Chiến lược Marketting
Đối với dịch vụ viễn thông di động thì Marketing chiếm vị trí hết sức quan trọng trong việc thu hút khách hàng và giữ chân khách hàng ở lại với nhà cung cấp. MobiFone cũng vậy, là một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lâu đời nhất thì việc giữ chân khách hàng luôn là bài toán khó đối với công ty. Do đó một chiến lược
Marketing đúng đắn sẽ tạo ra sức mạnh cho doanh nghiệp trong cạnh tranh để giành thị phần thuộc về mình. MobiFone đã đặt ra mục tiêu cho chiến lược Marketting như sau: Tăng doanh thu bán hàng và thị phần cho công ty, chiếm 30% thị phần và đạt 20 triệu thuê bao trong năm 2017.
Mobifone áp dụng Big Data vào phân tích hành vi người dùng để có cơ sở xây dựng chương trình khuyến mãi, marketing... nên đã kịp thời giữ chân 500.000 khách hàng sắp rời mạng. Mở ra nhiều cơ hội nhưng không ít thách thức cho các doanh nghiệp dám đón đầu xu hướng công nghệ, SMAC đòi hỏi một luật chơi mới cho thị trường - cạnh tranh nhưng vẫn phải phối hợp.
SMAC là sự hội tụ của 4 thành tố Social (mạng xã hội), Mobile (di động), Analytics (phân tích) và Cloud (điện toán đám mây). Đó chính là những yếu tố công nghệ hiện đại mang đến giải pháp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh hiệu quả cho các doanh nghiệp. Với số lượng người sử dụng mạng xã hội chiếm 1/4 dân số thế giới, doanh thu từ các dịch vụ dữ liệu đạt hàng trăm tỷ USD, SMAC mở ra lối đi mới cho họ để tồn tại trong thời buổi cạnh tranh gay gắt.
Trong sản xuất kinh doanh, MobiFone đã áp dụng Big Data vào phân tích hành vi khách hàng để có cơ sở xây dựng các chương trình khuyến mãi, marketing, bán hàng đánh trúng tâm lý người dùng. Doanh thu từ các chương trình được số hóa này là 3.000 tỷ đồng. Nhờ đó, MobiFone đã kịp thời giữ chân được 500.000 khách hàng sắp rời mạng.
Sau những hiệu quả này, công ty đã lên kế hoạch phát triển theo hướng doanh nghiệp số. Theo đó, đại gia viễn thông này đã đầu tư nhất định vào cơ sở hạ tầng và nền tảng để phát triển Big Data và Cloud. Các nền tảng di động cũng được xây dựng và sẽ được đưa vào khai thác trong những năm tới.
Dự kiến, đầu năm 2018, MobiFone sẽ đẩy mạnh việc phát triển phần mềm cho cá nhân và doanh nghiệp. Cùng với đó, Big Data sẽ được khai thác thường xuyên hơn để phân tích chất lượng dịch vụ thông qua phản hồi của khách hàng để có biện pháp chăm sóc tốt hơn.
Trong ngành viễn thông, các dịch vụ gọi thoại hay SMS đang phát triển theo chiều ngang, nghĩa là tăng trưởng không đáng kể. Nguyên nhân của điều này là thị trường đã bão hòa, trung bình mỗi người Việt đang sở hữu hơn một thuê bao di động.
Phát triển thị trường ở các khu vực theo hướng khai thác triệt để thị trường ở các khu vực thành thị và mở rộng thị trường ở khu vực nông thôn. - Phát triển hệ thống kênh tiêu thụ rộng khắp với mục tiêu phục vụ nhu cầu khách hàng tốt nhất có thể. - Thực hiện chăm sóc khách hàng nhằm hạn chế lượng khách hàng rời bỏ doanh nghiệp và tăng cường thu hút khách hàng mới ra nhập vào mạng. Với các mục tiêu như vậy thì MobiFone đã thực hiện chiến lược Marketing của mình như sau:
Về chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ là kết quả tổng hợp các chỉ tiêu thể hiện mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ đối với dịch vụ đó. Hiện nay MobiFone tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn Ngành TCN 68-186:2006: “Dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất- Tiêu chuẩn chất lượng” được xây dựng trên cơ sở soát xét, bổ xung Tiêu chuẩn Ngành TCN 68-186:2003 “Dịch vụ điện thoại trên mạng di động mặt đất công cộng-Tiêu chuẩn chất lượng” ban hành theo quyết định 161/2003//QĐ- BBCVT ngày 30/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Bưu Chính Viễn Thông. Ngoài ra để nâng cao chất lượng dịch vụ mạng của mạng di động đến năm 2015 tương đương với các mạng hàng đầu trên khu vực và trên thế giới, giảm sự chênh lệch chất lượng giữa giờ cao điểm và giờ bình thường, giữa khu vực tỉnh và thành phố, MobiFone đã tham khảo chất lượng các mạng di động trên thế giới để áp dụng. Việc bổ sung thêm các mức tỉnh trọng điểm, tỉnh bình thường sẽ đánh giá công bằng hơn so với các tỉnh. MobiFone đã đưa ra các mức mục tiêu cụ thể về các chỉ số KPI cho phù hợp với tình hình phát triển của mạng, đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng.
