự án triển khai mở rộng sản xuất hàng cơ khí chính xác xuất khẩu, linh hoạt hạ mức lãi suất để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang Nhật, nhờ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hiện đại hóa quy trình công nghệ và ứng dụng được các công nghệ tiên tiến vào dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng và sản lượng. Bộ Công thương nên kiến nghị cho phép ngành sản xuất chế tạo được sử dụng một phần vốn ODA, quỹ viện trợ nước ngoài để hỗ trợ xuất, nhập khẩu, nghiên cứu khoa học và đào tạo, trang bị lại cơ sở vật chất của các trường, viện khoa học, nghiên cứu ứng dụng và triển khai nâng cấp công nghệ, mẫu mã sản phẩm.

Hai là, hỗ trợ khai phá phát triển thị trường. Các cơ quan ban ngành phối hợp tổ chức các hoạt động tiếp thị, hội thảo, giao lưu với thế giới, tham gia các hội chợ thương mại quốc tế và trong nước, tổ chức các trung tâm giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Thêm nữa, có các công tác hỗ trợ, quảng cáo, khuyến mại giới thiệu sản phẩm đối với sản phẩm mới và thị trường mới để đưa sản phẩm ra lưu thông và đứng vững trên thị trường.

Ba là, về quy hoạch và sắp sếp lại các ngành sản xuất: Gắn công nghiệp cơ khí với các ngành kinh tế khác để tận dụng lao động và tạo các mối quan hệ liên ngành. Gắn công nghiệp cơ khí vào các vùng trung tâm công nghiệp để tạo mối liên kết hỗ trợ giữa các doanh nghiệp với chuyên môn khác nhau có thể phụ trợ nhau, và cùng liên kết tạo ra các sản phẩm chất lượng và độ phức tạp cao, từ đó tạo điều kiện khuyến khích hình thành các cụm công nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm cơ khí chính xác với hàm lượng kỹ thuật và giá trị gia tăng cao, nâng cao năng lực và vị thế của sản phẩm cơ khí chính xác xuất xứ từ Việt Nam.

Trên đây là một vài kiến nghị đối với ngành công nghiệp cơ khí Việt nam và đối với nhà nước. Hy vọng trong thời gian tới các cấp, các nghành cần phải triển khai thực hiện sớm để đưa nghành cơ khí ở Việt nam nói chung và sản phẩm của Công ty Saigon Precision nói riêng ngày càng phát triển, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới.

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu đề tài, có thể rút ra được các kết luận sau:

Một là, thị trường Nhật Bàn luôn là một trong những thị trường quan trong đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, tuy rất cởi mở nhưng với hệ thống thuế quan chặt chẽ và hàng rào phi thuế quan khắt khe, Nhật Bản luông có những quy định rõ rang, và chính sách nghiêm khắc trong việc xem xét các điều kiện nhập khẩu. Trong điều kiện thực thi CPTPP, Công ty cần nghiên cứu toàn diện và kỹ lưỡng từng điều kiện và quy định cụ thể của Nhật Bản liên quan đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có phương án và trương trình hành động một cách nghiêm túc, có hệ thống và tiêu chuẩn kiểm soát thích hợp để sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu, nhằm củng cố và phát triển được thị trường này, giành được ưu thế cạnh tranh trước các đối thủ dày dạn kinh nghiệm khác trên thế giới.

Hai là, khi thực thi Hiệp định CPTPP, có rất nhiều triển vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Saigon Precision nói riêng để phát triển mở rộng thị trường. Các cơ hội rất lớn có thể tận dụng như cơ hội mở rộng thị trường, cơ hội nâng cao năng lực sản xuất, cơ hội nâng cao khả năng cạnh tranh, cơ hội có thêm công ăn việc làm và phát triển ngành nghề sản xuất chế tạo mặt hang cơ khí chính xác. Ngoài cơ hội, CPTPP cũng đem đến những thách thức để Công ty phải chuẩn bị để có phương án vượt qua, đó là những rào cản kỹ thuật để tham gia thị trường, các đối thủ quốc tế sẽ cạnh tranh gay gắt không chỉ ở thị trường Nhật Bản mà còn có thể ngay ở sân nhà, và thách thức phải nâng cao năng lực quản lý trong bối cảnh Việt Nam phải tham gia sân chơi lớn hơn, công bằng và minh bạch hơn. Công ty cần thực hiện các giải pháp tận dụng cơ hội và khắc phục vượt qua thách thức để có thể giữ vững và gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Công ty ở thị trường Nhật Bản.

