2.2.1.1. Môi trường vĩ mô
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều chịu sự tác động từ môi trường bên ngoài, có vai trò như là một nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. MobiFone cũng không nằm ngoài sự tác động đó, thực tế cho thấy công ty không thể lường trước được các biến cố đem lại từ
môi trường bên ngoài mà chỉ có thể tận dụng được các thông tin thu thập được để làm tăng cơ hội và hạn chế các rủi ro xảy ra cho công ty, với các diễn biến phức tạp như vậy công ty phải dựa vào việc phân tích mội trường vĩ mô và môi trường vi mô.
Môi trường chính trị
Việt Nam là một quốc gia ổn định chính trị cao, đa số người dân đều cảm nhận được sự an toàn. Sự ổn định về chính trị và hệ thống pháp luật là một điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp trong việc tạo lập và triển khai các chiến lược dài hạn. Điều này giúp cho Việt Nam có một số lợi thế so với các nước láng giềng trong khu vực, vốn phải tìm cách đối phó với những vấn đề bạo động và tội phạm thường xuyên. Ngoài ra, các chính sách kinh tế thông thoáng nhằm khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế cũng được thông qua đã tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh và ổn định. Trong xu thế hội nhập, Quốc hội Việt Nam đã thông qua hàng loạt đạo luật quan trọng nhằm cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư.
Năm 2017, hệ thống thể chế chính trị đã có những chuyển biến tích cực, góp phần thực thi Hiến pháp và pháp luật triệt để. Cải cách hành chính công diễn ra lành mạnh, công khai, minh bạch, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, được nhiều nhà đầu tư ủng hộ. Các thủ tục về hải quan, thu thuế, thanh tra đã được chú trọng và giảm bớt gánh nặng về thủ tục hành chính. Công tác phòng chống tham nhũng được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong việc triển khai và chấp hành pháp luật, một phần nguyên nhân do các điều luật cho thật rõ ràng, hợp lý, thiếu sự nhất quán đồng bộ giữa các điều khoản, thiếu hướng dẫn thi hành luật; dẫn đến việc thực thi không thống nhất ở các địa phương, các doanh nghiệp không nắm bắt kịp những điều luật thay đổi; gây ra không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, các thay đổi về cách quản lý mạng viễn thông như: chính sách giá trần cho cước mạng viễn thông, giới hạn các hình thức khuyến mại, đăng ký thông tin cá nhân… cũng gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của MobiFone.
Môi trường kinh tế
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước năm 2017 theo số liệu của Tổng cục thống kê ước tính 6,7%. Mức tăng trưởng năm vừa qua cao hơn mức tăng 6,25% năm 2016 và 6,42% năm 2015 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế khả quan, cơ cấu ngành kinh tế cũng có bước chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần giá trị nông lâm, thủy sản, tăng dần giá trị công nghiệp, dịch vụ.
Các chỉ số kinh tế vĩ mô khác đều có những kết quả khả quan: lạm phát được duy trì ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng CPI có dấu hiệu giảm cuối năm, tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn năm trước.
Ngoài những thành quả đạt được, trong lĩnh vực kinh tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, là:
Bảng 2.3: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước qua các năm 2015 – 2017
Đơn vị tính: %
Tốc độ tăng so với năm trước
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng số 6,68 6,7 6,81
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 5,68 5,64 5,49
Công nghiệp và xây dựng 7,75 7,43 7,14
Dịch vụ 8,90 7,57 7,96
(Nguồn: Tổng cục thống kê, giai đoạn 2015-2017)
Tình hình kinh tế biến động khó lường, do quá trình toàn cầu hóa xảy ra mạnh mẽ nên nền kinh tế các nước bị ràng buộc với nhau. Một quốc gia lớn gặp khó khăn sẽ gây ảnh hưởng đến những quốc gia khác.
Biến động về tỷ giá của đồng Việt Nam so với các đồng tiền mạnh cũng có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Diễn biến phức tạp của lạm phát, lãi suất và sự thay đổi trong chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn, chi phí
sản xuất của các doanh nghiệp viễn thông nói chung và Tổng công ty viễn thông MobiFone nói riêng.