Chính sách giá cả Bằng việc phân khúc thị trường, MobiFone đã tập trung cung cấp các gói cước phù hợp với nhu cầu của mọi phân khúc nhằm thu hút khách hàng mới vào mạng và các khách hàng từ các mạng khác chuyển sang. Đồng thời MobiFone luôn đưa ra các chương trình khuyến mại, các đợt giảm giá cước đã thu hút được rất nhiều khách hàng tham gia và sử dụng dich vụ của MobiFone.
Bên cạnh việc phát triển mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ, MobiFone đã có chính sách giá khuyến khích người sử dụng. Hiện nay các dịch vụ đều đã được giảm giá để đạt đến mức ngang bằng các nước trong khu vực. Hiện nay chính sách giá cước đã có những thay đổi hợp lý phù hợp với tình hình thị trường nên MobiFone đang có nhiều gói cước với chính sách giá cước đãi ngộ tốt, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, để thu hút và giữ khách hàng.
Dưới đây là một số ví dụ về chính sách giá của Mobifone năm 2017
CHÍNH SÁCH GIÁ CƯỚC ÁP DỤNG CHO SMS BRANDNAME MẠNG MOBIFONE (giá bán trực tiếp cho KHDN)
DỊCH VỤ NHẮN TIN QUẢNG CÁO (SMS QC)
TT Lĩnh vực
MobiFone
Đơn giá (đ/SMS) Thời hạn sử dụng 1 Lĩnh vực Bất động sản, Sim số đẹp 220 3 tháng 2 Lĩnh vực còn lại 550 1 tháng DỊCH VỤ NHẮN TIN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG (SMS CSKH) Chính sách giá cước
STT Lĩnh vực Giá cước tương ứng (đồng/SMS)
1 Lĩnh vực Y tế, Giáo dục, Điện lực (LV1) 385
2 Lĩnh vực Hành chính công (LV2) 165
3 Lĩnh vực Mạng xã hội (LV3) 550
4 Lĩnh vực Tài chính, Ngân hàng, Chứng khoán,
Bảo hiểm (LV4) 880
5 Các lĩnh vực còn lại (LV5) 880
6 Lĩnh vực Ngành Nước (LV6) 200
7 Lĩnh vực Thương mại Điện tử (LV7) 550
Chính sách thu phí Brandname
Phí khởi tạo Phí duy trì Đối tượng áp dụng
50.000đ/Brandname/tháng 50.000đ/Brandname/tháng Tất cả các Brandname dịch vụ SMS CSKH của MobiFone LƯU Ý:
Đơn giá trên đã bao gồm VAT
Đơn giá trên áp dụng cho 1 bản tin tiêu chuẩn 160 ký tự. Bản tin SMS Quảng cáo tiêu chuẩn có 160 ký tự, không bao gồm các ký tự bắt buộc. Các bản tin lớn hơn 160 ký tự (không bao gồm các ký tự bắt buộc) sẽ được tách thành nhiều bản tin SMS để tính cước.
Đơn giá trên áp dụng bán trực tiếp cho Khách hàng doanh nghiệp. Đối với các đơn vị có nhu cầu làm Đại lý dịch vụ SMS Brandname vui lòng liên hệ với MobiFone để biết thêm thông tin chi tiết về chính sách hợp tác, giá cước và chính sách chiết khấu…
Hình thức thanh toán: chỉ áp dụng hình thức thanh toán trả trước đối với Khách hàng doanh nghiệp
Đơn giá trên chưa bao gồm chiết khấu (thông tin chi tiết về tỷ lệ chiết khấu vui lòng liên hệ với MobiFone).
