Cơ hội tận dụng nguồn lực chất lượng cao và giá thành cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội phát triển của tập đoàn viễn thông quân đội (viettel) tại thị trường mỹ latinh trong bối cảnh toàn cầu hoá (Trang 58)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Cơ hội tận dụng nguồn lực chất lượng cao và giá thành cạnh tranh

Những điều kiện thuận lợi của thị trường Mỹ La tinh:

Một trong những nguồn lực quan trọng nhất mà khu vực Mỹ La tinh đang sở hữu là nguồn lao động giá rẻ nhưng có chất lượng tốt. Cụ thể như sau:

Thị trường Haiti:

Một trong những tài sản đáng giá nhất của Haiti là con người. Tổng dân số của đất nước này là 10 triệu người, còn rất trẻ với gần 65% dân số nằm trong độ tuổi dưới 30. Với các đặc điểm nổi bật như nhiệt tình, năng động, chăm chỉ, dễ đào tạo và thông thạo nhiều loại ngôn ngữ, lực lượng lao động của Haiti có thể nhanh chóng thích nghi để đáp ứng yêu cầu của các ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao như Gia công thuê ngoài, Du lịch, May mặc, Nông nghiệp và Điện tử - Viễn thông.

Nhu cầu làm việc trong nước cũng rất cao. Lực lượng lao động có tính ổn định, đội ngũ quản lý doanh nghiệp có mức độ nghỉ phép và nghỉ việc khá thấp, chỉ từ 2%-6%/năm. Tỷ lệ nghỉ phép và nghỉ việc thấp được xem là động lực cho các doanh nghiệp khi quyết định đầu tư vào các chương trình huấn luyện nhân viên.

Ưu điểm thứ hai của nguồn lao động tại thị trường này là có khả năng nói nhiều loại ngôn ngữ khác nhau như tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Với đặc điểm nổi bật này, người lao động Haiti được đánh giá là hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu đa ngôn ngữ của ngành viễn thông di động, đặc biệt là yêu cầu của các trung tâm chăm sóc khách hàng hay tổng đài điện thoại. Trên thực tế cũng có khá nhiều doanh nghiệp Haiti được thuê để phục vụ cộng đồng người dân nói tiếng Pháp sống ở Canada, châu Âu hay châu Mỹ nhờ có lợi thế vượt trội này so với các nước khác.

Thứ ba, chi phí nhân công tại Haiti tương đối rẻ và mang tính cạnh tranh. So với các nước đang phát triển khác cùng nằm trong khu vực Mỹ La tinh, tổng chi phí tính trên một nhân công tại thị trường Haiti thấp hơn rất nhiều. Năm 2013, tổng chi phí trung bình trên một người lao động Haiti chỉ là 6.316 USD/năm, trong khi con số này tại thị trường Costa Rica là 9.011 USD/năm, Nicaragua là 8.997 USD/năm, hay Guatemala là 8.880 USD/năm. Trên thực tế, thu nhập trung bình hàng năm của

người Haiti chỉ đạt 1.200 USD, tương đương với 27,3 triệu VNĐ/người/năm (The Centre de Facilitation des Investissements Haiti, 2015).

Hình 2.11. Tổng chi phí nhân công năm 2013 của một số nước thuộc khu vực Mỹ La tinh (USD)

Nguồn: Vendor Site Visits

Năm 2016, mức lương ngày tối thiểu của người lao động làm trong lĩnh vực viễn thông tại Haiti đã tăng lên 340 HTG (đơn vị tiền tệ của Haiti), tương đương với 4,99 USD/ngày (~ 113 nghìn VNĐ/ngày) và khoảng 1.821 USD/năm (~ 41,4 triệu VNĐ/năm), tăng 51% so với số liệu năm 2013, tuy nhiên vẫn nằm ở mức rẻ hơn so với mức lương tối thiểu của người lao động tại thị trường Việt Nam (3,5 triệu VNĐ/tháng ~ 42 triệu VNĐ/năm).

Hiện tại thương hiệu Natcom của Viettel có khoảng 1.046 nhân viên là người bản địa và 220 nhân viên người Việt Nam. Với chính sách chuyển giao dần các vị trí quản lý cho người lao động bản địa, Viettel vừa tối ưu được chi phí nhân công người Việt Nam với các chi phí đi kèm như đi lại, ăn ở..., vừa đẩy mạnh việc tận dụng nguồn nhân lực ra giá rẻ tại Haiti.

