Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ chế Một cửa ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hải quan một cửa ASEAN áp dụng cho các cửa khẩu đường bộ tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 42)

2.1.1.1. Hệ thống Một cửa quốc gia

Như đã trình bày trên, Chính phủ các nước Brunei Darussalam, Vương quốc Campuchia, Cộng hoà Indonesia, Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã nhất trí trong quá trình hướng tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN, ASEAN sẽ xây dựng các cơ chế và biện pháp mới nhằm thúc đẩy thực hiện các sáng kiến kinh tế hiện đại. Trong đó các nhà lãnh đạo nhấn mạnh chú ý đến việc thực hiện cơ chế Một cửa ASEAN và trước đó là cơ chế Một cửa quốc gia.

Hệ thống Một cửa quốc gia sẽ cho phép các bên, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia các hoạt động thương mại và vận tải vào quốc gia đó nộp, trao đổi thông tin và các chứng từ đã được chuẩn hoá dưới hình thức dữ liệu điện tử hoặc hồ sơ giấy tờ tới một điểm tiếp nhận duy nhất để hoàn thành tất cả các yêu cầu liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của cơ quan quản lý nhà nước cho hàng hoá, tiền tệ, thiết bị, phương tiện vận tải và người tham gia chuyên chở. Đây là điều không những mong muốn của lãnh dạo mà là mong mỏi của tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Cơ quan hải quan cao nhất của quốc gia sẽ quản lý hệ thống và dữ liệu của hệ thống Một cửa quốc gia. Hệ thống Một cửa quốc gia sẽ tiếp nhận và cung cấp dữ liệu thông tin cho các Bộ, Ngành của Chính phủ để các Bộ, Ngành ra quyết định dựa trên các quy định của luật pháp, các tiêu chí và nguyên tắc của các Bộ, Ngành đó. Kết quả xử lý của các Bộ, Ngành sẽ được chuyển lại cho hệ thống Một cửa quốc gia để cơ quan hải quan xử lý. Là cơ quan đầu mối quản lý hệ thống, cơ quan hải quan sẽ thiết lập hồ sơ, tổng hợp kết quả xử lý của các Bộ, Ngành và của chính hải quan để cung cấp thông tin cho người nộp dữ liệu quyết định chung của các cơ quan (của Chính phủ) về thình trạng của giao dịch thương mại. Từ đó đưa ra quyết định cuối

cùng để hoạt động thương mại được thực hiện, có nghĩa là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được thông quan theo quy định của luật pháp. Đến nay, định nghĩa cơ chế Một cửa quốc gia được dựa trên khuyến nghị số 33 về xây dựng cơ chế Một cửa của Trung tâm nghiên cứu của Liên hiệp quốc về tạo thuận lợi cho thương mại và thương mại điện tử đưa ra khái niệm “Cơ chế Một cửa quốc gia là một công cụ tạo thuận lợi cho phép các bên tham gia vào hoạt động thương mại và vận tải gửi chứng từ và thông tin đã được chuẩn hoá tới một điểm tiếp nhận duy nhất để thực hiện tất cả các quy định dành cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh. Nếu thông tin được nộp dưới dạng điện tử thì mỗi tiêu chí thông tin chỉ nên được nộp một lần”. Tuy không có định nghĩa chính xác về Hệ thống Một cửa quốc gia nhưng có thể hiểu: “Hệ thống Một cửa quốc gia là một hệ thống quản lý của cơ quan nhà nước cho phép:

- Nộp dữ liệu và thông tin một lần;

- Xử lý dữ liệu và thông tin dữ liệu một lần và đồng thời; và

- Ra quyết định một lần cho việc giải phóng và thông quan hàng hoá tại cơ quan hải quan. Việc ra quyết định một lần được hiểu một cách thống nhất là một điểm duy nhất ra quyết định để giải phóng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của hải quan trên cơ sở quyết định của các Bộ, Ngành liên quan đưa ra (nếu những hàng hoá, phương tiện vận tải này cần có những quyết định của Bộ, Ngành liên quan) và được thông tin một các kịp thời cho cơ quan hải quan.

