8. Cấu trúc của luận văn
3.2.4. Bài học về tận dụng những điều kiện thuận lợi về quy định và luật pháp
tại thị trường nước ngoài
Vào năm 2014, Quốc hội Peru đã thông qua luật cho phép người dùng di động có thể giữ nguyên số điện thoại khi chuyển đổi nhà cung cấp mạng. Chính sách này đã khiến cho thị trường viễn thông Peru, trước đây là một trong những thị trường ít cạnh tranh nhất khu vực Mỹ La tinh trở thành thị trường có mức độ cạnh tranh cao nhất. Sở dĩ có đánh giá như vậy là vì khi chính sách này có hiệu lực, các nhà mạng lâu đời tại Peru như Teléfonica và América Movil sẽ lo lắng và buộc phải cải thiện chất lượng dịch vụ của mình để giữ chân khách hàng trước sự tấn công của hàng loạt các đối thủ cạnh tranh mới. Chỉ trong năm 2015, thị trường Peru đã có tổng cộng 7 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực di động.
Trong bối cảnh việc chuyển mạng giữ số trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, chỉ có chất lượng dịch vụ tốt hoặc dịch vụ phải độc đáo mới thuyết phục được khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ của mình. Nắm bắt được xu hướng đang lên của dịch vụ 3G, Viettel đã chớp lấy thời cơ hủy thiết kế mạng cho băng tần 1900 MHz để chuyển sang băng tần 900 MHz, và chuyển hướng từ cung cấp mạng 2G kết hợp 3G để đầu tư duy nhất mạng 3G. Tại thời điểm đó, Bitel (thương hiệu của Viettel tại Peru) là nhà mạng duy nhất phủ sóng 3G toàn quốc và nhờ vậy đã kéo được về cho mình 200 nghìn khách hàng ngay từ khi còn chưa khai trương dịch vụ.
Tương tự với chiến lược đã làm ở Peru, Viettel cũng đã tận dụng được quy định cho phép doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào công ty nhà nước của Haiti. Với những điều được quy định trong bộ luật về tư nhân hóa các doanh nghiệp công, Viettel gần như không gặp phải bất kỳ khó khăn nào trong toàn bộ quá trình đầu tư và liên doanh với Teleco, doanh nghiệp viễn thông đã từng chiếm thế độc quyền tại Haiti. Không những vậy, cũng như các nhà đầu tư nước ngoài khác, Viettel còn có được sự giúp đỡ của Ủy ban Hiện đại hóa các doanh nghiệp công Haiti, đơn vị được thành lập nhằm mục đích tạo thuận lợi cho quá trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Haiti.
Như vậy, có thể thấy rằng bài học về kinh nghiệm tận dụng những mặt thuận lợi của luật pháp để áp dụng vào kinh doanh cũng là một trong những bài học quan trọng trong cẩm nang đầu tư nước ngoài mà các doanh nghiệp viễn thông nên lưu ý. Tất nhiên những kinh nghiệm này không phải là tất cả, việc hiểu và tuân thủ luật pháp khi kinh doanh tại thị trường nước ngoài chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhưng việc nhìn ra được điểm thuận lợi từ những quy định tưởng chừng như rất nguyên tắc và cứng nhắc sẽ là điều hết sức có ý nghĩa đối với mục tiêu cắt giảm chi phí, cắt giảm thời gian và tối ưu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có thêm cơ hội để đưa tên tuổi mình đến với nhiều thị trường nước ngoài hơn nhờ các luồng vốn đầu tư
quốc tế được tạo điều kiện thuận lợi để di chuyển đến các quốc gia khác một cách hiệu quả.