Thu nhập bình quân đầu người có tăng nhưng nhìn chung vẫn ở mức thấp so với thế giới.
Với tính hình kinh tế vĩ mô ổn định và có xu hướng tăng trưởng nhanh chóng và dịch chuyển sang hướng phát triển dịch vụ đã đem lại cho MobiFone những cơ hội và thách thức lớn, đòi hỏi Công ty phải có phương pháp tiếp cận, thay đổi công nghệ, phương thức quản lý, chăm sóc khách hàng,v.v… hợp lý, nắm bắt kịp thời tình hình diễn biến kinh tế và có những điều chỉnh phù hợp trong chiến lược phát triển.
Môi trường văn hóa xã hội
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, dân số Việt Nam hiện nay là gần 90 triệu triệu người; dự báo đến năm 2023 sẽ là 104 triệu người. Cơ cấu dân số thuận lợi với khoảng 50% dân số trong độ tuổi 25. Người lao động Việt Nam được đánh giá cao nhờ sự chăm chỉ và khả năng tiếp thu học hỏi nhanh, chính vì thế thời gian đào tạo lại của các doanh nghiệp Việt Nam ngắn hơn so với các quốc gia khác trong khu vực. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nguồn nhân lực dồi dào với chất lượng, tay nghề ngày càng cao cũng góp phần giảm bớt gánh nặng chi phí cho các doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, lối sống của người dân Việt Nam cũng có nhiều biến đổi tích cực. Số lượng cư dân nông thôn dịch chuyển lên thành thị ngày càng nhiều. Phần đông dân số Việt Nam sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp với khoảng 70% dân số là nông dân.
Những yếu tố văn hóa xã hội thường biến đổi chậm chạp, khó nhận ra nên các doanh nghiệp thường không tiên đoán được những tác động của yếu tố này đến hoạt động của công ty để vạch ra chiến lược phù hợp.
Môi trường khoa học công nghệ
Khoa học – Công nghệ là yếu tố có ý nghĩa và tác động rất lớn đối với mỗi Quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt thế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế tri thức
dần thay thế cho thời đại công nghiệp. Sự biến đổi công nghệ diễn ra liên tục với thời gian ngày càng ngắn lại. Công nghệ có tác động quyết định đến 2 yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: chất lượng và chi phí cá biệt của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường. Đồng thời ảnh hướng rất lớn tới chu kỳ sống của các sản phẩm viễn thông. Tuy nhiên để thay đổi thì công ty cần phải có những điều kiện: trình độ lao động, tiềm lực tài chính, chính sách phát triển... hợp lý.
Trong giai đoạn 2015-2017, MobiFone đã liên tục và không ngừng đưa ra thị trường những công nghệ mới đặc biệt là công nghệ 3G ,4G giúp Công ty có những điều kiện để nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường ...nhưng cũng vấp phải những khó khăn về đối thủ cạnh tranh: Viettel, VinaPhone…và về việc hạ giá thành sản phẩm ngành khi các hãng viễn thông khác cũng cùng tiếp cận với công nghệ này. Và như vậy thì đòi hỏi công ty phải làm sao để cung cấp được nhiều loại dịch vụ cho công nghệ mới này, phải có chất lượng dịch vụ tốt đồng thời cũng phải có chiến lược về giá thật tốt để các tranh với các hãng khác.
Hiện tại lĩnh vực công nghệ đang được nhà nước quan tâm đầu tư và phát triển mạnh mẽ, với mục tiêu nâng cao hàm lượng công nghệ trong từng sản phẩm. Chính vì thế mà Tổng công ty viễn thông MobiFone cần phải nắm bắt lấy cơ hội này để tiếp cận với những công nghệ mới, để từ đó nâng cao chất lượng phục vụ.
Ngoài ra thì các yếu tố về tự nhiên: địa lý, khí hậu, thời tiết, v.v…cũng có những ảnh hưởng nhất định chất lượng dịch vụ và trong việc đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng của MobiFone. Từ đó đòi hỏi các nhà hoạch định chiến lược của MobiFone thường xuyên quan tâm tới sự thay đổi và đầu tư cho tiến bộ công nghệ.
