Thực trạng hoạt động của Hải quan Việt Nam tại các cửa khẩu đường bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hải quan một cửa ASEAN áp dụng cho các cửa khẩu đường bộ tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 68)

trong khuôn khổ cơ chế Một cửa ASEAN

2.2.3.1. Thực trạng hoạt động của cơ quan hải quan Việt Nam tại các cửa khẩu đường bộ với Lào

a) Tại các cửa khẩu thuộc Cục Hải quan Điện Biên với Lào

Tuyến biên giới Việt Lào do Cục hải quan Điện Biên quản lý gồm có Một cửa khẩu quốc tế Tây Trang (Điện Biên) và ba cửa khẩu quốc gia: Huổi Puốc (Điện Biên), Chiền Khương, Lóng Sập (Sơn La). Nhìn chung, tình hình hoạt động xuất nhập khẩu tuyến biên giới Việt – Lào do Cục hải quan Điện Biên quản lý rất hạn chế, không có nguồn hàng chủ lực, trị giá thấp, hàng có thuế suất cao hầu như không có, chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ, trao đổi hàng hoá cư dân biên giới. Hàng kinh doanh xuất nhập khẩu chính ngạch rất hạn chế, hoạt động theo thời vụ hoặc đột xuất có lô hàng kinh doanh thuốc lá nhập khẩu có giá trị lớn. Hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, hàng bách hoá và một số hàng công trình, viện trợ cho Lào thực hiện các dự án đầu tư xây dựng. Hàng nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm nông, lâm sản như ngô hạt, gỗ nguyên liệu. Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại tại địa bàn cửa khẩu quản lý diễn ra không nhiều, tính chất vụ việc không lớn nhưng hoạt động buôn bán trái phép chất ma tuý qua biên giới diễn ra rất phức tạp, với nhiều hình thức tinh vi. Khi bị phát hiện, các đối tượng lợi dụng sự phức tạp của địa hình miền núi, nhiều đường mòn lối tắt, chống trả quyết liệt các lực lượng chức năng, do đó đây là địa bàn được xác định là trọng điểm của tội phạm ma tuý.

Những khó khăn, vướng mắc: cơ sở hạ tầng giao thông qua các cặp cửa khẩu với Lào chưa được nâng cấp, hầu hết là đường cấp phối, các tuyến giao thông bên bạn còn nhiều điều phải qua phà, chưa có cầu do vậy hay sạt lở và ách tắc về mùa mưa, cản trở hoạt động giao thương của hai bên. Một số cửa khẩu chưa xây dựng khu liên hiệp kiểm tra của các cơ quan chức năng, chưa có trụ sở làm việc của cơ quan hải quan như cửa khẩu Huổi Puốc. Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang mới có nhà kiểm soát liên hợp còn các công trình phụ trợ, trụ sở làm việc của lực lượng hải

quan ở xa hoặc không có cơ quan kiểm dịch, ngân hàng tại khu vực khẩu nên khó khăn cho doanh nghiệp và Hải quan. Bên cạnh khó khăn về cơ sở vật chất là vấn đề thủ tục xuất nhập khẩu của các cơ quan quản lý bên Lào còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa thực sự thông thoáng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Hàng hoá của các tỉnh phía bắc Lào còn mang đậm tính chất thời vụ, trị giá thấp, chủ yếu là trao đổi cư dân biên giới, chi phí, lệ phí vận chuyển còn cao. Một số doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu không xin được giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) để được hưởng chính sách ưu đãi thuế quan theo hiệp định thương mại Việt – Lào vì hệ thống cấp C/O ở Lào còn quá xa.

b) Tại các cửa khẩu của Cục hải quan Thanh Hoá với Lào

Hoạt động xuất nhập khẩu với nước bạn Lào thuộc địa bàn quản lý của Cục hải quan Thanh Hoá tập trung tại cửa khẩu quốc tế Na Mèo, cửa khẩu quốc gia Tén Tằn và cửa khẩu phụ Khẹo. Nhìn chung mức độ hoạt động xuất nhập khẩu không nhiều chủ yếu là hoạt động trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới, hoạt động xuất nhập cảnh chủ yếu là hoạt động thân nhân, mặt hàng xuất nhập khẩu đơn điệu, trị giá thấp, thuế suất ở mức bằng 0%, hàng hoá có thuế suất cao và trị giá lớn hầu như không có, kim ngạch bình quân hàng năm dưới 5 triệu USD và không biến động nhiều. Tỉnh đối diện với tỉnh Thanh Hoá là tỉnh Hủa Phăn là một tỉnh miền núi rất nghèo, giao thông đi lại khó khăn nên lưu lượng hàng hoá ít do đó các hoạt động buôn lậu ít, đơn giản. Tuy nhiên, do phức tạp về địa hình nên luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ về vận chuyển tráu phép ma tuý qua biên giới. Ngoài ra hiện nay cửa khẩu quốc tế Na Mèo vẫn chưa có cơ quan kiểm dịch động thực vật.

