Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH SUNG NAM VINA (Trang 67 - 70)

Mặc dù hoạt động kinh doanh đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định nhƣng những hạn chế về quản lý và sử dụng vốn trong công ty chƣa khắc phục nên hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian qua còn nhiều hạn chế:

Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty còn kém. Ta có thể thấy rằng công ty chƣa tận dụng hết vốn cố định để có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn do tỷ suất sinh lời vốn cố định còn khá thấp. Công ty còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định. Trong cơ cấu vốn cố định thì TSCĐ chiểm tỷ trọng lớn nhất, nên hạn chế của việc sử dụng vốn cố định chính là hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ. Những hạn chế này là do doanh nghiệp áp dụng hình thức khấu hao theo phƣơng pháp đƣờng thẳng, do đó giá trị TSCĐ đã đƣợc khấu hao hết nhƣng lƣợng TSCĐ này lại chƣa đƣợc đầu tƣ mới hoặc chỉ đầu tƣ khi máy móc đó không sử dụng đƣợc, hiệu quả kém. Và phƣơng pháp khấu hao theo đƣờng thẳng tồn tại một hạn chế đó là trong những năm hiệu suất làm việc của máy móc cao hơn nhiều so với những năm cuối, theo đó hiệu quả kinh doanh đạt đƣợc những năm cuối sẽ cao hơn những năm đầu.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty thấp:

Thứ nhất là do mặc dù doanh thu tăng nhƣng lợi nhuận lại giảm nên các chi tiêu sinh lời và phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chƣa cao. Công tác quản lý các khoản phải thu có chuyển biến nhƣng vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao trong vốn lƣu động trực tiếp làm vốn luân chuyển chậm, giảm hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và vốn kinh doanh nói chung. Công nợ phải thu còn tồn đọng nhiều, vốn bị chiếm dụng trong khi đó vẫn còn những khoản phải trả ngƣời bán dài hạn, ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty chƣa xây dựng đƣợc hệ thống chính sách tín dụng khách hàng một cách hợp lý đồng bộ. Hiện tại, mức chiết khấu thanh toán mà công ty cấp cho khách hàng hay thời gian thanh toán chậm… chủ yếu dựa trên những quyết định mang tính chủ quan của nhà quản lý cũng nhƣ mong muốn từ phía khách hàng.

Thứ hai, công ty có mức dự trữ tiền mặt tại quỹ chiếm tỷ trọng tƣơng đối nhỏ so với tổng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền. Tuy nhiên tiền gửi ngân hàng lại chiếm tỷ trọng khá nhiều, mặc dù tiền gửi tại ngân hàng sẽ giúp công ty giảm thiểu đƣợc các chi phí nhƣ chi phí giao dịch và thuận tiện trong việc thanh toán lƣơng cho công nhân viên, nhƣng với với mức tiền gửi ngân hàng quá lớn công ty đánh mất các cơ hội đầu tƣ vào các hoạt động khác.

Thứ ba, Công ty chƣa xác định đƣợc nhu cầu VLĐ hàng năm, do đó, việc tính toán để đƣa ra các phƣơng bán huy động vốn cần thiết chƣa đƣợc thực thi.

Công tác quản lý chi phí SXKD của công ty còn nhiều bất cập, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tƣơng đối cao và liên tục tăng lên qua các năm, đẫn đến lợi nhuận cuối cùng mà công ty thu đƣợc chênh lệch tƣơng đối nhiều so với doanh thu thuần. Doanh thu thuần của công ty qua ba năm có xu hƣớng tăng nhƣng do chi phí tăng nhanh hơn mà dẫn đến năm 2018 công ty bị lỗ.

Hình thức huy động vốn của công ty chưa đa dạng, cơ cấu nguồn vốn chỉ tập trung vào 2 nhóm: vốn chủ sở hữu và vốn chiếm dụng. Vốn chiếm dụng thực chất là các khoản phải trả nhà cung cấp, khách hàng ứng trƣớc, phải trả phải nộp nhà nƣớc, các khoản phải trả khác,… mà công ty vẫn chƣa hoàn thành. Đây là nguồn vốn mà công ty có thể chiếm dụng tạm thời và không phải trả chi phí sử dụng vốn. Tuy

nhiên công ty cũng bị chiếm dụng vốn do các khoản nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng trên 50% của tổng nguồn vốn và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều là từ 8% - 16% của tổng tài sản. Thêm vào đó, công tác huy động vốn từ các nguồn khác còn yếu, đặc biệt là nguồn vốn vay ngân hàng và nguồn phát hành cổ phiếu chƣa có.

Một số nguyên nhân chủ quan từ nội bộ công ty cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty như:

Thứ nhất, mặc dù công ty đã chú ý xây dựng chiến lƣợc kinh doanh cho năm kế hoạch nhƣng chƣa sát với thực tế, công tác nghiên cứu nhu cầu khách hàng và phát triển sản phẩm theo đơn đặt hàng chƣa đƣợc quan tâm sát sao, vì vậy không linh hoạt và bị động khi khách hàng yêu cầu một sản phẩm mới với các chi tiết phức tạp hơn gây bất lợi cho việc kinh doanh của công ty.

Thứ hai, hệ thống nội quy, quy chế quản lý các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ quản lý tài chính đƣợc thi hành nhiều nhƣng không cập nhật theo tình hình sản xuất từng giai đoạn nên việc chỉ đạo điều hành còn mang tính chủ quan.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH SUNG NAM VINA (Trang 67 - 70)