Bên cạnh những lợi thế về chi phí nhân công thấp, vị trí địa lý của Haiti cũng được xem là một nguồn lực tự nhiên của nước này. Vị trí địa lý của Haiti đặc biệt

thuận lợi cho các công ty và khách hàng ở các thị trường trọng yếu của Mỹ và Canada. Người quản lý có thể đến Haiti trên các chuyến bay trực tiếp (từ 2 đến 5 tiếng) từ các thành phố khác nhau của hai nước này. Haiti cũng nằm trong cùng một múi giờ như các khu vực phía Đông của Mỹ và Canada, do vậy có thể làm hoạt động kinh doanh quốc tế trở nên dễ dàng hơn.

Thị trường Peru:

Tổng dân số của Peru ước tính năm 2016 đạt xấp xỉ 31,4 triệu người, trong đó lực lượng lao động rất dồi dào, chiếm khoảng 52%, tương đương với 16,4 triệu người.

Trong cơ cấu dân số của Peru, có đến 65% dân số đang nằm trong độ tuổi từ 15-64, giúp cho đất nước này được hưởng lợi từ hiệu ứng cơ cấu dân số vàng (demographic bonus), một loại hiệu ứng được tạo ra bởi tỷ lệ dân số đang nằm trong độ tuổi sản xuất và tiêu thụ lớn. Tỷ lệ lực lượng lao động khá dồi dào này được dự kiến là sẽ đạt mức tối đa trong khoảng 3,5 thập kỷ nữa, và nhờ đó mà sản xuất, tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư của Peru sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Điều quan trọng là Peru chỉ vừa mới bắt đầu giai đoạn hiệu ứng cơ cấu dân số vàng này, do vậy Chính phủ Peru đang tích cực khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân và nắm bắt được những cơ hội mà cơ cấu dân số vàng mang lại (Ministry of Foreign Affairs Peru, 2016).

Không chỉ dồi dào về mặt số lượng, chất lượng dân số tại Peru cũng đang được nâng cao. Ngày càng có nhiều học sinh – sinh viên hoàn thành xong các chương trình giáo dục bậc cao như bậc đại học hoặc bậc trung học phổ thông, rất phù hợp để làm việc trong các ngành hay các lĩnh vực được đầu tư công nghệ cao như Bưu chính - Viễn thông. Từ năm 2008 đến năm 2013, tỷ lệ người lao động có trình độ học vấn cao tại Peru đã tăng thêm 21,4%; chủ yếu tăng mạnh ở nhóm người lao động có trình độ đại học (tăng thêm 23,4%); trong khi đó, nhóm người lao động có trình độ học vấn bậc cao phi đại học chỉ tăng khoảng 13%. Nắm bắt xu hướng này, tính cho đến năm 2013 tại Peru đã có 1,6 triệu người lao động đã hoàn thành chương trình giáo dục bậc đại học và gần 1,5 triệu người đã hoàn thành chương trình giáo dục phi đại học (OECD 2016).

Tuy nhiên, không giống như thị trường Haiti, chi phí nhân công tại thị trường Peru đang nằm ở mức cao hơn Việt Nam. Tính riêng trong năm 2016, mức lương trung bình tháng của một người lao động Peru là 1.717 PEN (đơn vị tiền tệ của Peru), tương đương 529,4 USD/tháng ~ 12 triệu VNĐ/tháng, cao gấp 2 lần mức lương trung bình tháng của một người lao động Việt Nam. Do vậy, khi hoạt động kinh doanh tại Peru, Viettel hoàn toàn không có cơ hội tiết kiệm chi phí nhân công.

Tháng 4 Tháng 7 Tháng 10 Tháng 1.2017 0 100 200 300 400 500 600 700 526 528 579 545 223 213 217 223

Peru Việt Nam

U SD /t h án g

Hình 2.12. Thu nhập trung bình tháng trong năm 2016 của người lao động Peru và Việt Nam (USD)

Nguồn: Tradingeconomics.com

Kết luận:

Từ các số liệu trên có thể kết luận khi đầu tư vào khu vực Mỹ La tinh mà cụ thể hơn là đầu tư vào thị trường Haiti và Peru, Viettel có khả năng tiếp cận và tận dụng một số nguồn lực có chất lượng tốt như nguồn lao động và vị trí địa lý. Những lợi thế của thị trường Haiti mang lại cho Viettel cơ hội tận dụng nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao và giá thành rẻ hơn so với nhân công tại thị trường Việt Nam. Trong khi đó, việc đầu tư vào thị trường Peru cũng giúp Viettel tiếp cận được nguồn nhân công chất lượng cao với số lượng lớn nhưng sẽ phải chịu giá thành cao hơn lao động tại thị trường Việt Nam và các thị trường còn lại bởi mức sống của người dân Peru vốn đã cao hơn các thị trường khác của Viettel.

