Quy trình thủ tục hải quan tại các cửa khẩu đường bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hải quan một cửa ASEAN áp dụng cho các cửa khẩu đường bộ tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 56)

Tính đến nay, cơ sở triển khai chương trình xây dựng Một cửa ASEAN chủ yếu dựa trên “Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế Một cửa quốc gia và Cơ chế Một cửa ASEAN giai đoạn 2016 – 2020” kèm theo Quyết định số 2185/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ”. Theo đó, các nội dung đã và đang thực hiện bao gồm:

- Rà soát lại các khuôn khổ pháp lý, hệ thống ứng dụng CNTT có liên quan đến các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh của Tổng cục Hải quan nói riêng và các bên liên quan để xác định mô hình và xây dựng hệ thống trong tương lai;

- Rà soát và mô hình hoá tất cả các quy trình nghiệp vụ của các bên liên quan phục vụ cho việc chuẩn hoá và hài hoá các quy trình nghiệp vụ trên cơ sở các quy định hiện hành.

- Rà soát và tổng hợp các chi tiêu thông tin cũng như các chứng từ do các cơ quan chính phủ yêu cầu để xây dựng bộ dữ liệu thương mại Việt Nam trên cơ sở các chứng từ do cơ quan hải quan thu nhập;

- Rà soát, đối chiếu với kết quả Đề án 30 của các Bộ, Ngành đối với các quy trình thủ tục có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá và phương tiện vận tải;

- Phê duyệt Bộ dữ liệu hành chính và thương mại quốc gia phiên bản 1.0 bao gồm bộ dữ liệu và mô hình quy trình thủ tục liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của 6 Bộ: Bộ công thương, Bộ GTVT, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ thông tin và Truyền thông. Theo đó, mô hình kết nối được khái quát theo hình 1.3 dưới đây.

Hình 2.2. Quy trình thông quan từ Hệ thống một cửa quốc gia.

(Nguồn: Tổng cục Hải quan 2018)

- Tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ để triển khai Một cửa quốc gia và Một cửa ASEAN, triển khai các dự án hỗ trợ trong khuôn khổ ASEAN của USAID về rà soát pháp lý;

- Thực hiện các thủ tục để triển khai các dự án hỗ trợ kỹ thuật bao gồm: Dự án hỗ trợ kỹ thuật trong khuôn khổ tài trợ của Quỹ tín thác đa biên giai đoạn 2, dự án hỗ trợ kỹ thuật do USTDA tài trợ.

Như vậy, chương trình Một cửa quốc gia tiến tới chương trình Một cửa ASEAN chưa tiến hành mô hình thí điểm. Tuy nhiên, trên thực tế và trong khuôn khổ chương trình hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở động đã triển khai kiểm tra hải quan một lần, một điểm dừng – Mô hình đơn giản để thực thi cơ chế Một cửa.

Trong khuôn khổ chương trình Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Không mở rộng – viết tắt là GMS – được hình thành từ năm 1992 dưới sự tài trợ của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) để tăng cường về hợp tác hải quan, các nước thành viên GMS đã xác định 7 lĩnh vực ưu tiên hợp tác hải quan: (1) Kiểm tra hải quan Một cửa, (2) Kiểm tra hải quan một lần, (3) Phối hợp giờ làm việc, (4) Minh bạch hoá thủ tục hải quan, (5) Áp dụng công ước Kyoto sửa đổi, (6) Tự động hoá thủ tục hải quan, (7) Hài hoà dữ liệu trên tờ khai hải quan và đảm bảo tính tương thích của số liệu thống kê.

Trong đó, đáng chú ý là lĩnh vực kiểm tra hải quan một lần. Bởi đây là khâu quan trọng và thể hiện sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các cửa khẩu đường bộ của Việt Nam với Lào và Campuchia.

Theo đó, những công việc cần làm để tiến hành kiểm tra hải quan một lần bao gồm: - Xây dựng mô hình và lộ trình thực hiện kiểm tra hải quan một lần phù hợp với từng cặp cửa khẩu lựa chọn;

- Thảo luận và thống nhất ký biên bản ghi nhớ (MOU) giữa hai nước có đường biên giới chung về triển khai thực hiện kiểm tra hải quan một lần;

- Rà soát và hướng dẫn quy trình thủ tục cụ thể sẽ áp dụng tại cặp cửa khẩu theo mô hình kiểm tra một lần đã lựa chọn;