Ba là, nhà nước và các cơ quan quản lý nên đầu tư hơn nữa trong việc định hướng, cung cấp thông tin, tạo cầu nối giao thương và mở rộng quan hệ thương mại

để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể có cơ hội hiểu rõ và nhanh chóng phát triển kinh doanh tại thị trường Nhật Bản. Đồng thời, tránh được những sai lầm do thiếu thông tin định hướng và cảnh báo. Việc này sẽ làm bàn đạp để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tự tin tham gia khai phá và phát triển thị trường Nhật Bản, đừa sản phẩm của Việt Nam tham gia nhiều hơn nữa vào thị trường rất nhiều tiềm năng này.

Bốn là, Trong phạm vi giới hạn về thời gian và trình độ nghiên cứu, Luận văn này mới chỉ nghiên cứu phạm vi ảnh hưởng của các cam kết trong CPTPP lên nhóm sản phẩm cơ khí chính xác của Công ty Saigon Precision xuất khẩu qua thị trường Nhật Bản. Cần mở rộng nghiên cứu thêm các ảnh hưởng của CPTPP cho nhiều thị trường lớn khác nữa trong CPTPP mà Việt Nam chưa có nhiều FTA như Úc, Canada, và Chile để Công ty có thể có thêm nhiều khách hàng tốt để tăng cường phát triển sản xuất, đồng thời xem xét ảnh hưởng của CPTPP đến ngành cơ khí chế tạo nói chung và các ngành sản chế tạo khác để nhờ CPTPP mà phát triển hơn nữa nền sản xuất của Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Ngoại giao, Tố chức thương mại thế giới (WTO), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000.

2. Bùi Lê Minh, “Triển vọng mới của thị trường Nhật Bản”, Tạp chí Thương mại, 2005, tr.20-22.

3. Bùi Trường Giang, “Xu hướng hình thành các hiệp định thương mại tự do song phương ở Đông Á và hệ quả đối với khu vực”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, 2005, tr. 64-71.

4. Bùi Xuân Lưu, Thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội 2000.

5. Bùi Xuân Lưu, Chính sách ngoại thương của Nhật Bản thời kỳ tăng trưởng cao và toàn cầu hóa kinh tế, NXB Giáo dục, Hà Nội 2001.

6. Dương Phú Hiệp, Vũ Văn Hà, Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế mới, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 2004.

7. Đỗ Thị Bích Đào, “Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và một số đề xuất”, Tạp chí Tài chính, 2018, tr. 31-39.

8. Đức Nguyễn, “Chọn hướng phát triển bền vững”, Thời báo Kinh tế Việt Nam, 2005, tr. 6.

9. Hồ Văn Thông, Kinh nghiệm khai thác nguồn lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nhật Bản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000.

10.Kim Ngọc, Kinh tế thế giới 2003-2004 - Đặc điểm và triển vọng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004.

11.Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân, Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước, NXB Lao Động, Hà Nội 1998.

Nam, 2005 , tr. 4.

13.Nguyễn Hữu Khái, “Keiretsu phân phối Nhật Bản: đặc điểm và khuynh hướng vận động”, Nghiên cứu Kinh tế, 2004 , tr. 71-78

14.Nguyễn Minh Thúy, “Một cách tiếp cận với thị trường Nhật Bản”, Tạp chí Thương mại, 2005, tr. 21 .

15.Nguyễn Thanh Đức, "Nhật Bản, thị trường mở cho xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam”, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 5 năm 2004, tr.73- 77.

16.Nguyễn Xuân Dũng, Một số định hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa Việt Nam gian đoạn 2001-2010, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 2002.