2.2.4. Cơ hội tối ưu hóa chi phí sản xuất và kinh doanh

a. Cơ hội tiết kiệm chi phí vận tải hàng hóa do đặt cơ sở sản xuất nằm ngay tại thị trường tiêu thụ

Cũng giống như hầu hết các doanh nghiệp khác lựa chọn hình thức đầu tư trực tiếp tại thị trường nước ngoài, Viettel không cần mất chi phí kết nối mạng mà vẫn có thể cung cấp được dịch vụ viễn thông của mình cho các khách hàng tại thị trường Mỹ La tinh. Tuy nhiên, do khoảng cách quá xa từ trụ sở chính tại Việt Nam đến Haiti và Peru (Khoảng cách từ Việt Nam đến Peru và Haiti lần lượt là hơn 19.000 km và 16.000 km với 36-45 tiếng đồng hồ kể từ khi đặt chân lên máy bay và đến được nơi cần đến) nên Viettel lại tốn rất nhiều chi phí vận chuyển thiết bị từ Việt Nam để phục vụ cho quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại các thị trường này.

Kết luận:

Mặc dù áp dụng chiến lược mua một lượng lớn thiết bị để dùng chung cho tất cả các thị trường đầu tư nhằm tối ưu hóa chi phí sản xuất nhưng những khó khăn về khoảng cách địa lý cũng không cho phép Viettel tiết kiệm được hạng mục chi phí này khi kinh doanh tại thị trường Mỹ La tinh.

b. Cơ hội tiết kiệm chi phí giao dịch do được hưởng ưu đãi từ chính sách khuyến khích đầu tư

Những điều kiện của thị trường Mỹ La tinh nói chung:

Khi lựa chọn đầu tư trực tiếp làm hình thức thâm nhập vào thị trường Mỹ La tinh, tất nhiên Viettel đã có nhiều lợi thế hơn so với các doanh nghiệp lựa chọn hình thức xuất khẩu. Lợi thế ở chỗ họ sẽ không phải chịu sức ép của bất kỳ quy định hay rào cản hạn chế nhập khẩu nào như hàng rào thuế quan và phi thuế quan, hạn ngạch, tài trợ, giới hạn tài chính hay chính sách chống bán phá giá mà ngược lại còn có cơ hội hưởng những ưu đãi từ các chính sách khuyến khích đầu tư.

Mỹ La tinh được xem là một khu vực có độ mở thương mại tương đối lớn, đặc biệt đối với hình thức đầu tư nước ngoài, do vậy các chính sách và quy định đầu tư của các quốc gia trong khu vực này cũng được xây dựng và điều chỉnh nhằm mục đích khuyến khích được nhiều hoạt động đầu tư diễn ra một cách hiệu quả nhất.

Nhìn chung, Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động đầu tư nước ngoài tại khu vực Mỹ La tinh, do đó bên cạnh việc nghiên cứu về thị trường, khách hàng và đối thủ, các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu rõ về quy định, luật pháp, cũng như vai trò của các cơ quan hành pháp tại nước sở tại. Hiện nay, các nước tại khu vực Mỹ La tinh cũng đã triển khai nhiều biện pháp cụ thể và tích cực để khuyến khích dòng vốn FDI đổ vào trong nước. Hầu hết các chính sách đề ra có thể được chia làm bốn nhóm chính như sau:

- Đầu tiên là các chính sách và quy định liên quan đến thuế và thủ tục hải quan. Hiện nay có nhiều chính sách và khung pháp lý về thuế tại Mỹ La tinh đã và đang được cải cách theo hướng tập trung bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài. Một số ví dụ có thể kể đến như chính sách khấu hao thuế đối với lợi thế thương mại trong trường hợp mua bán/sáp nhập doanh nghiệp, hay cơ chế thuế đối với cổ tức phát sinh từ vốn đầu tư của Brazil. Từ lâu Brazil đã là nước tiên phong trong việc phát triển một cơ chế thuế hướng tới mục tiêu thu hút vốn FDI, cho phép cổ tức phát sinh trên phần vốn đầu tư có thể được thanh toán mà không bị đánh thuế. Cơ chế này được hỗ trợ bởi một hệ thống pháp lý phức tạp về hoạt động đầu tư, thông qua các quỹ khuyến khích thuế. Bên cạnh đó, trong thị trường vốn, Brazil đã đơn giản hóa các thủ tục mở tài khoản điều kiện cần thiết đối với các nhà đầu tư nước ngoài, để họ có thể dễ dàng đầu tư vào cổ phiếu của các công ty nội địa. Trong khi đó, chính phủ Peru và Chile lựa chọn biện pháp đặt thỏa thuận ổn định với các nhà đầu tư để đảm bảo rằng họ sẽ tuân thủ một số quy định pháp lý cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ như cơ chế thuế ổn định và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính phủ Uruguay cung cấp thỏa thuận miễn thuế và các khoản tín dụng thuế cho các nhà đầu tư dựa trên số tiền đầu tư.

