Các giải pháp của ngành Hải quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hải quan một cửa ASEAN áp dụng cho các cửa khẩu đường bộ tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 84 - 89)

Mô hình mang tính khái niệm của Cơ chế Một cửa ASEAN là: Cơ chế Một cửa ASEAN = 10 cơ chế Một cửa quốc gia.

Cơ chế Một cửa ASEAN và các cơ chế Một cửa quốc gia hoạt động trong một môi trường mang tính toàn cầu nhiều hơn để nâng cao hiệu quả thương mại và tính cạnh tranh nhằm đạt được tính cạnh tranh cao hơn trong các giao dịch quốc tế của

các nền kinh tế thông qua: tiêu chuẩn hoá các thông tin và dữ liệu liên quan đến thương mại một cách thích hợp; tiêu chuẩn hoá và hài hoà hoá các chứng từ và thủ tục thông các tiêu chuẩn và công ước quốc tế; đơn giản hoá tiêu chuẩn hoá dòng quy trình thương mại liên quan đến thông quan hàng hoá và thiết lập hệ thống khuôn khổ pháp lý phù hợp.

Vì vậy, rà soát và xây dựng các quy trình thủ tục hải quan đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, Công ước Kyoto sửa đổi và phù hợp với môi trường Một cửa ASEAN là một việc làm cấp bách nhằm đưa cơ chế Một cửa quốc gia vào vận hành tại Việt Nam.

Trong khuôn khổ dự án hiện đại hoá hải quan, Tổng cục hải quan đã triển khai gói thầu thiết kế quy trình nghiệp vụ hải quan. Các chuyên gia đã sử dụng cách tiếp cận tái thiết kế quy trình nghiệp vụ dựa trên mô hình tham chiếu bao gồm các công việc: Rà soát lại các hoạt động kiểm soát biên giới và thương mại; rà soát lại các quy trình chính của hải quan Việt Nam liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu; xây dựng mô hình tham chiếu nghiệp vụ Hải quan dựa trên bộ mô hình dữ liệu Hải quan của Tổ chức Hải quan thế giới, Công ước Kyoto sửa đổi, các tài liệu kỹ thuật của chương trình Một cửa ASEAN, các tiêu chuẩn quốc tế và các thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, hiện nay bản báo cáo cuối cùng của gói thầu này chưa được trình lên Tổng cục hải quan nên quá trình rà soát và xây dựng quy trình nghiệp vụ hải quan chưa hoàn tất.

Do đó để thực hiện đúng lộ trình Một cửa quốc gia tiến tới Một cửa ASEAN cần thiết phải thực hiện các giải pháp sau:

Giải pháp thứ nhất: lên đề án tái thiết kế quy trình nghiệp vụ để làm cơ sở ban hành quy trình thủ tục hải quan mới phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Cụ thể, lộ trình của đề án tái thiết kế quy trình nghiệp vụ trong ngành Hải quan nên được triển khai ngay lập tức từ năm 2019 và hoàn thành sau đó 1 năm. Bởi lẽ, Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEM lần thứ 13, diễn ra trong tháng 10/2019 sẽ đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu và đưa vào thí điểm mô hình thông quan ASEAN đã được các Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN thông qua làm cơ sở cho việc triển khai quy trình nghiệp vụ khi tiến hành kết nối cơ chế Một cửa.

Trên thực tế, tại các cửa khẩu đường bộ với Lào và Campuchia do điều kiện giao thông, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn nhiều hạn chế nên khi triển khai Một cửa quốc gia tiến tới Một cửa ASEAN chỉ nên cân nhắc thực hiện tại một số cửa khẩu lớn, khối lượng giao dịch nhiều, cơ sở hạ tầng kỹ thuật có thể đáp ứng. Đối với các cửa khẩu với Lào và Campuchia có triển khai cơ chế một điểm dừng trước tiên cần đưa vào thí điểm thực hiện quy trình thủ tục hải quan mới trong khuôn khổ Một cửa để đánh giá rút kinh nghiệm trước khi triển khai tại các cửa khẩu đường bộ với Lào và Campuchia khác.