- Cung cấp cho ADB những thông tin cần thiết để ADB tư vấn thêm về việc quy định thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp khi có yêu cầu làm thủ tục ngoài giờ;

- Rà soát và so sánh các hồ sơ hai bên liên quan đến việc làm thủ tục tại cặp cửa khẩu trên cơ sở đó loại bỏ những giấy tờ làm thủ tục không cần thiết;

- Hài hoà giấy tờ hải quan theo tiến trình của ASEAN;

- Phối hợp tiến hành khảo sát “trước và sau” khi thực hiện kiểm tra hải quan một lần để đánh giá hiệu quả của việc thực hiện chế độ mới này bằng những thông số, như thời gian trung bình thông quan cho một xe chở hàng/người có tính chất thương mại” (30 phút), “thời gian trung hình thông quan cho một xe phi thương mại” (5 phút);

- Hàng quá cảnh quốc tế đã được kẹp chì niêm phong sẽ được áp dụng chế độ miễn nộp tiền bảo đảm cho việc nộp thuế hải quan. Để đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả việc kiểm tra hải quan một lần, các bên sẽ cố gắng ứng dụng những máy móc, công nghệ tiên tiến phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

- Xây dựng lộ trình kiểm tra một lần theo 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: thực hiện kiểm tra hàng hoá chung tại khu vực kiểm tra hải quan

nước nhập khẩu. Doanh nghiệp chỉ dừng một lần để hải quan hai nước thực hiện kiểm tra chung (CCA);

Giai đoạn 2: làm thủ tục và kiểm tra hàng hoá chung tại khu vực kiểm tra của

Hải quan nước nhập khẩu;

Giai đoạn 3: tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra hàng hoá, kiểm dịch y tế,

kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật;

Giai đoạn 4: tiến hành thủ tục xuất nhập cảnh, thủ tục hải quan, kiểm tra hàng

hoá, kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, thực vật tại khu vực kiểm tra chung nước nhập khẩu.

- Thống nhất giấy tờ hải quan: tờ khai hải quan, tờ khai giá trị hàng hoá, hồ sơ hải quan quá cảnh chung và tờ khai chung.

- Lắp đạt các kênh thông tin liên lạc trực tiếp, trao đổi thông tin, chia sẻ thông tin để thực hiện quản lý rủi ro.

- Thực hiện kiểm tra một lần của hải quan hai nước được dựa trên các nguyên tắc sau:

- Người, phương tiện và hàng hoá phải tuân theo các thủ tục thông quan biên giới do các cơ quan chức năng tương ứng của mỗi biên ký kết biên bản ghi nhớ

(MOU) tiến hành chung và đồng thời.

- Các cơ quan chức năng của nước xuất khẩu cùng phối hợp với các cơ quan chức năng của nước nhập khẩu để thực hiện nhiệm vụ tại địa điểm kiểm tra chung trên lãnh thổ nước nhập khẩu.

- Người, phương tiện vận tải và hàng hoá ( trừ động vật sống) chỉ phải tuân thủ các thủ tục thông quan biên giới do các cơ quan chức năng của hai bên ký kết MOU cùng phối hợp thực hiện đồng thời tại nước nhập khẩu.

- Động vật sống sẽ phải làm thủ tục thông quan biên giới tại nước xuất khẩu do các cơ quan chức năng của hai bên ký kết MOU phối hợp tiến hành đồng thời, tức là chỉ làm thủ tục thông quan cho động vật sống tại nước xuất khẩu.

- Các thủ tục qua lại biên giới được tiến hành một cách hài hoà đơn giản hoá, tiến tới chỉ triển khai bằng một tờ khai chung.

- Các cơ quan chức năng sẽ áp dụng hệ thống quản lý rủi ro trong khi tiến hành kiểm tra.

- Để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá và chọn lọc rủi ro nhằm tỷ lệ kiểm tra thực tế, các cơ quan chức sẽ tạo điều kiện thuận lợi, trong chừng mực có thể chung cấp thông tin trước khi hàng và phương tiện tới địa điểm kiểm soát cửa khẩu, để xử lý hàng hoá trước khi đến.

- Hàng hoá quá cảnh đã được kẹp chì niêm phong sẽ được miễn kiểm tra thực tế, trừ trường hợp nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm. Và kiểm tra sẽ được thực hiện tại nước nhập khẩu.

Các cơ quan chức năng nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ một cách có hệ thống và nhanh chóng nhằm rút ngắn thời gian thông quan tại biên giới theo các chỉ số đánh giá được thống nhất.

