Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu 0284 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP ngoại thương bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 39)

Tái cấu trúc ngân hàng nên đi đôi với việc tái cấu trúc doanh nghiệp.Tuy nhiên tái cấu trúc doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tốn thời gian để xử lý hơn tái cấu trúc ngân hàng.

Chế độ xã hội và đặc điểm của các tổ chức kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia có ảnh hưởng tới cách tiếp cận trong cải cách và tái cấu trúc,qua đó ảnh hưởng tới hiệu quả và tốc độ tái cấu trúc. Nhận thức được điều này sẽ giúp ta phát huy những ảnh hưởng tích cực từ chế độ xã hội và đặc điểm của nền kinh tế tới tái cấu trúc và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực.

Cải cách quản trị công ty đóng vai trò quan trọng trong tái cấu trúc,góp phần đảm bảo thành công của công cuộc cải cách vì đây là biện pháp giải quyết những yếu kém căn bản của hệ thống ngân hàng phụ thuộc nhiều vào các ngân hàng thương mại nhà nước và kém hiệu quả.

Những hạn chế của luật pháp như thiếu các quy định phù hợp thủ tục về thanh lý tài sản, luật phá sản,việc chậm trễ và thiếu kinh nghiệm của tòa án đối với quá trình xử lý phá sản và vấn đề thanh toán là trở ngại trong quá trình tái cấu trúc. Do vậy, để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thành công cần kết hợp các biện pháp tài chính với những cải cách về các quy định và luật pháp. Đặc biệt, cải cách về quản trị trong ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong tái cấu trúc.

Chính phủ nên làm rõ việc phân bổ chi phí tái cấu trúc ngân hàng và cam kết cung cấp đủ số lượng các nguồn lực tài chính cần thiết. Nếu chi phí phân bổ không được làm rõ, việc tái cấu trúc tiếp tục bị trì hoãn do thiếu kinh phí cuối cùng sẽ phải chịu gánh nặng tài chính lớn hơn.

> Các định hướng cải cách hệ thống NHTM của Việt Nam

Giai đoạn 1: Kiềm chế khủng hoảng và củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng

Thứ nhất, Chính phủ cần đảm bảo rằng người gửi tiền sẽ không bị tổn thất và thiệt hại khi một ngân hàng nào đó bị giải thể hay sáp nhập trong quá trình tái cơ cấu.

Thứ hai, đối với những ngân hàng sẽ tiếp tục hoạt động, Chính phủ và NHTW cần đưa ra thông điệp rằng các ngân hàng đó đã đáp ứng được các chuẩn mực kế toán và an toàn hoạt động hợp với thông lệ quốc tế (đặc biệt liên quan đến việc quản lý nợ xấu và phân loại tài sản), có các biện pháp quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ tốt hoặc đưa ra lộ trình bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đối với các NHTM.

Thứ ba, Chính phủ và NHTW cần đưa ra thông điệp về việc xây dựng quy chế an toàn, nâng cao năng lực của các cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng để đảm bảo rằng hệ thống ngân hàng sẽ được vận hành an toàn trong tương lai.

Thứ tư, kinh nghiệm các nước cho thấy, giải pháp tốt nhất để duy trì được lòng tin công chúng là minh bạch hóa thông tin và một kế hoạch, lộ trình tái cấu trúc mạnh mẽ, quyết liệt.

Đảm bảo thanh khoản cho các NHTM: Để hạn chế rủi ro khủng hoảng ngân hàng lan rộng trong toàn hệ thống, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hầu hết NHTW các nước đều tích cực hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, áp dụng cơ chế hỗ trợ thanh khoản đặc biệt và dùng các giao dịch phi tiền mặt như

bảo lãnh các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng để cứu các ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản.

Giai đoạn 2: Rà soát khuôn khổ pháp lý và phân loại ngân hàng - Rà soát khuôn khổ pháp lý:

Năm 1999, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện rà soát và ban hành Quyết định 389/1999/QĐ-NHNN10 ngày 27/10/1999 về việc bãi bỏ một số văn bản trong ngành Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

từ năm 1992 đến 1998.

Tuy nhiên, từ năm 1999 đến nay, tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam, về cơ bản, đã thay đổi rất nhiều. Đặc biệt, khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng đã có những thay đổi. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997, Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004 hết hiệu lực thi hành kể từ khi

hai luật mới có hiệu lực. Trên thực tế hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành tồn tại một số lượng rất lớn các văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp và không được tiếp tục áp dụng trên thực tế.

