Bài học về chính sách nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội phát triển của tập đoàn viễn thông quân đội (viettel) tại thị trường mỹ latinh trong bối cảnh toàn cầu hoá (Trang 85 - 87)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Bài học về chính sách nhân sự

Hiện nay tại tất cả các thị trường đang đầu tư, Viettel đều thực hiện chính sách thiết lập và chuyển giao. Chính sách này có thể được hiểu như sau: trong thời gian đầu của quá trình kinh doanh một mạng di động mới tại thị trường nước ngoài, Viettel sẽ đưa người Việt Nam sang làm việc, sau đó tổ chức đào tạo và lập lộ trình chuyển giao việc vận hành khai thác mạng lưới cũng như kinh doanh cho nhân viên tại nước sở tại và rút người Việt Nam về. Về cơ bản chính sách này mang lại cho Viettel 3 điểm lợi chính:

Thứ nhất, giúp giảm thiểu chi phí cho nhân sự làm việc tại nước ngoài. Do điều kiện và môi trường làm việc đặc thù nên hiện mức lương trung bình của nhân viên Viettel tại thị trường nước ngoài vào khoảng 1.300 USD/tháng, cao gấp 2 lần nhân viên Viettel trong nước có cùng chức danh. Vì vậy, với việc rút người Việt Nam về nước, Viettel đã tiết kiệm được hàng nghìn USD chi phí hoạt động.

Thứ hai, việc sử dụng nhân viên người bản địa giúp doanh nghiệp tận dụng được nguồn nhân công giá rẻ tại các thị trường. Tất nhiên không phải thị trường nào cũng có được lợi thế này nhưng với chiến lược lựa chọn các nước đang phát triển tại khu vực Đông Nam Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh để đầu tư thì Viettel gần như có thể tận dụng tối đa nguồn lực này. Có thể xem Haiti là một thị trường điển hình. Nguồn

nhân lực giá rẻ, dồi dào và trẻ; đồng thời lại rất ham mê công việc. Do vậy Viettel hoàn toàn có thể yên tâm khi chuyển giao công việc cho người Haiti mà không quá lo ngại về chi phí nhân công.

Thứ ba, nhân viên người bản địa có thể giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên thuận lợi hơn bởi họ thấu hiểu khách hàng địa phương hơn, giao tiếp tốt hơn và cái chính là khách hàng sẽ tin tưởng họ hơn các nhà kinh doanh là người nước ngoài.

Thứ tư, chính sách nhân lực này mang lại cho doanh nghiệp cơ hội nâng cao uy tín tại thị trường bản địa. Khi triển khai đầu tư nước ngoài, một trong những mục tiêu nên có của doanh nghiệp là đem lại sự phát triển bền vững cho nước sở tại. Điều này thường được Viettel thể hiện ở các chương trình như hỗ trợ xây dựng cầu mạng truyền hình hội nghị giúp chính phủ điều hành và miễn phí internet trong mạng giáo dục điện tử... hay như các chương trình từ thiện xã hội, trợ giá viễn thông cho người có thu nhập thấp. Đứng trên phương diện khách hàng, là những người hưởng lợi trực tiếp thì những chương trình như vậy đã nhận được sự ủng hộ của cả chính phủ và người dân bản địa. Tuy nhiên chính sách chuyển giao nhân lực mới chính là điều giúp Viettel được yêu mến nhất bởi nhà mạng này không những đã tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người dân địa phương mà còn đào tạo họ, cho họ cơ hội được quản lý doanh nghiệp hoạt động trên chính đất nước của mình. Điều này khác với những nhà đầu tư khác, những người chỉ tập trung thuê các chuyên gia nước ngoài đã có chuyên môn để đảm bảo công việc thay vì đào tạo một lớp nhân lực cấp cao cho quốc gia đó. Cách làm của Viettel đã được người dân bản địa đánh giá cao vì những giá trị thực sự và sự chân thành mà nhà đầu tư Việt Nam đang mang đến cho đất nước họ. Có được sự tin tưởng này thì sẽ nhận được sự yêu mến của khách hàng, và tất nhiên điều này chỉ có lợi đối với thương hiệu của nhà mạng.

Vậy bài học rút ra ở đây là khi đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp viễn thông khác trong nước nên triển khai chính sách nhân sự tương tự như Viettel hiện nay, tức là cử những chuyên gia tốt nhất sang xây dựng bộ máy, đào tạo và chuyển

giao tri thức với mục tiêu cuối cùng là sau vài năm triển khai, bộ máy đó phải được vận hành bởi những người dân địa phương, từ kỹ thuật đến kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội phát triển của tập đoàn viễn thông quân đội (viettel) tại thị trường mỹ latinh trong bối cảnh toàn cầu hoá (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)