Với giải pháp nêu trên, tác giả kỳ vọng các quy trình nghiệp vụ hải quan sẽ được chuẩn hóa phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, Công ước Kyoto sửa đổi và phù hợp với môi trường Một cửa ASEAN, góp phần tạo thuận lợi cho thương mại phát triển.

Giải pháp thứ hai: mở rộng thủ tục Hải quan điện tử tại các Cục Hải quan địa phương, nâng từ mức 90% lên đến 100% đối các Chi cục Hải quan và 80% lên đến 100% đối với các doanh nghiệp.

Mục tiêu của giải pháp này là tạo tiền đề và cơ sở nhằm hoàn thiện hơn cơ chế Một cửa quốc gia tiến tới Một cửa ASEAN, đồng thời tiếp tục thực hiện các cam kết trong Công ước Kyoto và thực hiện tốt kế hoạch về cải cách và hiện đại hoá hải quan giai đoạn 2019-2022.

Trên cơ sở nền tảng thủ tục hải quan điện tử đang triển khai mở rộng của Tổng cục Hải quan, tác giả đề nghị lựa chọn và đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thích hợp nhằm triển khai thủ tục hải quan điện tử tại một số cửa khẩu quốc tế giữa Việt Nam với Lào và Campuchia.

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cần trao uỷ quyền cho các Cục Hải quan địa phương xúc tiến các cuộc họp song phương giữa cơ quan hải quan địa phương tại các tỉnh giáp nhau giữa Việt Nam, Lào, Campuchia nhằm cùng nhau tháo gỡ những khó khăn trong thủ tục hải quan tạo tiền đề cho sự thuận lợi, thông thoáng và nếu cần sự hỗ trợ về hạ tầng sẽ đề xuất lên cấp quản lý cao hơn để tiến hành.

KẾT LUẬN

Luận văn với đề tài “Cơ chế Hải quan Một cửa ASEAN áp dụng cho các cửa khẩu đường bộ tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” được thực hiện trong

bối cảnh các nước ASEAN đang thực hiện cải cách hiện đại hoá nhằm tiến đến Một cửa ASEAN đối với 10/10 quốc gia vào năm 2020. Có thể nói, cơ chế Một cửa ASEAN đóng vai trò như một môi trường để kết nối hoạt động của Hải quan các quốc gia trong khu vực với nhau, từ đó đẩy nhanh việc giải phóng và thông quan hàng hóa.

Trên cơ sở đó, trong phạm vi của đề tài, tác giả đã đánh giá một cách đầy đủ nhất về thực trạng các cửa khẩu đường bộ giữa Việt Nam với Lào và Campuchia. Về cơ bản, vẫn còn một số tồn tại dẫn đến việc thực thi cơ chế này diễn ra chưa được như kỳ vọng của các quốc gia như: sự thiếu nhất quán trong “văn bản” và “hành động”, sự thiếu đồng bộ trong việc xây dựng, tiêu chuẩn hóa Hệ thống Hải quan điện tử giữa các nước. Tuy nhiên, thành công của mô hình cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Densavan được xem như là nguồn động lực, là đòn bẩy để nhân rộng cơ chế Một cửa ASEAN tại các cửa khẩu đường bộ của Việt Nam. Qua đó, tác giả cũng đã đưa ra các nhóm giải pháp phù hợp nhằm từng bước cải tiến cả về thủ tục hải quan và các thủ tục hành chính khác tiến tới hoàn thiện hơn cơ chế Một cửa ASEAN.

Trong quá trình không quá dài từ thời điểm đăng ký và được phê duyệt triển khai, tác giả đã có nhiều cố gắng và nghiêm túc thực hiện. Bám sát mục tiêu và ý tưởng của Đề tài, tác giả đã tập trung nghiên cứu về một số vấn đề cơ sở lý luận chung về cơ chế một cửa quốc gia, đồng thời nghiên cứu về các giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn.