Chính vì vậy, việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành một Thông tư bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay là hết sức cần thiết, góp phần đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

- Rà soát chất lượng tài sản và phân loại ngân hàng:

NNNH chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hoạt động cho vay, tỷ lệ an toàn vốn và giới hạn cấp tín dụng, không cho vay mới để trả nợ cũ với mục đích che giấu nợ cũ. Chủ động phối hợp với khách hàng vay để thực hiện việc đánh giá chất lượng và khả năng thu hồi các khoản nợ để có biện pháp xử lý phù hợp, như: Cơ cấu lại nợ một cách cách hợp lý để giảm khó khăn tài chính tạm thời cho doanh nghiệp, trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật, thực hiện tốt việc mua bán nợ theo quy định của pháp luật, trường hợp tổ chức tín dụng có nhu cầu chào mua, bán các khoản nợ nhưng chưa tìm được bên bán nợ/bên mua nợ, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng tổng hợp, báo cáo để Ngân hàng Nhà nước thông tin, khuyến nghị các tổ chức tín dụng khác tham gia mua/bán.

Trên cơ sở chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng nêu tại Kết luận số 10-KL/TW ngày 18/10/2011 của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Ngân hàng Nhà nước đã chủ trì xây dựng, trình Chính phủ Đề án cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011-2015. Đề án đã được Ban Cán sự Đảng Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị ngày 02/2/2012 để cho ý kiến. Tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị, Ngân hàng

Nhà nước đã hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tại Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012. Để triển khai thực hiện Đề án, ngày 18/4/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 734/QĐ-NHNN về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”.

Việc thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng được tiến hành khẩn trương, quyết liệt, nhưng thận trọng và bước đầu đã đạt được một số kết quả quan trọng, nguy cơ đỗ vỡ hệ thống ngân hàng được đẩy lùi, thanh khoản của hệ thống được cải thiện, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; tâm lý, niềm tin của nhân dân vào chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được củng cố

Giai đoạn 3: Cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém - Sáp nhập và hợp nhất các ngân hàng yếu kém:

Sau khi đánh giá được mức vốn thực có của các NHTM sau khi đã bù đắp các khoản thiệt hại về nợ xấu và dự phòng, hầu hết Chính phủ và NHTW các nước thực hiện tái cấu trúc đều mạnh tay cơ cấu lại các NHTM yếu kém trên cơ sở sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng yếu kém hoặc yêu cầu tăng vốn để tăng cường năng lực cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong một vài trường hợp phải áp dụng biện pháp hành chính để buộc các NHTM phải tăng vốn hoặc phải sáp nhập lại với nhau để đảm bảo mức vốn tối thiểu an toàn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng, thậm chí rút giấy phép hoặc đóng cửa cũng như buộc phải tuyên bố phá sản.

- Mua lại ngân hàng, quốc hữu hóa một phần, góp vốn:

Việc Chính phủ mua lại hoặc đầu tư vào vốn cổ phần của các ngân hàng yếu kém là một trong những giải pháp tạm thời cuối cùng đối với các NHTM không có khả năng sáp nhập đều phải thực hiện nghĩa vụ này. Trong

một số trường hợp, sau khi rà soát và xác định nhóm các ngân hàng yếu kém, Chính phủ có thể tiến hành kêu gọi các nhà đầu tư bên ngoài đồng tài trợ hay góp vốn cùng Chính phủ để khôi phục hoạt động của các ngân hàng xấu. Nguồn vốn này thường được trích ra từ các quỹ đặc biệt do Chính phủ lập ra để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.

- Mở rộng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong thời gian nhất định:

Đây là biện pháp mà Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét để nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài trong khoảng thời gian khó khăn nhất định của một nhóm ngân hàng.

Qua nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng cho thấy tuỳ theo sự phát triển, điều kiện kinh tế xã hội và sự hoàn thiện môi trường pháp lý của từng nước cũng như khả năng quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật, và trình độ của đội ngũ cán bộ của từng Ngân hàng thương mại và các nhân tố ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng hoạt động tín dụng. Vấn đề cơ bản là chúng ta phải nắm chắc những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng. Nắm chắc và biết vận dụng sáng tạo ảnh hưởng của các nhân tố này trong hoàn cảnh thực tế, từ đó tìm ra những biện pháp quản lý có hiệu quả để củng cố nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, tạo điều kiện cho sự thành công của tín dụng nói riêng và của Ngân hàng thương mại nói chung.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cơ bản về tín dụng, phân loại tín dụng, chất lượng tín dụng, nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng hoạt động tín dụng và bên cạnh đó việc nghiên cứu vấn đề cải cách và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng Trung Quốc đã giúp đưa ra nhiều bài học thực tiễn cho các ngân hàng ở Việt Nam. Các vấn đề cơ sở lý luận là thật sự cần thiết và là tiền đề để đánh giá thực trạng tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Bắc Giang sẽ được nêu ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LỰỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu 0284 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP ngoại thương bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 39)