Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hải quan một cửa ASEAN áp dụng cho các cửa khẩu đường bộ tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 74)

Trước cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thương mại thế giới đã bị ảnh hưởng nặng nề.

Năm 2018 là năm đánh dấu xung đột leo thang mạnh mẽ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Theo đó, sau những bất đồng quan điểm về thâm hụt thương mại giữa hai bên, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Theo đó, tháng 3/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh đánh thuế thép và nhôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, sự lớn mạnh của Trung Quốc như là “công xưởng của thế giới” đang thúc đẩy khát vọng của Trung Quốc đi nhanh trên con đường trở thành siêu cường quốc trong những năm tới, mặc dù kinh tế và nội trị Trung Quốc còn rất nhiều vấn đề nhạy cảm. Không ít những vấn đề nan giải về phân hoá và bất công xã hội, về khoảng cách giàu nghèo quá lớn, nguy cơ phân rã, sự mong manh của hệ thống ngân hàng tài chính tiền tệ, những thách thức thường trực đối với hệ thống chính trị… Với nguồn tài nguyên Trung Quốc đem về bằng mọi cách từ khắp nơi trên thế giới, trước hết là từ châu Phi và châu Mỹ Latinh, Úc… với nguồn lao động khổng lồ với giá rẻ trong nước, với chính sách phát triển gần như hy sinh môi trường, Trung Quốc hiện nay đứng đầu thế giới trong sản xuất nhiều nguyên liệu cơ bản như sắt, thép, đồng, nhôm, xi măng…là cường quốc thứ nhất trong xuất khẩu tàu biển, là cường quốc thứ hai sau Mỹ trong xuất khẩu ô tô, hiện nay GDP kinh tế Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành siêu cường kinh tế đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Trên nhiều phương diện, hiện tượng Trung Quốc trên đường trở thành siêu cường đang là vấn đề nóng bỏng và phức tạp của cả thế giới.

Tình hình ASEAN

Trong bối cảnh ASEAN đang triển khai Hiến chương và đẩy mạnh lộ trình xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2020, Đông Nam Á được đánh giá là khu vực quan trọng về địa vị chính trị và kinh tế đang phát triển, thu hút sự quan tâm của những quốc gia lớn trên thế giới. Hiện tại, ASEAN và các nước thành viên đang mở rộng quan hệ đối tác, phát triển các cơ chế đa phương thức với các cường quốc bên ngoài, thúc đẩy quan hệ kinh tế và các hiệp định thương mại với các đối tác khác nhau ở bên ngoài khu vực. ASEAN cần tiếp tục tăng cường các mối quan hệ đối ngoại và hợp tác để đối phó với những thách thức hiện tại, duy trì hoà bình và ổn định trong khu vực, thúc đẩy việc coi con người là trung tâm, phát triển bền vững và bình đẳng trong ASEAN. Để đối phó kịp thời với những thách thức mới, giảm thiểu tác động của khủng hoảng kinh tế - tài chính đối với đời sống nhân dân, đẩy mạnh hợp tác giữa các chính phủ trong khu vực chính là một trong những công cụ chính yếu, quan trọng.

Tại khu vực bán đảo Đông Dương, Thủ tướng ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia đã ký Tuyên bố chung khẳng định quyết tâm tăng cường hợp tác chặt chẽ nhằm biến khu vực Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam thành một khu vực ổn định về an ninh, chính trị và phát triển về kinh tế, ba nước đã ký điều chỉnh Bản ghi nhớ về chính sách ưu đãi cho khu vực tam giác phát triển.

Mặt khác sự phát triển nhảy vọt và mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế tri thức trên toàn cầu tạo ra nhu cầu, cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế cho các nước cả về quy mô và chất lượng. Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế tạo điều kiện tăng cường hợp tác để học tập, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao và tiếp nhận công nghệ đào tạo tiên tiến. Sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin và truyền thông tạo điều kiện rất thuận lợi để tìm kiếm, trao đổi, xử lý thông tin phục vụ giao thương quốc tế và phát triển thương mại. Bối cảnh quốc tế sẽ đòi hỏi các quốc gia đang phát triển phải sớm đại chúng hoá, kinh tế hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đặc biệt là thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hải quan một cửa ASEAN áp dụng cho các cửa khẩu đường bộ tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)