Cơ hội duy trì khả năng sinh lợi nhuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội phát triển của tập đoàn viễn thông quân đội (viettel) tại thị trường mỹ latinh trong bối cảnh toàn cầu hoá (Trang 29 - 31)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Cơ hội duy trì khả năng sinh lợi nhuận

Do bản chất của hoạt động đầu tư là nhằm vào mục đích nâng cao lợi nhuận, các doanh nghiệp, quốc gia trước khi lựa chọn phương án đầu tư nước ngoài cũng đều phải cân nhắc kỹ về khả năng sinh lời mà hoạt động đầu tư này mang lại. Lợi nhuận càng nhiều cho thấy hiệu quả đầu tư càng cao.

Liên quan đến câu hỏi: “Liệu có phải doanh nghiệp càng phụ thuộc vào hoạt động đầu tư hoặc kinh doanh nước ngoài thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao hay không?”, một số học giả đã đưa ra ý kiến như sau.

Bergstem, Horst và Moran trong cuốn American Multinationals and American Interests (1978) cho rằng đầu tư nước ngoài càng cao thì lợi nhuận trong nước càng cao. Wolf (1975), Severn và Laurence (1974) thì phát hiện thấy các nhà đầu tư nước ngoài thường hoạt động có lãi hơn các doanh nghiệp không tham gia vào hoạt động này. Leftwich (1974) thì kết luận rằng các công ty xuyên quốc gia có khả năng sinh lời cao hơn các doanh nghiệp thuần nội địa (John D. Daniels - Jeffrey Bracker, 1989).

Alan S. Gutterman và Robert L. Brown (2011) cũng cho rằng bất kể doanh nghiệp hoạt động có lãi hơn vì họ là công ty đa quốc gia hay doanh nghiệp là công ty đa quốc gia vì họ hoạt động có lãi hơn thì các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vẫn luôn có xu hướng thành công hơn các doanh nghiệp chỉ hoạt động trong nước. Lý giải cho kết luận này, Gutterman và Brown lập luận rằng khi đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp có cơ hội tìm kiếm và sở hữu những công nghệ hay nguồn lực giúp họ hoạt động có hiệu quả và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Ví dụ nếu nguồn lực là quyền sở hữu độc quyền một loại công nghệ nào đó, như bằng sáng chế, mà doanh nghiệp sẽ không thể nào sở hữu được với cùng mức giá hay điều kiện tương tự nếu chỉ hoạt động trong nước thì nguồn lực này được gọi là lợi thế độc quyền. Với lợi thế độc quyền này, doanh nghiệp sẽ có xu hướng đòi hỏi lợi nhuận phát sinh từ khoản đầu tư nước ngoài phải cao hơn lợi nhuận đến từ đầu tư trong nước, bởi họ sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn khi khó có thể trực tiếp quản lý và kiểm soát các chi nhánh nước ngoài của mình. Trong khi đó, với lợi thế độc quyền mà họ đang nắm giữ, doanh nghiệp hoàn toàn có thể hoạt động có lãi hơn cả những đối thủ của họ tại ngay chính nước sở tại.

Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cao hơn doanh nghiệp thuần nội địa là bởi họ có thể chia sẻ một số loại chi phí có liên quan đến quy mô hoạt động như chi phí nghiên cứu (Research & Development) và chi phí quảng cáo. Kinh doanh tại thị trường nước ngoài đồng nghĩa với việc các loại

chi phí này có thể được trừ khấu hao vào nhiều tài sản hơn, và khi tính toán chi phí, nguồn doanh thu để bù trừ sẽ tăng lên, còn lợi nhuận thì không bị ảnh hưởng nhiều (Alan S. Gutterman - Robert L. Brown, 2011).

Như vậy, giả thuyết thứ hai được đặt ra trong bài nghiên cứu này là: Đầu tư vào khu vực Mỹ La tinh mang lại cho Viettel cơ hội duy trì khả năng sinh lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội phát triển của tập đoàn viễn thông quân đội (viettel) tại thị trường mỹ latinh trong bối cảnh toàn cầu hoá (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)