c) Tại cửa khẩu của Cục hải quan Nghệ An với Lào

Nghệ An có Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn với nước bạn Lào, đi theo quốc lộ số 7 cách trung tâm thành phố Vinh 300 km, là địa bàn miền múi, có địa hình hiểm trở, cư dân chủ yếu là dân tộc H’mông, Thái, kinh tế lạc hậu, nghèo nàn. Hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu rất ít. Hàng hoá xuất nhập khẩu chủ yếu là hàng nông sản, vật liệu xây dựng với số lượng ít, đơn lẻ. Cư dân biên giới chủ yếu qua lại thăm thân nhân và mang theo hành lý tư trang thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Tình

hình buôn lậu, gian lận thương mại không có gì nổi bật. Một số trường hợp vi phạm chủ yếu là phương tiện tạm nhập, tái xuất quá thời hạn so với quy định, một số hành khách xuất nhập cảnh vận chuyển động vật hoang dã, chất cháy nổ.

Mặt hàng xuất khẩu: xi măng, muối biển, tấm lợp Proximawng, sắt thép các loại, gạch lát nền, hàng bách hoá các loại… do Việt Nam sản xuất. Xăng dầu tái xuất.

Mặt hàng nhập khẩu: gỗ xẻ, gỗ tròn các loại, động vật hoang dã (rùa, rắn, baba,…) hàng nông sản có xuất xứ từ Lào.

d) Tại các cửa khẩu của Cục Hải quan Hà Tĩnh với Lào

Tại Hà Tĩnh, cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ Cầu Treo – Nậm Pao (Lào) có nhiều thuận lợi và ưu thế do vị trí địa lý của cặp cửa khẩu này. Cụ thể: tuyến đường 8 đi qua cửa khẩu Cầu Treo – Nậm Pao đi thủ đô Viên Chăn là tuyến đường bộ ngắn nhất, giao thông thuận lợi nhất. Do đó, không chỉ các loại hàng hoá của các nước ASEAN quá cảnh qua Lào cũng xuất sang Việt Nam. Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là: bánh kẹo, xi măng, sắt thép, cá đông lạnh, săm lốp ô tô, than đá, máy móc thiết bị thi công tạm xuất (cho các công trình xây dựng) … Các mặt hàng nhập chủ yếu là: các loại gỗ, hoa quả, chó nuôi, hàng điện tử điện lạnh, phụ tùng xe máy, ngô, sắn và gạo các loại. Trong quá trình thực hiện công cuộc hiện đại hoá ngành hải quan, Cục Hải quan Hà Tĩnh đã và đang thực hiện quyết liệt thủ tục hải quan điện tử và quản lý rủi ro nhằm tạo sự thông thoáng và thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của cả hai nước. Tuy nhiên, rất nhiều khó khăn hiện nay đang gặp phải cản trở tiến trình hiện đại hoá, tạo sự thuận lợi thông thoáng cho doanh nghiệp như sau:

- Sự bố trí của các cơ quan quản lý tại cửa khẩu không hợp lý, theo Nghị định 18 của Chính phủ thì các cơ quan được bố trí như sau: tại cửa khẩu nhập: biên phòng – kiểm dịch – hải quan, tại cửa khẩu xuất: hải quan – kiểm dịch – biên phòng; tuy nhiên thì tại cửa khẩu Cầu Treo cơ quan biên phòng lại có chốt gác để kiểm soát người, hàng hoá, phương tiên vận tải tại barie vùng tiếp giáp giữa Việt Nam và Lào không tuân theo quy định của Chính phủ.

- Sự chồng chéo về quy định của các cơ quan quản lý chuyên ngành tại cửa khẩu, cụ thể là bên Bộ Quốc phòng có thông tư 181/2005/TT-BQP quy định lực

lượng biên phòng có chức năng kiểm tra, kiểm soát người, hàng hoá, phương tiện vận tải qua lại cửa khẩu. Do đó, khi hàng hoá được cơ quan Hải quan thực hiện quản lý rủi ro phân vào luồng xanh, miễn kiểm tra thực tế, đến khi qua cửa khẩu vẫn chịu sự kiểm tra kiểm soát của biên phòng. Tức là cơ quan Hải quan miễn kiểm tra thì biên phòng vẫn kiểm tra mặc dù cơ quan Hải quan là cơ quan chịu trách nhiệm về việc kiểm tra, kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu.