- Thứ hai, rất nhiều nước tại khu vực Mỹ La tinh đã có những nỗ lực lớn trong việc kiểm soát các chính sách tiền tệ để ngăn chặn tình trạng lạm phát phi mã để không làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư thuận lợi, đồng thời cũng áp dụng một số chính sách cho vay, chính sách tín dụng chính phủ đối với các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

tinh đã quyết định tài trợ cho các hoạt động đánh giá trước khi đầu tư của doanh nghiệp và các chi phí thiết lập, xây dựng ban đầu, cũng như ưu tiên cấp quyền truy cập sử dụng các nghiên cứu và phát triển được chính phủ tài trợ.

- Thứ tư, khi nghiên cứu các cơ hội có thể có được từ hoạt động đầu tư hoặc thâm nhập vào thị trường Mỹ La tinh, các doanh nghiệp nên cân nhắc đến những sự thay đổi về chính sách thương mại của khu vực này trong khoảng từ 20 đến 30 năm trở lại đây. Trong những năm gần đây, Mỹ La tinh được xem là một trong những khu vực có độ mở về thương mại tương đối lớn, không chỉ đối với các nước khác trên thế giới mà còn giữa các nước trong cùng khu vực. Do vậy, khi đầu tư vào thị trường Mỹ La tinh, doanh nghiệp hoàn toàn có thể có cơ hội đưa sản phẩm dịch vụ của mình thâm nhập vào thị trường của một nước hoặc một khu vực thứ ba bằng cách tận dụng những điều khoản ưu đãi các nước này ký kết với nhau trong các thỏa thuận và hiệp định thương mại tự do. Hiện tại, các nước Mỹ La tinh được kết nối với nhau bằng hàng loạt các hiệp định thương mại, có thể kể đến như Hiệp định Mercosur tại Nam Mỹ; Cộng đồng Andean ở khu vực dãy Andes; Liên minh Thái Bình Dương, được biết đến như một hiệp định thế hệ mới liên kết các nước Mỹ La tinh nằm dọc Thái Bình Dương như Mexico, Chile, Columbia và Peru để phát triển chuỗi giá trị khu vực và cũng là để phối hợp dễ dàng hơn với các đối tác đến từ châu Á. Đối với các nước hoặc khu vực khác trên thế giới, các nước Mỹ La tinh cũng tự mình kết nối và tham gia nhiều hiệp định thương mại có giá trị, ví dụ như Mexico tham gia Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ cùng với Mỹ và Canada, hay Hiệp định CAFTA-DR (là Hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ, Cộng hòa Dominic và các nước Trung Mỹ). Hầu hết các nước ven Thái Bình Dương ở Mỹ La-tinh hiện nay không chỉ là thành viên của APEC mà còn tham gia cả Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vốn được coi là một hiệp định thương mại thế hệ mới.

Những điều kiện thuận lợi của thị trường Peru và Haiti nói riêng

Thị trường Haiti (The Centre de Facilitation des Investissements, 2015): Độ mở của Haiti đối với hoạt động đầu tư nước ngoài đã được quy định trõ trong bộ luật của họ. Không có bất kỳ một sự phản đối công khai nào đối với đầu tư nước ngoài tại Haiti. Trong vài năm gần đây, Chính phủ Haiti đã có nhiều bước tiến

đáng kể trong việc cải thiện khung pháp lý, xây dựng và củng cố các cơ quan hành chính nòng cốt và đẩy mạnh điều hành nền kinh tế.

Vào năm 2011, chính phủ Haiti bắt đầu nghiên cứu và thảo ra một bộ luật mới để cải thiện khung pháp lý và động lực cho hoạt động đầu tư tại Haiti. Luật ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội phát triển của tập đoàn viễn thông quân đội (viettel) tại thị trường mỹ latinh trong bối cảnh toàn cầu hoá (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)