Hiện nay, viễn thông là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới với sự tham gia hoạt động của một số lượng lớn các nhà mạng hàng đầu đến từ các cường quốc công nghiệp giàu mạnh như Teléfonica (Tây Ban Nha), Vodafone (Anh), SK Telecom (Hàn Quốc) hay Singtel (Singapore)... Không đứng ngoài xu hướng đầu tư nước ngoài mà doanh nghiệp viễn thông lớn kể trên đang áp dụng, trong vòng 10 năm qua, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã triển khai mạnh mẽ hoạt động đầu tư của mình và hiện đã có mặt tại 10 thị trường khác nhau với 35 triệu khách hàng, trải dài từ châu Á đến châu Phi và châu Mỹ. Trong giai đoạn 2010-2011, việc lựa chọn khu vực Mỹ La tinh để đầu tư cũng có nghĩa là Viettel đã tự tạo ra thử thách cho bản thân mình khi lần đầu tiên kinh doanh tại một thị trường cách xa Việt Nam đến thế. Mặc dù vậy, bằng việc nắm bắt những cơ hội mà quá trình toàn cầu hóa mang lại, nắm bắt những điều kiện thuận lợi của thị trường Mỹ La tinh, Viettel đã gặt hái được một số thành tựu chính như sau:
Thứ nhất, Viettel đã tự mang lại cho mình cơ hội mở rộng thị trường mới, cơ hội được đưa dịch vụ của mình đến phục vụ những đối tượng khách hàng mới. Chỉ trong vòng 5-6 năm, Viettel đã có trong tay gần 7 triệu thuê bao di động tại cả 2 thị trường Haiti và Peru với mức tiêu dùng trung bình luôn cao hơn mức tiêu dùng của khách hàng trong nước. Dự kiến đến năm 2020, thị trường Mỹ la tinh được dự kiến là sẽ mang về cho Viettel thêm 3 triệu thuê bao mới nữa, nâng tổng số khách hàng sử dụng dịch vụ của Viettel tại thị trường này lên 10 triệu thuê bao, đóng góp không nhỏ vào mục tiêu lọt vào top 10 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất trên thế giới của Viettel.
Thứ hai, khi đầu tư vào thị trường Mỹ La tinh mà cụ thể hơn là đầu tư vào thị trường Haiti và Peru, Viettel có khả năng tiếp cận và tận dụng nguồn nhân lực dồi dào (thị trường Haiti với 10 triệu người, thị trường Peru với hơn 31 triệu người), trẻ (với 65% dân số nằm trong độ tuổi lao động), nhiệt tình, năng động và có trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm chuyên môn tốt. Đặc biệt, nguồn lao động tại thị
trường Haiti còn có giá thành rẻ hơn so với giá thành lao động tại thị trường Việt Nam. Điều này sẽ giúp cho Viettel tiết kiệm được một lượng đáng kể chi phí nhân công tại Haiti và tính cạnh tranh ở thị trường này cũng sẽ cao hơn các thị trường khác mà Viettel đang đầu tư.
Thứ ba, nhờ các chính sách khuyến khích đầu tư thông thoáng, minh bạch và công bằng như cơ chế thuế ổn định, cạnh tranh tự do không phân biệt nhà mạng trong hay ngoài nước và hàng loạt các cải cách hệ thống pháp luật để nâng cao chất lượng môi trường đầu tư, khu vực Mỹ La tinh hoàn toàn có thể mang lại cho các doanh nghiệp nước ngoài như Viettel cơ hội tiết kiệm được rất nhiều chi phí giao dịch bao gồm cả chi phí chính thống như đóng thuế nhập khẩu, chi phí luân chuyển vốn quốc tế hoặc giao dịch tài chính ... và chi phí phi chính thống như chi phí vận động hành lang, “bôi trơn” bộ máy quan chức để được hưởng những ưu đãi tốt hơn các nhà mạng khác.
Cuối cùng, bằng việc đầu tư vào thị trường Haiti giữa muôn vàn khó khăn, Viettel đã nâng cao được uy tín, củng cố niềm tin của khách hàng vào năng lực của bản thân doanh nghiêp không chỉ tại thị trường Việt Nam mà cả trên thị trường quốc tế. Giờ đây, nhắc đến Viettel, cộng đồng viễn thông trên toàn thế giới sẽ biết đến một doanh nghiệp quân đội có khả năng đi trên con đường mà các doanh nghiệp tư bản sợ phải đi. Cùng với đó, bằng việc đầu tư vào thị trường Mỹ La tinh, đặc biệt là thị trường Peru, Viettel đã tự nắm bắt cơ hội được cạnh tranh trực tiếp với các nhà mạng hàng đầu trên thế giới, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân để chuẩn bị cho những chiến lược đầu tư dài hạn sắp tới, với mục tiêu chủ yếu hướng đến thị trường châu Âu.
