Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH SUNG NAM VINA (Trang 71 - 74)

Trong cơ cấu vốn cố định thì TSCĐ chiểm tỷ trọng lớn nhất, nên để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định chính thì cần có các chính sách đúng đắn trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ:

Lập kế hoạch và thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng, bồi dưỡng, sửa chữa tài sản cố định. Để thực hiện điều này công ty cần chú ý giảm bớt những TSCĐ không sử dụng hoặc những tài sản kém chất lƣợng, thay vào đó là việc đầu tƣ vào những TSCĐ mới cho công suất cao hơn. Sử dụng triệt để diện tích nhà xƣởng, vật liệu kiến trúc. TSCĐ đối với công ty thƣờng là máy móc có giá trị lớn, nếu công ty không có kế hoạch chi tiết trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ một cách hợp lý thì sẽ gây ra những tổn thất không nhỏ ảnh hƣởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Công ty cần cải tiến tình hình sử dụng thiết bị sản xuất là khâu cơ sở có tính quyết định trong việc cải tiến tình hình sử dụng toàn bộ TSCĐ. Muốn cải tiến tình hình sử dụng thiết bị cần chú ý:

Thứ nhất: Tăng thời gian sử dụng thiết bị sản xuất bằng cách tăng thêm thời gian là việc thực tế của máy móc, thiết bị sản xuất phù hợp với định mức thiết kế, nâng cao hiệu suất và chất lƣợng công tác sửa chữa, thực hiện chế độ làm việc hai hoặc ba ca trong ngày, khắc phục tính thời vụ trong sản xuất, đảm bảo thiết bị sản xuất làm việc đều đặn trong cả năm.

Thứ hai: Nâng cao năng lực sử dụng máy móc, thiết bị bằng cách áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới, cải tiến quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất theo lối dây chuyền và chuyên môn hóa thiết bị sản xuất, cải tiến chất lƣợng nguyên vật liệu… Ngoài ra, nâng cao trình độ của công nhân và áp dụng phổ biến những kinh nghiệm thao tác tiên tiến cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiến tình hình thiết bị sản xuất.

Thứ ba: Đẩy mạnh việc thu hồi VCĐ, công ty cần tìm các biện pháp và mức khấu hao hợp lý để đẩy mạnh việc thu hồi vốn cố định. Công ty nên có những phƣơng án phù hợp để tận dụng hết công suất của máy móc thiết bị, nhanh chóng thu hồi vốn. Cụ thể, với các tài sản cố định đầu tƣ mới và các máy móc thiết bị, dụng cụ đo lƣờng thì trích khấu hao theo số dƣ giảm dần, có điều chỉnh.

Thực hiện chế độ bảo dưỡng TSCĐ để duy trì năng lực hoạt động bình thường của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Để bảo dƣỡng TSCĐ, công ty nên tiến hành sửa chữa thƣờng xuyên và sửa chữa lớn. Chi phí phát sinh trong thời gian sửa chữa đƣợc tính trực tiếp vào đối tƣợng sử dụng TSCĐ đó nếu là sửa chữa thƣờng xuyên, trƣờng hợp sửa chữa lớn phải ngừng hoạt động, chi phí cho mỗi lần sửa chữa phải đƣợc phân bổ hoặc trích trƣớc chi phí vào đối tƣợng sử dụng.

Ngoài ra, công ty có thể cân nhắc sử dụng TSCĐ thuê tài chính trong ngắn hạn khi công ty chƣa thể huy động đủ vốn trong cần thiết. Khi kết thức thời hạn thuê, công ty có thể lựu chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính tuy có sự tƣơng đƣơng với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký kết hợp đồng nhƣng khi thuê số tiền này đƣợc trả thành nhiều kỳ nên công ty ít chịu gánh nặng thanh toán hơn so với việc đi mua. Phƣơng pháp này ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam và đƣợc nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Công ty cũng nên tiến hành nâng cấp và đổi mới TSCĐ trong thời gian tới. Công ty nên xem xét việc mua sắm TSCĐ đúng phƣơng hƣớng, đúng mục đích, có ý nghĩa lớn và quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung, điều đó giúp cho việc tính khấu hao của công ty chính xác

máy móc thiết bị thì chắc chắn sẽ bị thua kém trong cạnh tranh. Đây là vấn đề chiến lƣợc lâu dài mà công ty cần có phƣơng hƣớng đầu tƣ đúng đắn, tuy nhiên cần phải xem xét hiệu quả của sự đầu tƣ mang lại, công ty mua sắm TSCĐ phải dựa trên khả năng hiện có của mình về lao động, khả năng tiêu thụ về sản phẩm, nghiên cứu kỹ lƣỡng các TSCĐ đầu tƣ về mặt tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm nhằm tạo ra sức mạnh cạnh tranh so với các công ty đối thủ.

Việc mua sắm nhiều máy móc thiết bị hiện đại, phù hợp với tiến bô khoa học kỹ thuật tiên tiến, công suất lớn cho sản phẩm đạt chất lƣợng cao, do đó hạ giá thành và tăng lợi nhuận cho công ty. Doanh thu tiêu thụ lớn, lợi nhuận tăng nhanh góp phần tích cực trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung, và hiệu quả sử dụng VCĐ nói riêng.

Tiến hành quản lý chặt chẽ TSCĐ là một việc làm cần thiết để có thể có những biện pháp thích hợp cho việc quản lý và sử dụng VCĐ. Một trong những phƣơng án giúp công ty quản lý tốt TSCĐ là công ty nên tiến hành phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận nội bộ công ty, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, đồng thời kiểm kê đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ trong năm. Đối với TSCĐ thuộc loại thanh lý hay nhƣợng bán thì công ty phải tiến hành lập hội đồng đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định về giá trị tài sản.

Công ty nên thực hiện đánh giá lại TSCĐ vào cuối mỗi kỳ hoặc niên độ kế toán. Trong nền kinh tế thị trƣờng giá cả thƣờng xuyên biến động, hiện tƣợng hao mòn vô hình xảy ra rất nhanh chóng, điều này làm cho nguyên giá và giát trị còn lại của TSCĐ không còn chính xác, phản ánh sai lệch so với giá trị hiện tại của chúng. Việc thƣờng xuyên đánh giá lại TSCĐ giúp công ty lựa chọn cho mình đƣợc phƣơng pháp khấu hao hợp lý nhằm thu hồi lại vốn hoặc có những biện pháp xử lý kịp thời đối với tài sản mất giá, tránh tình trạng thất thoát vốn.

Có phương pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả các công cụ dụng cụ không đủ điều kiện ghi nhận tài sản cố định hiện đang đƣợc theo dõi trên chi phí trả trƣớc của công ty, vì số công cụ, dụng cụ này chiếm tỷ trọng khong nhỏ trong tài sản dài hạn cần theo dõi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH SUNG NAM VINA (Trang 71 - 74)