- Công tác cải cách thủ tục hành chính của Lào còn chậm, cụ thể như việc hàng hoá của Việt Nam vào Lào khi qua cửa khẩu nội địa (Lạc Xao – cách cửa khẩu 30 km) mới tiến hành các thủ tục về thuế. Mức thu lệ phí phương tiện của Lào cao hơn nhiều so với bên Việt Nam, đặc biệt vào các ngày nghỉ, ngày lễ.

e) Tại các cửa khẩu của Quảng Bình với Lào

Cục Hải quan Quảng Bình quản lý hai cửa khẩu tiếp giáp với Lào, đó là cửa khẩu quốc tế Cha Lo và cửa khẩu quốc tế Cà Roòng. Tuy nhiên, phát triển mạnh và có lưu lượng hàng hoá lưu thông nhiều là cửa khẩu quốc tế Cha Lo. Cửa khẩu quốc tế Cha Lo có giao thông đi lại thuận lợi với quốc lộ 12 được đào tư nâng cấp, cộng với sự hợp tác, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính của hai bên đã tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho các hoạt dộng xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh. Lưu lượn hàng hoá, người và phương tiện vận tải tăng lên đáng kể từ năm 2017 đến 2018, số doanh nghiệp thanh gia xuất nhập khẩu trong và ngoài tỉnh ngày càng nhiều. Tuy nhiên phần lớn các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, năng lực tài chính hạn hẹp nên hoạt động xuất khẩu không thường xuyên. Chủng loại hàng hoá cũng đơn điệu, hàng nhập khẩu chủ yếu là khoáng sản (thạch cao, gỗ) và trái cây, trâu bò làm thịt; hàng xuất khẩu phần lớn là than cám, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng do Việt Nam sản xuất.

Hoạt động buôn lậu cũng không đáng kể do địa hình hai bên cửa khẩu và đường biên giới là vách núi hiểm trở, khó vận chuyển hàng hoá, đường 12 là đường độc đạo với nhiều chốt chặn của các lực lượng chức năng; thêm vào đó là cư dấn sinh sống hai bên khu vực cửa khẩu thưa thớt, chủ yếu là dân tộc thiểu số chưa có các điểm buôn bán sầm uất nên không có địa điểm để tập kết hàng lậu.

f) Tại các cửa khẩu Quảng Trị với Lào

Cục hải quan Quảng Trị quản lý hai cửa khẩu tiếp giáp với Lào là cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và cửa khẩu quốc gia La Lay. Đặc biệt, cặp cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo – Densavan đang thực hiện mô hình “kiểm tra hải quan 1 lần, 1 điểm dừng” theo Hiệp định GSM giữa các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Do đó, địa bàn hoạt động của hải quan Chi cục Lao Bảo gồm địa điểm kiểm tra chung 2 nước tại Lao Bảo (Việt Nam) và Densavan (Lào). Do có đường 9 thuận lợi cho giao thông cả hai nước Lào và Việt Nam nên, số lượng người, hàng hoá, phương tiện vận tải qua lại cửa khẩu Lao Bảo rất lớn. Trong đó lượng khách du lịch từ Thái Lan qua Lào đến Việt Nam và ngược lại chiếm phần lớn. Thực hiện mô hình “kiểm tra hải quan 1 lần 1 điểm dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo – Densavan với mục tiêu tạo thuận lợi cho hoạt động vận chuyển người và hàng hoá qua biên giới Cục hải quan Quảng Trị và Cục Hải quan Savanakhet (Lào) đã ký biên bản thoả thuận về quy trình thủ tục kiểm tra hải quan 1 lần tại cặp cửa khẩu Lao Bảo – Densavan từ năm 2005.

Thực tế cho thấy, tiến trình hợp tác này diễn ra khá thuận lợi do lợi thế về địa hình và được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền hai tỉnh Quảng Trị và Savanakhet. Trong giai đoạn này, tại mỗi cửa khẩu ở cả hai bên đều có một bãi kiểm tra chung, khi hàng hoá được kiểm tra bên Việt Nam sẽ có cả cán bộ Hải quan Lào kiểm tra cùng và ngược lại khi kiểm tra bên Lào sẽ có cán bộ của Hải quan Việt Nam cùng thực hiện. Nếu kiểm tra bên phía Việt Nam thì Hải quan Densavan sẽ công nhận kết quả và ngược lại nếu kiểm tra bên phía Lào thì Hải quan Lao Bảo sẽ công nhận.

