Với mục tiêu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá, khu vực nền kinh tế thế giới với những nỗ lực trong tất cả các mặt. Chủ trương của Đảng và Nhà nước là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế tư nhân và thương mại quốc tế là một trong những động lực của nền kinh tế. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng và ngày càng phát triển. Các yếu tố thị trường được tạo lập, các loại thị trường từng bước được xây dựng.
Những thành tựu đạt được của công cuộc đổi mới trong hơn 30 năm qua cho thấy con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa có một sức sống thực sự mạnh mẽ và càng cần thiết hơn trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Việt Nam luôn mong muốn có được hoà bình và tình hữu nghị để phát triển và xây dựng đất nước. Hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị cùng phát triển giữa ba nước Việt Nam – Lào - Campuchia luôn được củng cố và phát triển. Đặc biệt Hội nghị cấp cao Campuchia – Lào – Việt Nam (CLV) lần thứ 10 năm 2018 tại Hà Nội đã nhấn mạnh quyết tâm tăng cường hợp tác chặt chẽ nhằm xây dựng khu vực tam giác phát triển CLV thành một khu vự ổn định về an ninh chính trị phát triển về kinh tế. Do vậy việc tạo thuận lợi cho thương mại giữa ba nước là hết sức cần thiết.
Mặt khác, tình hình thực tiễn nước ta cho thấy nước ta rất cần công nghệ tiên tiến và nguồn vốn đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Đẩy mạnh thương mại quốc tế, thu hút đầu tư sẽ giúp Việt Nam giải quyết các khó khăn về vốn, tạo việc làm cho người lao động, chuyển giao công nghệ và cải tiến cơ cấu kinh tế, đưa nền kinh tế tham gia phân công lao động quốc tế một cách mạnh mẽ. Đồng thời cũng cần đẩy mạnh việc đầu tư ra nước ngoài đặc biệt là trong khu vực các nước Đông Dương tạo đà cho thương mại ba nước phát triển Vì vậy xây dựng cơ chế Một cửa ASEAN tại cửa khẩu biên giới đường bộ với Lào và Campuchia là qua trọng và cấp bách.