Từ khái niệm trên chúng ta nhận thấy một số đặc điểm của hệ thống Một cửa quốc gia, cụ thể như sau:

- Cơ chế ra quyết định một lần có nghĩa là một điểm ra quyết định cho việc giải phóng hay thông quan hàng hoá của cơ quan hải quan trên cơ sở của các quyết định của các Bộ, Ngành hữu quan, nếu yêu cầu được chuyển đến cơ quan hải quan kịp thời. Như vậy, cơ chế Một cửa quốc gia được coi là cơ sở đầu tiên cho việc thực hiện đầy đủ cơ chế Một cửa ASEAN (ASW).

- Cơ chế Một cửa quốc gia là một môi trường chức năng với các đặc điểm hiện đại hoá của chuỗi thương mại quốc tế; phù hợp với tiêu chuẩn và tiêu chí thông tin quốc tế, phương pháp quản lý và xử lý thông tin được hiện đại hoá, cơ chế ra quyết định đơn giản của cơ quan hải quan. Tất cả các đặc điểm này đảm bảo việc tạo thuận lợi các quy định của tất cả các chủ thể liên quan để tạo điều kiện cho dòng luân chuyển lưu thông hàng hoá qua biên giới quốc gia.

- Ở mỗi quốc gia có những lĩnh vực chính của việc xử lý phối hợp thông tin và dữ liệu cho việc thông quan nhanh.

Các lĩnh vực này liên quan các giao dịch cụ thể giữa cơ quan Hải quan và các cơ quan khác của Chính phủ với các chủ thể kinh tế như là: người nhập khẩu, người xuất khẩu, người kinh doanh vận tải, người chuyển phát nhanh; đại lý hải quan, người giao nhận, chủ thể ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, người bảo hiểm..., và việc hoàn thành các thủ tục quy định của cơ quan quản lý trong các lĩnh vực tương ứng ( quản lý thương mại, quản lý thuế...). Những lĩnh vực xử lý thông tin trong cơ chế Một cửa quốc gia gồm các cơ quan chính sau:

(i) Hải quan ( với tư cách là cơ quan quyết định cuối cùng) (ii) Cơ quan khác của Chính phủ ( các Bộ, Ngành liên quan) (iii) Cơ quan ngân hàng và bảo hiểm

(iv) Cộng đồng các doanh nghiệp kinh doanh vận tải (v) Cộng đồng thương mại; và

(vi) Liên kết ASEAN/Liên kết quốc tế.

Hình 2.1. Hệ thống Một cửa ASEAN kết nối với các bộ phận liên quan

(Nguồn: Netoffice - Tổng cục Hải quan, 2018)

Cơ chế Một cửa quốc gia là một trung tâm, trung lập, an toàn và tin cậy cho doanh nghiệp, các ngành công nghiệp và Chính phủ liên lạc trao đổi và xử lý thông tin liên quan đến thương mại và tiếp vận để thông quan hàng hoá một cách có hiệu quả, nhanh chóng.

2.1.1.2. Môi trường hoạt động và hệ thống thông tin

Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, hội nhập quốc tế là sự hợp tác quốc tế với mức độ sâu hơn, rộng hơn, đây chính là sự hợp tác toàn diện hơn, tiêu chuẩn cao hơn (sự hợp tác thế hệ mới). Với những qyu định mang tính cam kết nhiều hơn để cùng tạo ra những kết quả mà một quốc gia riêng biệt không thể đạt được. Nếu coi sự hợp tác quốc tế là hành động thúc đẩy mối quan hệ hai hoặc nhiều quốc gia thì hội nhập quốc tế nhằm trở thành “một bộ phận của cuộc chơi”, với những quy định đã được thoả thuận chung. Hội nhập quốc tế có thể được thực hiện theo hai mức độ khác nhau: hội nhập thụ động và hội nhập chủ động.

Hội nhập thụ động là việc tiến hành các hoạt động tiến tới loại bỏ các rào cản, các cách biệt để thực hiện để thực hiện các quy định chung, các chuẩn mực chung được xây dựng bởi các tổ chức đại diện cho cộng đồng quốc tế. Việc hội nhập này

phần lớn được các nước kém phát triển và đang phát triển áp dụng.

Hội nhập chủ động được thực hiện khi các hoạt động luôn tích cực hướng đến việc cùng các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế, xây dựng các chính sách chung, các quy định chung phù hợp với lợi ích của các quốc gia.