Kênh phân phối:
Kênh phân phối là một phần rất quan trọng trong nỗ lực tiếp cận thị trường của doanh nghiệp, nó là phương tiện mà qua đó khách hàng nhận và trả tiền cho hàng hoá dịch vụ mà họ đang tìm kiếm, là phương tiện mà thông qua đó nhà sản xuất nhận được các thông tin phản ánh của thị trường về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của mình và của đối thủ. Hiện nay MobiFone áp dụng cả 2 hệ thống kênh phân phối là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp: - Kênh gián tiếp gồm: đại lý, điểm bán, cộng tác viên. - Kênh trực tiếp gồm: hệ thông cửa hàng, siêu thị của MobiFone, bán hàng trực tiếp, điểm bán độc quyền, cộng tác viên thu cước.
MobiFone đã và đang phát triển chiến lược kênh phân phối da đạng và linh hoạt, duy trì chính sách bình đẳng nhất quán trong phát triển đại lý và điểm bán. Nhờ đó tạo được mạng lưới phân phố rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước, sẵn sàng cung cấp dịch vụ tới khách hàng.
Hệ thống chăm sóc khách hàng: Với quan điểm luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng, MobiFone luôn chủ động đầu tư tăng thêm các tiện ích trên mạng, điều chỉnh hợp lý các chính sách về giá cước, đơn giản hoá các quy trình bán hàng, phối hợp giải quyết nhanh các khiếu nại. Chú trọng xây dựng bộ máy chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, có chất lượng cao đồng thời đầu tư trang thiết bị cửa hàng đầy đủ tiện nghi. Tiến hành đào tạo ban đầu và đào tạo thường xuyên cho nhân viên chăm sóc khách hàng về các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, các dịch vụ cửa hàng và các hoạt động sau bán hàng, chế độ hậu mãi…Thường xuyên kiểm tra giám sát các hoạt động của hàng đảm bảo hiệu quả cao nhất. Luôn lắng nghe khách hàng và coi mỗi khách hàng là một cá thể riêng biệt để tăng chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ khách hàng là tiêu chí phục vụ mà MobiFone đặt ra và đòi hỏi khắt khe ở nhân viên của mình. Có như vậy mới đảm bảo phát triển một cách hiệu quả dịch vụ di động mà công ty cung cấp trên thị trường.
Về xúc tiến hỗn hợp: Hoạt động xúc tiến hỗn hợp luôn được MobiFone coi trọng trong chiến lược Marketing của mình. Công ty luôn chú ý đến các hoạt động nhằm quảng bá thương hiệu MobiFone, bao gồm việc xúc tiến mạnh các hoạt động quảng cáo, tham gia các hội chợ, tài trợ cho các trương trình và tham gia các hoạt động xã hội…. Về hoạt động quảng cáo: MobiFone luôn bám sát triết lý kinh doanh nên đã thống nhất được nội dung quản cáo, xuyên suốt trên truyền hình và báo chí, đồng thời biết điều chỉnh nội dung quảng cáo phù hợp với từng vùng miền trên cả nước. MobiFone luôn chú ý triển khai các chương trình truyền thông đồng loạt trên trên các đài truyền hình, báo chí trung ương ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng… một cách kịp thời nhằm thông báo cho khách hàng trên toàn quốc biết về các chương trình khuyến mại của MobiFone.
Vào ngày 15 tháng 9 năm 2017, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng Công ty MobiFone chính thức khởi động chương trình học bổng “MobiFone - Vì tương lai Việt” lần III với chủ đề “Bắt sóng tài năng trẻ”.
Chiến lược nguồn nhân lực
Tầm nhìn chiến lược- giá trị cốt lõi về con người: MobiFone nhận thức sâu sắc rằng sức mạnh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay nằm ở nhân tố con người, chính vì vậy việc khơi dậy và khai thác nguồn lực con người được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, được ưu tiên cao nhất. MobiFone luôn lựa chọn chiến lược nguồn nhân lực cho mình là đặt con người vào vị trí trung tâm, coi doanh nghiệp là phương tiện để con người phát huy tài năng sáng tạo, tin tưởng cộng sự, xây dựng đội hình làm việc có hiệu quả. Theo đó, công ty đã tập trung mọi nguồn lực để tạo ra môi trường thuận lợi cho các cán bộ quản lý phát huy năng lực, công nhân viên có đầy đủ việc làm, phát hiện và sử dụng các cán bộ trẻ có năng lực, tạo điều kiện để các cán bộ phát huy năng lực của mình, đầu tư mạnh mẽ cho đào tạo để trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho từng thành viên trong đó đặc biệt quan tâm đến người đứng đâu và đội ngũ cán bộ chủ chốt. Đồng thời quyết tâm giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhà nước giao với đầu tư phát triển bền vững doanh nghiệp, không ngừng cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Công ty luôn chú trọng đẩy mạnh công tác truyền thông nội bộ, đảm bảo tất cả mọi cán bộ công nhân viên đều có thể nắm vững tình hình doanh nghiệp một cách rõ ràng, minh bạch và công khai.