Tiếp đó, giai đoạn 2016-2020, là giai đoạn mà khi đó hải quan hai nước cùng làm việc tại một địa điểm, những vướng mắc về trao đổi thông tin và kiểm tra chung sẽ được khắc phục. Theo đó, những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện giai đoạn 1:

- Thuận lợi: do chương trình nằm trong Hiệp định GMS nên được các Bộ,

Ngành của hai nước Lào, Việt Nam quan tâm, theo dõi, chỉ đạo. Cặp cửa khẩu Lao Bảo – Densavan đều là cửa ngõ ra vào của hai khu thương mại lớn của hai tỉnh Quảng Trị - Savanakhet, hơn nữa lại nằm gần nhau và có địa hình khá thuận lợi cho

phương tiện vận tải và hành khách thực hiện một điểm dừng. Một điểm thuận lợi nữa là lực lượng cán bộ hải quan của hai chi cục có mối quan hệ thân tình, có trình độ đồng đều đáp ứng được yêu cầu công việc.

- Khó khăn: về cơ bản khó khăn chủ yếu là do chưa đáp ứng đủ các yêu cầu

về vật chất kỹ thuật, ví dụ như là: nhà làm việc, máy móc phục vụ kiểm tra, soi chiếu, thiết bị thông tin giữa hai cửa khẩu… Quy trình thủ tục hải quan chưa được luật hoá. Thủ tục hải quan giữa hai nước chưa hoàn thành tương đồng, ví dụ: Hải quan Lào chưa áp dụng quản lý rủi ro và không quy định tỷ lệ kiểm tra như của Hải quan Việt Nam (với Lào là miễn kiểm tra và kiểm tra toàn bộ). Do điều kiện giao hàng giữa các doanh nghiệp hai nước thường là DAF (giao hàng tại mốc biên giới) nên khi xảy ra tranh chấp hoặc rủi ro, tổn thất, thường là phía Việt Nam hay chịu thiệt.

Kết quả: theo tài liệu tổng kết tại hội nghị ba bên Việt Nam – Lào ADB vào năm 2018 cho thấy, hai bên đã thực hiện kiểm tra chung 1900 tờ khai, trong đó 1500 tờ khai thực hiện trên đất Lào và 400 tờ khai thực hiện trên đất Việt Nam.

2.2.3.2 Thực trạng hoạt động của cơ quan hải quan Việt nam tại các cửa khẩu đường bộ với Campuchia

a) Tại các cửa khẩu của Cục Hải quan Gia Lai – Kontum với Campuchia

Cục Hải quan Gia Lai – Kontum quản lý hai cửa khẩu đường bộ với Campuchia, là cửa khẩu quốc tế Bờ Y và cửa khẩu quốc gia Lệ Thanh. Theo báo cáo của Cục Hải quan Gia Lai – Kontum cho thấy, lượng hành khách và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Bờ Y là chủ yếu (chiếm hơn 90% tổng số lượng xuất nhập cảnh). Tuy nhiên về hàng hoá xuất nhập khẩu thì lượng tờ khai mở tại cửa khẩu Lệ Thanh gần gấp đôi cửa khẩu Bờ Y, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng vậy, kim ngạch tại cửa khẩu Lệ Thanh cao gấp hai lần kim ngạch của cửa khẩu Bờ Y. Hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu Lệ Thanh chủ yếu là sản phẩm của gỗ, xi măng Hà Tiên, mặt hàng bách hoá, xăng dầu; hàng hoá nhập khẩu chủ yếu là: gỗ qua xử lý, cao su, thiết bị nhà máy thuỷ điện. Hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu Bờ Y là máy móc thiết bị, vật tư phục vụ xây dựng thuỷ điện, cây cao su giống, vật liệu xây dựng, phân bón; hàng nhập khẩu qua cửa khẩu Bờ Y là gỗ tròn, gỗ xẻ các loại, cà phê nhân.

Tình hình buôn lậu tại hai cửa khẩu diễn ra nhỏ lẻ, chủ yếu tại đường tiểu ngạch hai bên cánh gà của cửa khẩu Lệ Thanh với mặt hàng gỗ tròn, gỗ xẻ, thuốc lá, … còn tại cửa khẩu Bờ Y chưa phát hiện hiện tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá.

b) Tại các cửa khẩu của Cục Hải quan Đăklak với Campuchia

Cục Hải quan Đắklak hiện đang quản lý ba cửa khẩu là: Đăk Ruê – Chi Miết (Đăk Lăk), BupRăng – Oraing, Đăk Peur – Nậm Nia (Đăk Nông), tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri – Campuchia. Trong thời gian qua, hoạt động thương mại chủ yếu ở cặp cửa khẩu Buprăng – Oraining, tuy nhiên hoạt động tại khu vực này phát sinh không nhiều, không ổn định bởi hệ thống đường giao thông thường xuyên bị xuống cấp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hải quan một cửa ASEAN áp dụng cho các cửa khẩu đường bộ tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)