Đối với các nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi ở Đông Âu (một số nước xã hội chủ nghĩa cũ) và Châu Á ( Trung Quốc, Việt Nam, Lào...) hội nhập quốc tế còn mang tính chất là quá trình tái hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Năm 1995, Việt Nam tham gia ASEAN và 2006 tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập (tái hội nhập) của nước ta.

Có thể nói rằng đối với mọi quốc gia trên thế giới, kể cả các nước siêu cường về kinh tế như Mỹ, Nhật Bản không có sự hợp tác liên kết quốc tế thì khó có thể phát triển lớn mạnh được. Hiện nay với sự bùng nổ của khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, thương mại điện tử phát triển mạnh và trở thành xu thế tất yếu, các quốc gia và các tổ chức kinh tế thế giới đang hướng tới xây dựng một cơ chế chung – cơ chế Một cửa. Khu vực ASEAN không nằm ngoài xu thế của thế giới, là một khu kinh tế đang phát triển ở Đông Nam Á việc xây dựng cơ chế Một cửa nhằm tạo thuận lợi cho hàng hoá của khu vực vươn tới các thị trường tiềm năng của thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Ấn Độ... là điều một sớm, một chiều. Tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 11 các quốc gia ASEAN tổ chức tháng 12/2005 tại Kuala Lumpur, Malaysia, Bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN đã thay mặt Chính phủ các nước thành viên đã ký Nghị định về xây dựng và thực hiện cơ chế Một cửa ASEAN. Hiệp định và Nghị định thư đã được Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt tại văn bản Thông báo số 1621/TTg-QHQT ngày 20/10/2007. Việt Nam cùng với Lào, Campuchia, Myanmar sẽ xây dựng và tiến tới thực hiện cơ chế Một cửa quốc gia sẵn sàng kết nối với cơ chế Một cửa ASEAN.

Tại Việt Nam, “cơ chế Một cửa hành chính” đang được áp dụng rộng rãi phổ biến trong các lĩnh vực hành chính công, tuy nhiên đây không phải là “cơ chế Một cửa quốc gia” bởi các lý do sau:

- Đối tượng là các đơn vị trong nội bộ cơ quan quản lý hành chính với công dân, cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp.

- Phạm vi gắn với từng thủ tục hành chính cụ thể và riêng rẽ.

- Về hồ sơ là từng bộ hồ sơ riêng rẽ do từng cơ quan chính phủ yêu cầu để thực hiện một thủ tục hành chính xác định.

- Đưa ra các quyết định riêng rẽ của từng cơ quan chính phủ trong một thủ tục xác định.

- Việc luân chuyển thông tin, các tổ chức, cá nhân phải tập hợp tất cả các quyết định từ nhiều cơ quan hành chính khác nhau của Chính phủ.

Cơ chế Một cửa quốc gia xây dựng trên mối quan hệ giữa cộng đồng doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế như: ngân hàng, vận tải, các hiệp hội ngành nghề... với hệ thống các cơ quan chính phủ. Nó gắn liền kết nối một loạt các thủ tục, quy định phục vụ hoạt động thương mại và vận tải quốc tế thông qua việc tự động luân chuyển thông tin trong nội bộ các cơ quan chính phủ và đưa ra quyết định cuối cùng tại một điểm duy nhất.

Để thực hiện được cơ chế trên, hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông trong cơ chế Một cửa quốc gia giữ vai trò quan trọng bậc nhất. Những phương thức mới trong việc xử lý và trao đổi thông tin có thể cho phép chính phủ tạo ra những dịch vụ công tốt hơn với chi phí ít hơn. Điều quan trọng hơn là mở ra những kênh tương tác mới giữa chính phủ và công dân, tăng cường tính công khai, minh bạch, nâng cao tinh thần trách nhiệm và làm cho chính phủ trở nên dễ tiếp cận hơn đối với những hình thức tham gia mới. Các cơ quan chính phủ và địa phương đã áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và nó ngày càng thâm nhập vào các loại dịch vụ công. Những áp dụng này chủ yếu tập trung nhằm đạt được sự cải thiện quan trọng về tốc độ phản ứng, hiệu quả, khả năng tiếp cận các dịch vụ công và làm cho chính quyền gần gũi hơn với người dân. Những lợi ích tiềm ẩn do khả năng của các phương tiện thông tin và truyền thông mới mang lại đối với các loại dịch vụ của các cơ quan công quyền là rất to lớn, gồm:

- Làm giảm chi phí hành chính: ICT cho phép cắt giảm đáng kể chi phí xử lý thông tin và chi phí thực thi. Đặc biệt, ICT cho phép nhiều dữ liệu hơn, qua đó làm giảm lượng thời gian thu thập dữ liệu.