Việt nam đã ký Bản ghi nhớ (MOU) với ba nước Lào, Campuchia và Trung Quốc theo đó sẽ áp dụng kiểm tra một lần dừng tại ba cặp cửa khẩu: Lao Bảo ( Việt Nam) – Densavan ( Lào), Mộc Bài (Việt Nam) – Ba Vét (Campuchia), Lào Cai (Việt Nam)- Hà Khẩu( Trung Quốc). Tuy nhiên, hiện tại mới tiến hành thực hiện

kiểm tra một lần dừng tại hai cặp cửa khẩu Lao Bảo (Việt Nam) – Densavan (Lào), Mộc Bài (Việt Nam) – Ba Vét (Campuchia).

Tại các cửa khẩu đường bộ giữa Việt Nam với Lào và giữa Việt Nam với Campuchia, quy trình thủ tục hải quan áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Hải quan năm 2005, nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra giám sát hải quan, thông tư 194/2010/TT- BTC ngày 06/12/2010 hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; quyết định 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2009 về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đói với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.

2.2.1.1. Quy trình thủ tục hải quan thực hiện kiểm tra một điểm dừng tại cửa khẩu Lao Bảo (Việt Nam) và cửa khẩu Densavan (Lào)

Việc thực hiện kiểm tra một điểm dừng tại cửa khẩu Lao Bảo (Việt Nam) và cửa khẩu Densavan (Lào) dựa trên biên bản ghi nhớ giữa hai nước Việt Nam và Lào. Thủ tục hải quan được thực hiện cho các lô hàng trong các trường hợp sau:

Trƣờng hợp 1: Hàng hoá không thuộc đối tượng phải kiểm tra thực tế của các

bên ký kết thoả thuận. Sau khi thực hiện xong thủ tục thông quan, hải quan nước xuất khẩu đóng dấu không kiểm tra (No INSPECTION) vào tờ khai hải quan xuất khẩu và giao cho chủ hàng để xuất trình cho hải quan nước nhập khẩu. Hải quan nước nhập khẩu tiến hành thủ tục hải quan theo quy định hiện hành về miễn kiểm tra thực tế hàng hoá.

Trƣờng hợp 2: Hàng hoá thuộc đối tượng phải kiểm tra thực tế của hải quan

nước nhập khẩu nhưng hàng hoá không thuộc đối tượng phải kiểm tra thực tế của hải quan nước xuất khẩu. Sau khi thực hiện xong thủ tục thông quan, Hải quan nước xuất khẩu đóng dấu không kiểm tra (No INSPECTION) vào tờ khai hải quan xuất khẩu và giao cho chủ hàng để xuất trình cho hải quan nước nhập khẩu. Hải quan nước nhập khẩu, sau khi thực hiện xong bước tiếp nhận đăng ký tờ khai, quyết định hình thức mức độ kiểm tra thực tế sẽ yêu cầu chủ hàng đưa hàng hoá, phương tiện

vận tải vào khu vực kiểm tra chung trên lãnh thổ nước nhập khẩu để kiểm tra theo luật quy định (kiểm tra riêng)

Trƣờng hợp 3: Hàng hoá thuộc đối tượng phải kiểm tra thực tế của hải quan

nước xuất khẩu nhưng không thuộc đối tượng phải kiểm tra thực tế của hải quan nước nhập. Sau khi thực hiện xong bước tiếp nhận, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức mức độ kiểm tra thực tế, hải quan nước xuất khẩu yêu cầu chủ hàng đưa hàng hoá, phương tiện vận tải vào khu vực kiểm tra chung trên lãnh thổ nước nhập khẩu để kiểm tra theo luật quy định (kiểm tra riêng), đồng thời thông báo (điện báo hoặc trực tiếp) cho hải quan nước nhập khẩu biết. Hải quan nước nhập khẩu tiến hành thủ tục hải quan theo quy định hiện hành về miễn kiểm tra thực tế hàng hoá.

Trƣờng hợp 4: Hàng hoá thuộc đối tượng phải kiểm tra thực tế của hải quan

hai nước. Sau khi thực hiện xong bước tiếp nhận, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế, hải quan cửa khẩu nước xuất khẩu yêu cầu chủ hàng đưa hàng hoá, phương tiện vận tải vào khu vực kiểm tra chung trên lãnh thổ nước nhập khẩu để kiểm tra, đồng thời báo (điện báo hoặc trực tiếp) cho hải quan nước nhập khẩu biết để phối hợp kiểm tra. Sau khi thực hiện xong bước tiếp nhận, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế, hải quan hai nước tiến hành kiểm tra thực tế đối với hàng hoá và phương tiện vận tải.