2.2.1.2. Môi trường vi mô
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh đối với Công ty, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuât kinh doanh đó. Có năm yếu tố cơ bản là: đối thủ tiềm năng, nhà cung cấp, khách hàng, sản phẩm thay thế, các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Sự hiểu biết các yếu tố này giúp cho Công ty nhận biết ra các mặt mạnh và mặt yếu của mình liên
quan đến các cơ hội và nguy cơ mà ngành công ty kinh doanh gặp phải để từ đó đề ra được chiến lược kinh hợp lý cho Công ty.
Năm lực lượng cạnh tranh
a. Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Theo Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam 2017, năm 2016, thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông di động (cả 2G, 3G) có sự góp mặt của 5 doanh nghiệp. Tuy nhiên, thị phần vẫn do 3 “ông lớn” Viettel, VNPT, MobiFone nắm giữ, chiếm tới 95%, tăng 2,4% so với năm 2013.
Theo Sách Trắng CNTT-TT năm 2017, hạ tầng CNTT-TT tiếp tục đóng vai trò là kết quả hạ tầng quan trọng của nền kinh tế, Tại Quyết định 149 ban hành ngày 21/1/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng đến năm 2023. Với quan điểm viễn thông là hạ tầng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình đã đề ra 9 giải pháp cơ bản để thực hiện 2 mục tiêu cụ thể là băng rộng cho cộng đồng và băng rộng cho công sở.
Đặc biệt, sau thời gian thử nghiệm, từ tháng 10/2016, 3 nhà mạng lớn của Việt Nam là Viettel, VinaPhone, MobiFone đã chính thức được cấp giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông 4G LTE.
Theo số liệu tại Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam 2017, tính đến cuối năm ngoái, Việt Nam đã có gần 36,2 triệu thuê bao băng rộng di động (3G).
Số liệu thống kê trong Sách Trắng CNTT-TT 2017 cũng cho thấy, thời gian qua thị trường viễn thông, Internet của Việt Nam tiếp tục có sự cạnh tranh tích cực. Năm 2016, cả nước có 74 doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất, giảm 6 doanh nghiệp so với năm 2015; số doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ Internet là 51, giảm 1 doanh nghiệp so với năm 2015. Tổng doanh thu lĩnh vực viễn thông, Internet năm 2016 đạt 136.499 tỷ đồng, tương đương 6,16 tỷ USD, tăng 1,6% so với năm 2015.
Tổng thuê bao điện thoại di động phát sinh lưu lượng thoại, tin nhắn và dữ liệu (cả 2G và 3G) đạt trên 128 triệu thuê bao, trong đó có gần 36,2 triệu thuê bao
băng rộng di động (3G), đạt tỷ lệ 39 thuê bao/100 dân. Tổng số thuê bao truy cập băng rộng cố định đạt hơn 9 triệu thuê bao.
Biểu đồ 2.1: Thê bao sử dụng các nhà mạng tại Việt Nam năm 2017
(Nguồn: Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam, năm 2017)
Thị phần (thuê bao) các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động mặt đất phát sinh lưu lượng thoại, tin nhắn, dữ liệu (2G và 3G) của Việt Nam năm 2017 (Nguồn: Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam 2018)
Đáng chú ý, theo số liệu thống kê trong Sách Trắng CNTT-TT năm 2017, trong năm 2016, thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông di động (gồm cả 2G và 3G) tiếp tục có sự góp mặt của 5 doanh nghiệp là Viettel, VNPT, MobiFone, Vietnamobile và GTel. Tuy nhiên, so với số liệu tại thời điểm năm 2013 đã được công bố trong Sách Trắng CNTT năm 2014, trong khi 2 doanh nghiệp lớn là Viettel và VNPT nâng được tỷ lệ nắm giữ trong “miếng bánh” thị trường dịch vụ di động, thì 3 nhà mạng khác là MobiFone, Gtel và Vietnamobile đều bị thu hẹp thị phần dịch vụ viễn thông di động.
