Biện pháp nhân sự

Một phần của tài liệu 0284 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP ngoại thương bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 98)

Cán bộ Ngân hàng nói chung và cán bộ làm công tác tín dụng nói riêng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng. Xuất phát từ đặc điểm vốn đầu tư theo dự án nhất là các dự án trung dài hạn thời gian dài vốn đầu tư lớn, kỹ thuật công nghệ phức tạp tiềm ẩn rủi ro lớn; vì vậy yêu cầu đòi hỏi cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng phải có trình độ, có kiến thức kinh tế thị trường, am hiểu pháp luật, trình độ ngoại ngữ... Để thẩm định, đánh giá dự án, phát hiện và ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Thực tế hiện nay cán bộ tín dụng của Chi nhánh còn rất trẻ nên kinh nghiệm thẩm định và phân tích dự án còn nhiều hạn chế; vì vậy cần có giải pháp cụ thể:

+ Tuyển dụng cán bộ có chuyên môn, chuyên ngành tín dụng Ngân hàng, cán bộ thẩm định kinh tế kỹ thuật dự án đã qua đào tạo và có kinh nghiệm thực tế để có thể thực hiện tốt thẩm định trước khi cho vay, giám sát tiền cho vay và quyết toán vốn đầu tư đi vào sử dụng.

+ Đào tạo và đào tạo lại cán bộ tín dụng để bổ sung kiến thức phù hợp với yêu cầu đòi hỏi. Tăng cường công tác kiểm tra trình độ cán bộ, thông qua hình thức tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn để qua đó có biện pháp đào tạo và bổ sung kịp thời.

+ Có chính sách tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng, bồi dưỡng và đào tạo những cán bộ chuyên sâu quản lý dự án lớn, dự án vừa, dự án nhỏ. Đồng thời cần quan tâm đào tạo một số cán bộ tín dụng giữ vai trò cán bộ tín dụng đầu

đàn. Đề nghị Ngân hàng cấp trên thường xuyên mở lớp đào tạo lại cán bộ tập trung chủ yếu chuyên đề tín dụng và thẩm định dự án đầu tư.

Việc nâng cao chất lượng nhân sự là cần thiết cho hoạt động của ngân hàng nói chung và nâng cao tuyển dụng đào tạo nói riêng. Để đáp ứng yêu cầu này ngàỳ càng cao của công tác tín dụng trong thời kỳ hiện nay, cán bộ tín dụng cần hội tụ đủ những điều kiện sau:

Một là, cán bộ ngân hàng phải có kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng cá nhân và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức tổng hợp về các lĩnh vực kinh tế, nắm vững chủ trương chính sách của Nhà nước, phải có kiến thức cơ bản về pháp luật, nắm vững quy trình nghiệp vụ, các văn bản hướng dẫn có liên quan đến công tác tín dụng của Nhà nước, của Bộ tài chính, của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam vì đây là khung pháp lý cần thiết nhằm nâng cao chất lượng cho các hoạt động của ngân hàng. Kiến thức chuyên môn là rất quan trọng song do đặc trưng của công tác tín dụng cũng đòi hỏi cán bộ ngân hàng có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh vững vàng, tâm huyết và có tinh thần trách nhiệm.

Hai là, đối với cán bộ chỉ đạo, điều hành công tác tín dụng ngoài những yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức còn phải đáp ứng được

những yêu cầu và khả năng định hướng kinh doanh, nhạy bén và khả năng quản

trị nhân lực.

Ba là, đổi mới công tác tuyển dụng và đào tạo. Cần chú trọng tuyển dụng cán bộ có trình độ loại khá trở lên, thuộc các chuyên ngành tài chính, ngân hàng hệ chính quy của các trường đại học có danh tiếng. Trong công tác đào tạo cần đổi mới theo hướng vừa chuyên sâu tác nghiệp kỹ năng cụ thể, vừa đa năng linh hoạt. Phát huy tinh thần làm việc độc lập, tự nghiên cứu của cán bộ tín dụng. Ban lãnh đạo phải thường xuyên tập huấn về quản lý kinh doanh, quản lý rủi ro tín dụng thông qua các khóa đào tạo của ngân hàng.