Tuy nhiên, dù đã cố gắng trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, phân tích và tổng hợp, song do nhiều điều kiện hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến, đóng góp để có thể hoàn thiện hơn đề tài của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

[1] Tổ chức Hải quan thế giới (1998), Công ước Kyoto sửa đổi.

[2] Quốc hội (2014), Luật Hải quan.

[3] Tổ chức Hải quan thế giới (2000), Hướng dẫn thực hiện Phụ lục tổng quát của Công ước Kyoto sửa đổi.

[4] ASEAN (2003), Tuyên bố về Thoả ước ASEAN II (Thoả ước BALI II)

[5] Hải quan Việt Nam và Hải quan Lào (2005), Thoả thuận song phương về triển khai kiểm tra 1 lần tại cặp cửa khẩu Lao Bảo – Đen Sa Van.

[6] ASEAN (2006), Hiệp định và Nghị định thư xây dựng và triển khai cơ chế Một cửa ASEAN.

[7] Lê Thúy Hiền (2009), Hoàn thiện pháp luật về thủ tục hải quan đáp ứng yêu cầu cải cách hiện đại hóa hải quan, Luận văn thạc sỹ luật học, Viện nhà nước và pháp luật, Hà Nội.

[8] Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế Một cửa ASEAN (2009), Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế Một cửa quốc gia và tham gia vào cơ chế Một cửa ASEAN giai đoạn 2008-2012 ban hành kèm theo Quyết định số 2599/QĐ- BCDDASASSW ngày 21/10/2009.

[9] Hải quan Việt Nam và Hải quan Campuchia (2013), Thoả thuận song phương về triển khai giai đoạn 1 kiểm tra 1 lần tại cặp cửa khẩu Mộc Bài – Ba Vet.

[10] Ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế Một cửa ASEAN và Cơ chế Một cửa quốc gia (2015), Báo cáo tình hình triển khai Cơ chế Một cửa quốc gia và ASEAN.

[11] Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số: 2185/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể triển khai cơ chế Một cửa quốc gia và cơ chế Một cửa ASEAN giai đoạn 2016 -2020.

[12] Cổng thông tin Một cửa quốc gia: https://vnsw.gov.vn/.

[13] Website: http://www.trungtamwto.vn.

[14] Website: https://asean.thuvienphapluat.vn/cong-dong-asean/cong-dong- kinh-te/Van-kien-phap-ly/thu-tuc-hanh-chinh/240?title=vi.

Tài liệu tiếng Anh:

[1] Alvin C K Mah; Head of CompanyDagang Net Commerce Sdn Bhd;

alvin@dagangnet.com; Asian Forum for Information Technology(AFIT) Tokyo,

Japan (22nd-23rd October 2007), ASEAN Single Window.

[2] Mr. Quang Anh Le, Head & Coordinator of Customs & Trade Facilittion, Bureau for Economic Intergration and Finance ASEAN Secretariat, SPECA ASEAN UNeDOCS Seminar (April 2007), ASEAN Single Window for Trafe Facilitation and ASEAN for Intergration by 2015.

[3] Reynaldo Nicolas, Single Window Working Group Capacity, Building Workshop 4 in Singapore (6-8 April 2009), ASEAN Single Window.

[4] JASTPRO - Japan Association for Simplification of International Trade Procedures (2012), ASEAN Single Window.

[5] Rachid Benjelloun, Dennis Pantastico, Marianne Wong (31 December 2012), Cross-border E-Trade: The ASEAN Single Window.

[6] Sanchita Basu Das, Lead Researcher (Economic Affairs) at the ASEAN Studies Centre of ISEAS – Yusof Ishak Institute, Singapore (21 September 2017),

ASEAN Single Window: Advancing Trade Facilitation for Regional Integration.

[7] Abhinayan Basu Bal, Trisha Rajput, and Parviz Alizada (June 2017),

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hải quan một cửa ASEAN áp dụng cho các cửa khẩu đường bộ tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)