Cụ thể, Viettel đã nâng thị phần dịch vụ viễn thông di động từ 43,5% của năm 2013 lên chiếm 46,7% trong năm 2016; VNPT chiếm 22,2% thị phần, tăng 4,8% so với năm 2013. Thị phần dịch vụ viễn thông di động của MobiFone bị giảm mạnh hơn cả, từ chỗ chiếm 31,78% thị phần năm 2013 thì đến năm 2016 con số này là 26,1%. Tỷ lệ giảm thị phần dịch vụ viễn thông di động của Vietnamobile và GTel
047% 026% 003% 002% 022% Viettel MobiFone Vietnammobile Gtel VNPT
trong năm 2016 so với thời điểm 2013 lần lượt là 1,17% (từ 4,07% xuống còn 2,9%) và 1,12% (từ 3,22% xuống còn 2,1%).
Thị phần các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động mặt đất phát sinh lưu lượng thoại và tin nhắn (2G) của Việt Nam năm 2016 (Nguồn: Sách Trắng CNTT- TT Việt Nam 2017)
Thị phần (thuê bao) các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động mặt đất phát sinh lưu lượng thoại, tin nhắn, dữ liệu (3G) của Việt Nam năm 2016 (Nguồn: Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam 2017)
Trong đó, nếu xét riêng về thị phần (thuê bao) dịch vụ 2G, Viettel dẫn đầu, chiếm 42,5%; tiếp đó là MobiFone và VNPT, lần lượt nắm giữ 30% và 21,5% thị phần. Tương tự, đối với thị trường cung cấp dịch vụ 3G, năm 2016 số thuê bao di động 3G của mạng Viettel chiếm tới 57,7% tổng số thuê bao 3G, tăng hơn 16% so với năm 2013. Còn thị phần dịch vụ 3G của VNPT là 23,9%, tăng 1,4% so với năm 2013; thị phần dịch vụ 3G của MobiFone bị giảm từ 33,5% năm 2013 xuống còn 16,1% năm 2016.
Về thị phần (thuê bao) của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ băng rộng cố định mặt đất, trong số các doanh nghiệp đang triển khai kinh doanh dịch vụ này, năm 2016, thị phần của VNPT vẫn lớn nhất, chiếm 46,1%; tiếp đó là Viettel, chiếm 26,1%; FPT chiếm 18,6%; SCTV chiếm 5,7%; và 3,5% thi phần dịch vụ băng rộng cố định mặt đất thuộc về các doanh nghiệp khác như CMC, SPT, NetNam, GDS, VTC…
Thị phần (thuê bao) các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ băng rộng cố định mặt đất tại Việt Nam năm 2016.
Cùng với lĩnh vực viễn thông, Internet, ấn phẩm Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam 2017 còn cung cấp thông tin, số liệu thống kê chính thức về các lĩnh vực khác do Bộ TT&TT quản lý như ứng dụng CNTT, Công nghiệp CNTT, An toàn thông tin; Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Bưu chính; Nghiên cứu và đào tạo về CNTT-TT…
Nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản phẩm: Là các doanh nghiệp, tập đoàn lớn với công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới: Ericsson, Nokia Siemen, Huawei, ZTE. Việc có nhiều nhà cung cấp sẽ giúp cho MobiFone có thể lựa chọn được những công nghệ hàng đầu, cũng như tạo lợi thế đàm phán ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, với việc có nhiều nhà cung cấp sẽ gây khó khăn cho quản lý vận hành, đòi hỏi MobiFone phải có giải pháp chiến lược để hài hòa các lợi thế cũng như khó khăn.
Nhà cung cấp về hạ tầng truyền dẫn: Đối với mạng viễn thông di động, hay đối với bất cứ một hệ thống CNTT nào thì hạ tầng truyền dẫn cũng có vai trò là xương sống. Hiện tại chiến lược của MobiFone là sử dụng truyền dẫn thuê từ hai nhà cung cấp chính là VNPT và Viettel, ngoài ra còn có CMC. Việc phải thuê lại hạ tầng truyền dẫn từ chính các đối thủ cạnh tranh sẽ gây không ít khó khăn cho MobiFone trong quá trình sản xuất kinh doanh của MobiFone.
Khách hàng
Năm 2017, tổng số thuê bao trên mạng của MobiFone là trên 17 triệu thuê