Bốn là, đối với cán bộ tín dụng phải thường xuyên có kế hoạch bồi dưỡng, bổ sung những kiến thức cần thiết. Nếu cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn sâu thì khả năng phán đoán, quyết định chính xác hơn, từ đó hạn chế được rủi ro, nâng cao chất lượng cho các khoản tín dụng. Ngoài việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, khả năng giao tiếp ứng xử, nắm bắt tâm lý khách hàng, khả năng thương lượng với khách hàng, ngân hàng nên thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm hội thảo trong nội bộ để tổng kết những thành tích đạt được cũng như rút kinh nghiệm những hạn chế và tồn tại, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục.

Năm là,Nâng cao chất lượng nghiệp vụ: Cán bộ tín dụng cần thực hiện nghiêm những quy định, quy trình nghiệp vụ cho vay, nâng cao chất lượng thẩm định, kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay. Tại chi nhánh, giám đốc và trưởng phòng tín dụng cần theo dõi sát tình hình là việc của từng cán bộ tín dụng, lắng nghe ý kiến đề xuất của họ. Phải quan tâm công tác đánh giá khách hàng, để xác định cho được khách hàng vay vốn thuộc đối tượng nào, uy tín của họ đối với bạn hàng ra sao, có sẵn lòng trả nợ cho ngân hàng hay không; phương án vay vốn có mang lại hiệu quả kinh tế để khách hàng trả nợ NHPT; cán bộ tín dụng phải nghiên cứu kỹ khách hàng của mình như:

- Xem xét, phân tích kỹ trình độ quản lý kinh doanh và trình độ quản trị của khách hàng là các doanh nghiệp.

- Phân tích kỹ tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. - Xem xét kỹ uy tín của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng.

- Nghiên cứu, kiểm tra ký tính pháp lý, tính thanh khoản của tài sản thế chấp,...; những trường hợp đặc biệt trưởng phòng phải làm việc trực tiếp với khách hàng để nắm bắt tình hình cụ thể và đưa ra những quyết định chính xác.

Sáu là, xây dựng cẩm nang cho cán bộ trong việc tiếp thị, xử lý nghiệp vụ, phương pháp thẩm định, kiểm soát khách hàng. Xây dựng và thực hiện

phong cách làm việc khoa học, tỷ mỉ cụ thể.. .Từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của cán bộ tín dụng.

Bảy là, đi đôi với việc đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng cần có chính sách tiền lương, tiền thưởng phù hợp thu hút chất xám, tăng tính cạnh tranh, tính năng động trong môi trường làm việc. Ngân hàng cần khen thưởng thích đáng nhằm động viên cán bộ tín dụng tích cực tìm kiếm dự án có hiệu quả để mở rộng tín dụng; đồng thời có chế độ xử phạt nghiêm khắc những cán bộ thoái hóa biến chất, có những hành vi tiêu cực gây tổn thất cho ngân hàng. Tạo môi trường làm việc hòa đồng, chân thành, đoàn kết, khuyến khích tính sáng tạo của cán bộ, tiếp tục tăng cường hơn nữa sự phối hợp của các tổ chức Đảng, chuyên môn, công đoàn và thanh niên để tạo thành một tập thể ngày càng vững mạnh, đoàn kết.

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.1 Kiến nghị với chính phủ

Kiến nghị với Chính phủ và chính quyền địa phương xây dựng chính sách phát triển kinh tế xã hội ổn định và đúng đắn, phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong nước. Chính phủ tạo lập một môi trường chính trị ổn định, không có những biến động gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, từ đó giúp cho nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng sẽ tránh được những cú sốc do những biến động bất ngờ từ môi trường kinh doanh.

Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn có liên quan để tăng cường tính pháp lý, tạo tính động bộ, nhất quán và hoàn chỉnh của hệ thống chính sách và pháp luật về TDDT của Nhà nước. Trong năm 2014, theo kế hoạch sẽ trình Quốc hội ban hành luật về TDDT và hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, phù hợp với các luật mới như: Luật Ngân hàng Nhà nước, luật các tài chính tín dụng, luật giám sát an toàn hoạt động Ngân hàng và các luật, văn bản hướng dẫn có liên quan.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, NHTM và các TCTD, các tổ

chức kinh tế bình đẳng trước pháp luật về trách nhiệm, nghĩa vụ, trong đó có quan hệ vay trả. Chính phủ và pháp luật cần quy định về quyền đòi nợ của ngân

hàng, cho vay và nghĩa vụ trả nợ vô điều kiện của người vay cũng như quyền xử

lý tài sản đảm bảo tiền vay. Mặt khác, xử lý nghiêm minh đối với các doanh nghiệp và người vay không trả nợ song phẳng nếu nguyên nhân không thuộc về

chủ quan của ngân hàng hoặc các nguyên nhân khách quan khác.

Tạo môi trường bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp, dù là lớn hay nhỏ, thuộc thành phần kinh tế quốc doanh hay ngoài quốc doanh khi đến va vốn của ngân hàng phải được đối xử một cách công bằng, không phân biệt.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần giảm thiểu sự can thiệp trong hoạt động

ngân hàng, kết hợp nâng cao tính tự chủ của ngân hàng thông qua một số biện pháp sau:

- Hạn chế các khoản vay theo chỉ định.

- Nâng cao tính tự chủ về công tác nhân sự cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

- Nâng cao tính tự chủ về tài chính cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương

Việt Nam.

Ngoài ra, các đơn vị chủ quản là các Bộ, ban, ngành hỗ trợ và phối hợp với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong việc hoàn tất hồ sơ tín dụng, thẩm định dự án món vay cũng như xử lý nợ. Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp đề ra ở trên nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TDDT một cách hiệu quả nhất.

Cải tiến công tác toà án, thi hành án, sớm chỉnh sửa Pháp lệnh thi hành án để nâng cao hiệu lực pháp lý của các bản án đã có hiệu lực thi hành, rút ngắn thời gian tố tụng, thời gian tố tụng, thời gian thi hành án.

Nhà nước cần đẩy mạnh hoạt động trên các thị trường như thị trường chứng khoán để doanh nghiệp dễ dàng huy động các nguồn vốn khác, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhà nước cần có biện pháp kinh tế và hành chính buộc các doanh nghiệp chấp hành đúng các chế độ về kế toán thống kê, thực hiện tốt công tác duyệt, quyết toán đã quy định nhằm đảm bảo tính pháp lý của nguồn số liệu mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng.

Xoá bỏ và xử phạt nghiêm minh hình thức cho vay nặng lãi, kinh doanh tiền tệ trái phép dưới mọi hình thức.

Chính phủ cần có chính sách xử lý rủi ro đối với các ngân hàng cho vay vốn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, bình đẳng như đối với doanh nghiệp nhà nước như; khoanh nợ, xoá nợ, ân hạn, ưu đãi. nhanh chóng đưa quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đi vào hoạt động, hình thành quỹ tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu.

Cơ chế pháp lý về việc thu hồi nợ : Một thực trạng hiện nay làm những người thu hồi nợ rất vất vả là cơ chế pháp lý cho thu hồi nợ vừa thiếu, vừa mâu thuẫn vừa không nghiêm trong việc chấp hành, vừa kéo dài trong thi hành án, vướng mắc ngay từ văn bản luật, pháp lệnh. đến các văn bản khác thâp hơn. Do đó, phải thiết lập một cơ chế pháp lý khắc phục những bất cập hiện hành, thể hiện dưới dạng văn bản có hiệu lực cao nhất là luật.

Một phần của tài liệu 0284 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP ngoại thương bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 98)