17.Tô Xuân Dân, Vũ Chí Lộc, Quan hệ kinh tế Quốc tế, NXB Hà Nội, Hà Nội 1997.

18.Thái Văn Long, "Kinh tế Nhật Bản khởi sắc và ảnh hưởng của nó đến các nền kinh tế khu vực và Việt Nam", Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, 2004 , tr. 3-4

19.Trần Anh Phương, "Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản", Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, 2003, tr. 58-63.

20.Trần Văn Tùng, Cạnh tranh kinh tế, NXB Thế giới, Hà Nội 2004.

21.Trung tâm Tư vấn và Đào tạo kinh tế thương mại (ICTC), JETRO, Thị trường Nhật Bản, NXB Văn hóa Thông Tin, Hà Nội 1997.

22.Vũ Văn Hà, "Vai trò của Nhật Bản đối với Đông Nam Á nhìn từ triển vọng điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế Nhật Bản”, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, 2004 , tr. 3-8.

Tiếng Anh

1. Hiroyuki Nitta, "Trends in Foreign Trade in 2004", Japan Economic Monthly, 11-2004, tr. 1-9

2. JETRO, Trade and Labelling, 2003

3. JETRO, Handbook for Consumer Products import regulations, 2004

Trang web 1. www.apectariff org 2. www.clem.org.vn 3. www.customs.go.jp 4. www.customs.gov.vn 5. www.exun-pro.com 6. www.jetro.go.jp 7. www.mof.go.jp 8. www.mof.gov.vn 9. www.mot.gov.vn 10. www.mpi.gov.vn 11. www.trademap.org 12. www.trungtamwto.vn 13. www.vietnamexport.com 14. www.vneconomy.com.vn

PHỤ LỤC 1

CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

Đề tài nghiên cứu “Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương: Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của Công ty Saigon Precision sang thị trường Nhật Bản”. được thực hiện phần lớn dựa vào các tình huống và điều kiện kinh doanh thực tế của Công ty và thị trường. Trong quá trình nghiên cứu, cần tham khảo ý kiến của các lãnh đạo và chuyên gia trong các doanh nghiệp cùng ngành xuất khẩu sản phẩm cơ khí chính xác sang thị trường Nhật Bản.

Các câu hỏi như sau:

Câu hỏi 1: Xin Ông/Bà cho biết nhận định chung của Ông/Bà về tình hình nhập khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của thị trường Nhật Bản trong điều kiện thực thi CPTPP là như thế nào?

Câu hỏi 2: Theo Ông/Bà, cơ hội nào sẽ có đối với công ty của Ông/Bà nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất mặt mặt hàng cơ khí chính xác nói chung để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản trong điều tiện thực thi CPTPP?

Câu hỏi 3: Theo Ông/Bà, thách thức nào sẽ có đối với công ty của Ông/Bà nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác nói chung xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản trong điều tiện thực thi CPTPP?

Câu hỏi 4: Ông/Bà có những giải pháp nào cho công ty của Ông/Bà nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung để xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác vào Nhật Bản trong điều tiện thực thi CPTPP?

Câu hỏi 5: Ông/bà có kiến nghị đề xuất gì với các cơ quan nhà nước có liên quan không?

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

1. Ông Bùi Anh Long, Giám đốc Công ty Tazmo Vietnam

2. Ông Trần Thiện Toàn, Giám đốc Công ty TNHH Araimichi Vietnam. 3. Ông Phạm Thanh Khiết, Quản lý cấp cao của Nhà máy 1, Công ty TNHH

PHỤ LỤC 3

KẾT QUẢ PHỎNG VẤN

Sau khi tiến hành phỏng vấn các chuyên gia và lãnh đạo các doanh nghiệp trong ngành, kết quả phỏng vấn thu được như sau:

PHỤ LỤC 4 CƠ KHÍ CHÍNH XÁC

Hiện nay, trong các doanh nghiệp, phân xưởng cơ khí thì loại hình gia công cơ khí chính xác được sử dụng rất rộng rãi. Gia công phay bào chiếm khoảng 40%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng cơ khí chính xác của công ty saigon precision sang thị trường nhật bả (Trang 85 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)