VLĐ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động SXKD, là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp hoạt động và quyết định đến quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Trong vốn lƣu động thì khoản mục tiền và tƣơng đƣơng tiền và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng chủ yếu, đây cũng chính là nguyên nhân gây tình trạng ứ đọng vốn. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì buộc phải đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý và sử dụng vốn lƣu động.
Tăng cường công tác quản lý tiền và các khoản tương đương tiền
Khoản mục tiền và tƣơng đƣơng tiền của công ty tƣơng đối lớn, nhiều tài khoản ngân hàng với số tiền khác nhau. Công ty cần quản lý chi tiết tiền mặt tồn quỹ, và chi tiết số tiền trong từng tài khoản ngân hàng theo Đồng đô la mỹ và đồng Việt Nam để tránh thất thoát tiền.
Tăng cường công tác quản lý công nợ phải thu
Do thực hiện chính sách bán hàng chậm trả nên các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn lƣu động của công ty, vì vậy quản lý tốt các khoản phải thu là biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của công ty.
Cần có ràng buộc chặt chẽ khi ký kết hợp đồng mua bán: Cần quy định rõ ràng thời gian và phƣơng thức thanh toán đồng thời luôn giám sát chặt chẽ khách hàng thực hiện những điều kiện trong hợp đồng. Bên cạnh đó cũng cần đề ra những hình thức xử phạt nếu hợp đồng bị vi phạm để nâng cao trách nhiệm của các bên khi tham gia hợp đồng; phải gắn trách nhiệm của khách hàng thông qua các hợp đồng, thông qua các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng, các điều kiện giao nhận, điều kiện thanh toán. Đồng thời thƣờng xuyên thu thập các thông tin về khách hàng thông qua nhiều kênh cung cấp để có chính sách bán hàng phù hợp, hiệu quả.
Thƣờng xuyên làm tốt công tác theo dõi, rà soát, đối chiếu thanh toán công nợ để tránh bị chiếm dụng vốn, đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán, có nhƣ vậy mới góp phần đẩy nhanh vòng quay vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn lƣu động.
Xác nhận chính xác nhu cầu VLĐ của công ty
Việc xác định đúng đắn nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên sẽ giúp công ty có kế hoạch phân bổ, sử dụng vốn lƣu động phù hợp, chủ động trong kinh doanh, tránh đƣợc tình trạng thiếu vốn trong kinh doanh, tránh để ứ đọng vốn, góp phần tăng nhanh vòng quay vốn, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Để xác định nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên cần thiết, công ty có thể sử dụng phƣơng pháp xác định nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên sau:
Dựa vào kết quả thống kê kinh nghiệm về vốn lƣu động bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch và khả năng tốc độ luân chuyển vốn lƣu động năm kế hoạch để xác định nhu cầu vốn lƣu động của doanh nghiệp.
Phƣơng pháp này có ƣu điểm là tƣơng đối đơn giản, giúp doanh nghiệp ƣớc tính đƣợc nhanh chóng nhu cầu vốn lƣu động năm kế hoạch để xác định nguồn tài trợ phù hợp.
Việc xác định nhu cầu vốn lƣu động bằng phƣơng pháp gián tiếp chỉ nên áp dụng trong trƣờng hợp các mục tiêu của công ty và môi trƣờng sản xuất kinh doanh trong năm kế hoạch là tƣơng đối ổn định so với năm báo cáo. Nếu có biến động lớn về doanh thu và tình hình sản xuất kinh doanh nhu cầu vốn lƣu động có thể đƣợc xác định dựa theo lƣợng hàng tồn kho, các khoản phải thu và phải trả.
Trên cơ sở nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên trong kỳ kế hoạch và căn cứ vào kế hoạch sản xuất, công ty xác định đƣợc kết cấu vốn lƣu động hợp lý, nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên cho từng khoản mục theo xu hƣớng vận động của kết cấu vốn lƣu động để xây dựng kế hoạch huy động vốn. Mỗi nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn khác nhau, do đó việc huy động nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh phải đƣợc tính toán cụ thể để có chi phí huy động thấp nhất, hạn chế rủi ro và tạo ra một kết cấu vốn hợp lý. Trên cơ sở này, phòng kế toán xác lập đƣợc kế hoạch nguồn vốn lƣu động, xác định đƣợc hạn mức tín dụng cần thiết. c
Bên cạnh việc lập kế hoạch nguồn vốn lƣu động, công ty cũng phải tiến hành kiểm tra và đánh giá nhu cầu vốn lƣu động, từ đó có biện pháp chấn chỉnh công tác quản lý vốn vƣợt so với kế hoạch để ngăn ngừa rủi ro do sử dụng vốn sai mục đích.