Ngoài ra, cũng tương tự như các thị trường khác, đầu tư vào khu vực Mỹ La tinh cũng phần nào giúp Viettel mở rộng địa bàn để phân tán, giảm thiểu rủi ro về kinh tế, tài chính và chính trị. Mặc dù hiện nay chưa có thị trường nào của Viettel bị ảnh hưởng nặng nề bởi kinh tế suy thoái hay khủng hoảng chính trị nhưng chắc chắn, trong tương lai các thị trường này sẽ luôn là phương án dự phòng thích hợp của Viettel để giữ Tập đoàn nằm trong một mức độ an toàn nào đó, để nguồn doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Thành công của Viettel là bài học quý giá cho các doanh nghiệp viễn thông trong nước đang muốn đầu tư ra nước ngoài nói chung và khu vực Mỹ La tinh nói riêng. Mặc dù mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm, điều kiện riêng nhưng đều có chung một mục đích cuối cùng là tạo ra lợi nhuận, cũng tương tự như Viettel, do vậy bằng cách này hay cách khác các doanh nghiệp đó đều có thể áp dụng những bài học kinh nghiệm mà Viettel đã tích luỹ được trong suốt 10 năm đầu tư ra nước ngoài. Trong tương lai, nếu các doanh nghiệp trong nước có thể làm được những điều như Viettel đã làm thì chắc chắn ngành viễn thông Việt Nam sẽ phát triển và cạnh tranh được với những đất nước công nghệ hàng đầu thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Tây Ban Nha hay Singapore.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Công thương, Báo cáo giám sát tài chính năm 2014, Hà Nội 2014.
2. Bergstem,C. Fred, Horst, Thomas và Moran, Theodore H., American Multinationals and American Interests, NXB Brookings Institution, Mỹ 1978.
3. Daniels, John D. và Bracker, Jeffrey, Profit Performance: Do Foreign Operations Make a Difference?, NXB Springer, Mỹ 1989.
4. Nguyễn Văn Dân, Những vấn đề của toàn cầu hoá kinh tế: Toàn cầu hoá - từ quan niệm đến đối sách, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2001.
5. An Du (2011), Viettel khai trương mạng viễn thông thứ 3 tại nước ngoài, ICT Press, tại địa chỉ : http://ictpress.vn/Chuyen-dong-nganh/Viettel-khai-truong- mang-vien-thong-thu-3-tai-nuoc-ngoai , truy cập ngày 18/02/2017.
6. Dunning, John H. và Lundan, Sarianna M, Multinational Enterprises and the Global Economy, NXB Edward Elgar Publishing Limited, Anh 2008.
7. Financier Worldwide (2014), Foreign investment in Latin America – opportunities and challenges, tại địa chỉ :
https://www.financierworldwide.com/foreign-investment-in-latin-america- opportunities-and-challenges/#.WQlOH302XIV , truy cập ngày 15/01/2017. 8. GSMA Intelligence (2014), Country overview: Peru, tại địa chỉ : http://draft-
content.gsmaintelligence.com/AR/assets/4587580/Country_Overview_Peru.pd f , truy cập ngày 15/02/2017.
9. Gutterman, Alan S. và Brown, Robert L., Going Global: A Guide to Building an International Business, NXB Thomson/West, Mỹ 2011.
10. Vũ Văn Hà, Những vấn đề của toàn cầu hoá kinh tế: Một số quan điểm về toàn cầu hoá ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2001.
11. Vũ Văn Hà, Toàn cầu hóa tài chính, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2001. 12. Nguyễn Hoàng Hải, Tác động của toàn cầu hoá kinh tế với doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội năm 2004.
13. Kiến Khang (2014), Viettel: Doanh thu từ châu Phi và Mỹ Latin tăng gấp đôi trong năm 2013, Cafebiz, tại địa chỉ : http://cafebiz.vn/cau-chuyen-kinh- doanh/viettel-doanh-thu-tu-chau-phi-va-my-latin-tang-gap-doi-trong-nam- 2013-2014040813013258713.chn , truy cập ngày 21/02/2017.
14. Thái Khang (2014), Viettel chính thức khai trương mạng di động Bitel tại Peru, ICT News, tại địa chỉ : http://ictnews.vn/cntt/hoi-nhap/viettel-chinh-
thuc-khai-truong-mang-di-dong-bitel-tai-peru-120356.ict , truy cập ngày 19/02/2017.