Hải quan nước nhập khẩu có trách nhiệm giám sát và kiểm tra đối với hàng hoá và phương tiện vận tải kể từ khi qua biên giới tới khu vực kiểm tra chung trong suốt quá trình làm thủ tục hải quan cho đến khi hàng hoá được thông quan. Trong quá trình làm thủ tục hải quan, vì bất kỳ lí do gì phải dừng lại thì hàng hoá và phương tiện phải được đưa vào kho, có niêm phong của hải quan hai nước tại điểm kiểm tra chung. Trong quá trình kiểm tra chung nếu phát sinh tình huống chưa được quy định trong thoả thuận giữa hai nước thì trên cơ sở quy định của pháp luật mỗi nước, hải quan nước nhập khẩu thống nhất cách thức giải quyết với hải quan nước xuất khẩu.

2.2.1.2. Quy trình thủ tục hải quan thực hiện kiểm tra một điểm dừng tại cặp cửa khẩu Mộc Bài (Việt Nam) – Ba Vét (Campuchia)

Việc thực hiện kiểm tra một điểm dừng tại cửa khẩu Mộc Bài (Việt Nam) và cửa khẩu Ba Vet (Campuchia) dựa trên biên bản ghi nhớ giữa hai nước Việt Nam và Campuchia. Thủ tục hải quan được thực hiện cho các lô hàng trong các trường hợp sau:

Trƣờng hợp 1: Hàng hoá không thuộc đối tượng phải kiểm tra thực tế của hải

quan các bên. Sau khi thực hiện xong thủ tục thông quan theo quy định hiện hành của nước xuất khẩu, hải quan nước xuất khẩu đóng dấu không kiểm tra (No INSPECTION) vào tờ khai hải quan xuất khẩu và giao cho chủ hàng (hoặc đại diện hợp pháp) để xuất trình cho hải quan nước nhập khẩu. Hải quan nước nhập khẩu tiến hành thủ tục hải quan theo luật và quy định hiện hành của nước nhập khẩu.

Trƣờng hợp 2: Hàng hoá không thuộc đối tượng phải kiểm tra thực tế của hải

quan nước xuất khẩu nhưng thuộc đối tượng phải kiểm tra thực tế của hải quan nước nhập khẩu. Sau khi thực hiện xong thủ tục thông quan, hải quan nước nhập khẩu đóng dấu không kiểm tra vào tờ khai hải quan xuất khẩu/quá cảnh và giao cho chủ hàng hoặc người đại diện hợp pháp để xuất trình cho hải quan nước nhập khẩu. Hải quan nước nhập khẩu sau khi thực hiện xong bước tiếp nhận đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế sẽ yêu cầu chủ hàng đưa hàng hoá, phương tiện vận tải vào khu vực kiểm tra chung trên lãnh thổ nước nhập khẩu để kiểm tra theo luật quy định

Trƣờng hợp 3: Hàng hoá thuộc đối tượng phải kiểm tra thực tế của hải quan

nước xuất khẩu nhưng không thuộc đối tượng kiểm tra thực tế của hải quan nước nhập khẩu. Sau khi thực hiện xong bước tiếp nhận, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế, hải quan nước xuất khẩu sẽ đóng dấu “yêu cầu kiểm tra” và yêu cầu chủ hàng hoặc người đại diện hợp pháp đưa hàng hoá, phương tiện vận tải vào khu vực kiểm tra chung trên lãnh thổ nước nhập khẩu để kiểm tra theo luật định đồng thời thông báo cho hải quan nước nhập khẩu biết. Hải quan nước nhập khẩu sẽ tạo điều kiện cho hải quan nước xuất khẩu kiểm tra thực tế để giải phóng hàng hoá.

Trƣờng hợp 4: Hàng hoá thuộc đối tượng phải kiểm tra thực tế của hải quan

hai nước. Sau khi thực hiện xong bước tiếp nhận, đăng kí tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế, hải quan nước xuất khẩu sẽ yêu cầu chủ hàng hoặc người đại diện hợp pháp đưa hàng hoá, phương tiện vận tải vào khu vực kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hải quan một cửa ASEAN áp dụng cho các cửa khẩu đường bộ tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)