- Phản ứng nhanh và chính xác hơn đối với những đòi hỏi hay thắc mắc, kể cả ngoài giờ làm việc thông thường. ICT có thể cho phép tiếp cận trực tiếp các giao dịch hoặc tài khoản của khách hàng được lưu giữ ở những bộ phận khác nhau của chính quyền, đặc biệt đối với những dịch vụ công ở cấp cơ sở.

- ICT hỗ trợ cho sự phát triển những phương thức thuận tiện và linh hoạt hơn để giúp công dân có thể tiếp cận được các dịch vụ công, cho phép tiếp cận ngày càng nhiều các dịch vụ của chính quyền.

- ICT làm cho chính quyền có khả năng thu được nhiều dữ liệu hơn từ các hệ thống đang hoạt động, do đó làm tăng chất lượng thông tin phản hồi tới các cấp ban hành chính sách và quản lý. Chính phủ cũng có thể đảm bảo có nhiều thông tin hơn được cung cấp cho công chúng và hỗ trợ nhiều loại hình liên lạc trên mạng mới giữa các nhà hoạch định chính sách, các đại biểu dân cư, từng cá nhân công dân, hoặc các nhóm vận động hàng lang có tổ chức. Thông qua những cách này, ICT có thể giúp nâng cao năng lực chỉ đạo trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước hiện đại. Những khả năng này tồn tại ngay cả ở những nước đang phát triển có quy mô nhỏ, mặc dù chúng đòi hỏi phương pháp tiếp cận có tính thực tế, phù hợp với quy mô nhỏ và năng lực hành chính rất hạn chế.

- Hỗ trợ các khu vực kinh tế của quốc gia và địa phương nhờ khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp giữa chính phủ với doanh nghiệp. Điều này có thể mang lại các dịch vụ được cải thiện cho các vùng nông thôn xa xôi và tăng cường các dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp.

- Tạo thêm những phương tiện để thu thập ý kiến phản hồi của công chúng. Ngoài ra công nghệ thông tin và truyền thông còn cung cấp các dịch vụ điện tử làm thay đổi cách thức hoạt động của chính phủ cho phù hợp với sự mong đợi của người dân. Nó cũng giúp các chính phủ cần phải nâng cao tri thức của mình về các khuynh hướng phát triển và những kết quả chính sách. Những thay đổi ở phạm vi khu vực và toàn cầu trong thương mại và dòng viện trợ, di chuyển lao động, công nghệ, môi trường và đầu tư đều có thể gây ra những thay đổi nhanh và sâu sắc ở tất cả các nước trong một thế giới được gắn kết với nhau. Các chính phủ cần phải theo

dõi những thay đổi này nhằm kịp thời có những biện pháp, chính sách để điều chỉnh nhằm quản lý xã hội tốt hơn. Đặc biệt, chính phủ cần phải đánh giá tác động xã hội của những khuynh hướng kinh tế và những phản ứng về mặt chính sách để đảm bảo rằng, điều kiện của những người bị thiệt thòi không trở nên tồi tệ hơn.

Cơ chế Một cửa quốc gia bao gồm sáu thành phần liên kết chặt chẽ với nhau trong hoạt động vận tải và thương mại quốc tế. Để cơ chế Một cửa quốc gia vận hành tốt các hoạt động sau phải được thực hiện tốt trên cơ sở triệt để ứng dụng ICT và tự động hoá, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về hoạt động cấp phép và quản lý chuyên ngành

Theo quy định của pháp luật, hiện nay có khoảng 65 loại giấy phép hoặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hải quan một cửa ASEAN áp dụng cho các cửa khẩu đường bộ tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)