Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH SUNG NAM VINA (Trang 78 - 80)

Thứ nhất, với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nên phát triển mạnh hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp:

Đẩy nhanh việc thực hiện cải cách đồng thời đơn giản hóa, minh bạch hóa các thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Sung Nam Vina nói riêng trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp lớn: Tạo ra sự bình đẳng trong các khu vực kinh tế, tránh tình trạng quá ƣu tiên đến các doanh nghiệp lớn, tạo ra sự ỷ lại cho các doanh nghiệp lớn đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nƣớc.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất, giảm chi phí đầu vào, khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tập trung tháo gỡ những rào cản hành chính của Doanh nghiệp, điều này sẽ góp phần đẩy nhanh sự phát triển của các doanh nghiệp, do đó gián tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của mình.

Thiết kế các chính sách và công cụ hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp với các định hƣớng phát triển và quy định của các tổ chức kinh tế mà Việt Nam gia nhập, đây là

một tất yếu khách quan vì phải tạo ra sự phù hợp với các thể chế thì mới mong có sự hòa nhập và phát triển.

Tạo thuận lợi cho các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, xã hội hóa các dịch vụ công, v.v…

Thứ hai với Bộ Tài chính:

Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán phù hợp cho nhiều loại hình kinh tế, giúp thuận lợi hơn trong việc thu thập, xử lý và phân tích các chỉ tiêu tài chính nhằm mục tiêu công khai, minh bạch tài chính doanh nghiệp.

Nghiên cứu, ban hành Bộ tiêu chí các chỉ tiêu về tài chính để đánh giá xếp loại doanh nghiệp hàng năm theo từng lĩnh vực, ngành nghề. Việc này nhằm giúp cho công tác quản lý tài chính doanh nghiệp của các cơ quan quản lý nhà nƣớc đƣợc tốt và chặt chẽ hơn đồng thời góp phần tạo ra một môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, giảm thiểu đƣợc các yếu tố rủi ro tác động vào nền kinh tế chung của đất nƣớc.

Thứ ba với Bộ Công thương:

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị điện tử. Bộ cần có chính sách cải thiện môi trƣờng kinh doanh thông qua việc giúp các công ty đa quốc gia giảm chi phí khi sử dụng nguồn cung linh kiện, phụ tùng trong nƣớc, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xây dựng thƣơng hiệu, thúc đẩy kết nối.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị điện tử, cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thích nghi và làm chủ công nghệ, nâng cao năng lực về quy trình sản xuất và vận hành, hỗ trợ chuyển giao, lan truyền công nghệ và thƣơng mại hóa.

Bên cạnh đó, cần có các chính sách thúc đẩy sản xuất tiết kiệm năng lƣợng, cung cấp thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp đạt đƣợc các tiêu chuẩn và chứng nhận về sản phẩm của doanh nghiệp đa quốc gia, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển sáng tạo trong thiết kế để tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH SUNG NAM VINA (Trang 78 - 80)