Về chính sách nguồn nhân lực:
Chính sách tuyển dụng: thực hiện tuyển dụng công khai qua hình thức thông báo rộng rãi, công ty luôn ưu tiên tuyển những người có trình độ, kinh nghiệm. + Chính sách đào tạo: hàng năm công ty luôn kết hợp đào tạo tại chỗ với cử đi học tập bồi dưỡng, huấn luyện về trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong nước, đào tạo công nhân kỹ thuật mới qua các lớp đào tạo ngắn ngày để thích nghi với công việc. Trong thời gian đào tạo công nhân viên vẫn được hưởng nguyên lương. + Chế độ làm việc: công ty luôn tuân thủ chế độ làm việc đối với người lao động theo đúng quy định của pháp luật về lao động.
Chính sách đào tạo lương thưởng: đội ngũ cán bộ luôn được chăm lo đào tạo và được trả công xứng đáng với công sức của họ bỏ ra, công ty luôn chú ý xây dựng nội bộ đoàn kết, giữ được sự tăng trưởng ổn định và phát triển.
Chiến lược nghiên cứu và phát triển
Hoạt động nghiên cứu và phát triển luôn luôn được công ty đặt ra như là một mục tiêu hàng đầu nhằm tăng vị thế và sức cạnh tranh của công ty, vì vậy đã dành nhiều vốn đầu tư cho hoạt động này. Với việc thành lập Trung tâm nghiên cứu và phát triển MobiFone vào năm 2016, Công ty đã vạch rõ chiến lược của mình là tập trung nghiên cứu tâm lý khách hàng để đưa ra những sản phẩm dẫn đầu trên thị trường. Bên cạnh đó là việc nghiên cứu làm chủ các công nghệ hiện tại, tiến tới tự sản xuất các thiết bị mang thương hiệu MobiFone. Đến năm 2017, công ty đã hoàn thành được 03 phòng thử nghiệm thiết bị, do Trung tâm Đo kiểm và sửa chữa thiết bị viễn thông MobiFone trực tiếp vận hành. Với sự quyết tâm và đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu phát triển, MobiFone đã khẳng định tầm quan trọng chiến lược của công tác nghiên cứu và phát triển và đang có những bước đi vững chắc để hoàn thành mục tiêu.
Chiến lược tài chính
Với lợi thế là một doanh nghiệp nhà nước, MobiFone luôn có một nguồn lực tài chính hùng mạnh. Trong giai đoạn có sự bão hòa của dịch vụ viễn thông di động, MobiFone đã bắt dầu chuyển hướng sang đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như nghiên cứu và phát triển, xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát triển dịch vụ bán lẻ, dịch vụ truyền hình trả tiền…. Lúc này, không chỉ vấn đề về huy động vốn cần được quan tâm, mà công ty còn quan tâm đến việc phân bổ nguồn lực tài chính hợp lý cho các bộ phận. Điều này đã làm nên sự phát triển nhịp nhàng và bền vững cho công ty.
Chiến lược cơ sở hạ tầng- công nghệ
Khi tham gia cung cấp dịch vụ trên thị trường viễn thông, MobiFone không chỉ quan tâm tới phát triển công nghệ cung cấp dịch vụ di động mà còn chú ý tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng. MobiFone đã liên tục đầu tư
phát triển mạng lưới trạm phát sóng với công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. Hiện tại, mạng lưới của MobiFone có quy mô phủ sóng trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam với 19.647 trạm phát sóng 2G và 14.292 trạm phát sóng 3G. Việc phát triển hạ tầng công nghệ mới cũng luôn được MobiFone quan tâm. Trong năm 2017, MobiFone đã tiến hành thử nghiệm và cung cấp các dịch vụ như WiTalk, cung cấp ra thị trường dịch vụ 3G trên băng tần 900Mhz, hay tiến hành triển khai công nghệ LTE là công nghệ giúp khách hàng có thể cải thiện tốc độ tải dữ liệu lên đến 100Mbps. Với hệ thống cơ sở hạ tầng vững mạnh cùng với quá trình đầu tư liên tục như hiện