15. Hoàng Ly (2015), Người đàn ông đi 'làm dâu' ở Peru, Zing News, tại địa chỉ: http://news.zing.vn/nguoi-dan-ong-di-lam-dau-o-peru-post514241.html , truy cập ngày 12/03/2017.
16. Mc Luhan, Marshall, Understanding Media: The Extensions of Man, NXB MIT Press, Mỹ 1964.
17. Ministry of Foreign Affairs Peru (2016), Peru’s Business and Investment guide 2016-2017, tại địa chỉ http://www.rree.gob.pe/Imagen/2016/guias/EY-guide- peru-business-investment-2016-2017-eng-set.pdf , truy cập ngày 21/02/2017. 18. Minh Nguyệt (2016), Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm công ty Viettel tại
Peru, Thế giới và Việt Nam, tại địa chỉ: http://baoquocte.vn/chu-tich-nuoc- tran-dai-quang-tham-cong-ty-viettel-tai-peru-39561.html , truy cập ngày 15/03/2017.
19. Hà Nhi (2013), Lãnh đạo Viettel chia sẻ kinh nghiệm thắng thầu ở xứ người,
Giáo dục Việt Nam, tại địa chỉ: http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Nguoi-Viet- hang-Viet/Lanh-dao-Viettel-chia-se-kinh-nghiem-thang-thau-o-xu-nguoi- post109552.gd , truy cập ngày 15/03/2017.
20. Nhóm 07, Bình luận tiến trình tự do hóa đầu tư trong cộng đồng kinh tế ASEAN dưới một vài góc độ, Tiểu luận cử nhân kinh tế.
21. Nhóm 11 – Lớp DTU308.6, Bảo hộ và tự do hóa trong đầu tư - Xu hướng thế giới và thực tiễn tại Việt Nam, Tiểu luận cử nhân kinh tế.
22. O'Rourke, Kevin và Williamson, Jeffrey, Globalization and History: The Evolution of a Nineteenth century Atlantic economy, NXB MIT Press, Mỹ 1999.
23. OECD (2016), OECD Skills Strategy Diagnostic Report:Peru 2016, tại địa chỉ http://www.oecd.org/skills/nationalskillsstrategies/OECD-Skills-Strategy- Diagnostic-Report-Peru-2016.pdf , truy cập ngày 24/02/2017.
25. Oxford Business Group (2015), Telecoms operator growth boosts competition in Peru, tại địa chỉ https://www.oxfordbusinessgroup.com/overview/tight- rivalry-increasing-number-operators-leading-higher-competition , truy cập ngày 28/02/2017.
26. Như Quỳnh (2015), Vì sao Peru là “cánh cửa” để Viettel bước vào Châu Âu?, ICT News tại địa chỉ http://ictnews.vn/kinh-doanh/vi-sao-peru-la-canh-cua-de- viettel-buoc-vao-chau-au-123692.ict , truy cập ngày 10/03/2017.
27. Robertson, Roland, Globalization: Social Theory and Global Culture, NXB SAGE Publications Ltd, Mỹ 1992.
28. Nguyễn Xuân Thắng, Những vấn đề của toàn cầu hoá kinh tế: Toàn cầu hoá kinh tế - Đặc trưng và những biểu hiện chủ yếu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2001.
29. The Centre de Facilitation des Investissements (CFI) Haiti (2015), Investment Guide: Haiti, tại địa chỉ:
http://cfihaiti.com/images/pdf/INVESTMENT_GUIDE_EN.pdf , truy cập ngày 21/02/2017.
30. The Economist Intelligence Unit (2013), Latin America as an FDI hotspot : Opportunities and risks, tại địa chỉ:
http://www.asia.udp.cl/Informes/2013/LatAm_FDI_2013.pdf , truy cập ngày 19/01/2017.
31. Lê Thị Bích Thủy, Tự do hóa thương mại dịch vụ và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của dịch vụ hàng hải Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội năm 2007.
32. Trường Đại học Ngoại thương, Tự do hóa đầu tư và các khu vực đầu tư tự do, Tiểu luận cử nhân kinh tế.
33. World Economic Forum (2016), The Global Competitiveness Report 2016– 2017, tại địa chỉ :
http://www3.weforum.org/docs/GCR2016-2017/05FullReport/
TheGlobalCompetitivenessReport2016-2017_FINAL.pdf , truy cập ngày 17/01/2017.