Qua thực trạng đã được đề cập ở trên, ta thấy cán bộ tín dụng đã thực hiện được căn bản các quy trình phân tích tín dụng, chất lượng phân tích là khá tốt, biểu hiện ở tỉ lệ nhóm nợ xấu, nợ quá hạn không quá cao, việc tăng trưởng tín dụng đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Để thấy được rõ nét nhất chất lượng phân tích tín dụng, ta có thể xem bảng tỷ trọng nợ quá hạn và nợ xấu so với tổng dư nợ của chi nhánh dưới đây:
Như vậy, đánh giá theo chỉ tiêu nợ quá hạn thì dư nợ quá hạn đến 31/12/2013 tại chi nhánh là 20,3 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,47% trong tổng dư nợ. So với 31/12/2012, dư nợ quá hạn tăng 14,24 tỷ đồng (tỷ lệ nợ quá hạn tăng 0,27%). Trong đó, nợ quá hạn doanh nghiệp nhà nước là 17 tỷ, doanh nghiệp quốc doanh là 0,3 tỷ, còn lại 3 tỷ là nợ quá hạn cá nhân. Còn theo chỉ tiêu nợ xấu thì:
- Nợ nhóm 3: 10,1 tỷ đồng - Nợ nhóm 4: 0,8 tỷ đông - Nợ nhóm 5: 19,5 tỷ đồng
Tổng nợ xấu (nhóm 3,4,5) ở thời điểm 31/12/2012 là 29,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,7% trong tổng dư nợ. Như vậy là tăng lên so với tổng nợ xấu thời điểm 31/12/2011 (5,17 tỷ) .Tuy nhiên hầu hết số nợ xấu trên đều có tài sản đảm bảo nên khả năng mất vốn khó xảy ra.
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tại chi nhánh 0.8 0.7 0.6 0.5 0.4 0.3 0.2 0.1 0 2011 2012 2013 Ty lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ xấu
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam)
Lợi nhuận của chi nhánh có được chủ yếu tự hoạt động tín dụng, nên chi nhánh cũng rất quan tâm đến việc marketing tìm kiếm khách hàng mới. Đi đôi với việc tìm kiếm khách hàng mới, tiềm năng rủi ro cũng tăng lên do thông tin về những khách hàng này không nhiều, điều này càng khẳng định tầm quan trọng của việc phân tích tín dụng. Chất lượng phân tích tín dụng có cao thì rủi ro tín dụng mới giảm và uy tín của chi nhánh mới được nâng cao.
Thực hiện chủ chương lớn của chính phủ là mọi dự án, mọi công trình đầu tư cho sản xuất kinh doanh đều thực hiện theo cơ chế "vay trả", xóa hình thức đầu tư bao cấp dưới dạng cấp phát cho các công trình sản xuất kinh doanh trước đây. Ngân hàng TMCP ngoại thương Bắc Giang đã phát huy nỗ lực chủ quan, vượt qua những khó khăn thử thách của giai đoạn chuyển đổi cơ
chế, nhanh chóng hoà nhập vào thị trường để tồn tại, đứng vững và ngày càng tăng trưởng, phục vụ có hiệu quả cho đầu tư phát triển, tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trước tình hình kinh tế -xã hội của đất nước tăng trưởng và phát triển qua các năm, những đổi mới trong cơ chế quản lý, điều hành của đất nước. Ngân hàng đã có định hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn phù hợp với chính sách tiền tệ cuả Đảng và nhà nước, về mọi mặt kinh doanh ngân hàng nói chung, công tác tín dụng trung dài hạn nói riêng đáp ứng yêu cầu bức thiết của nền kinh tế và bản thân Ngân hàng.
Từ những định hướng đó, Ngân hàng không ngừng đổi mới mô hình tổ chức pháp lý, quy chế nghiệp vụ tương đối kịp thời và đầy đủ, tạo lập được hành lang pháp lý để điều hành chỉ đạo thực hiện công tác tín dụng có chất lượng hiệu quả.
Trong những năm qua tín dụng trung dài hạn đã thực hiện phương châm đổi mới cơ chế, lĩnh vực đầu tư kinh tế theo chiều sâu. Tín dụng trung dài hạn nhằm cung ứng vốn cho các doanh nghiệp có tiềm năng mở rộng phát triển sản xuất mà thiếu vốn cần vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất trong thời gian ngắn mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là trong giai đoạn hiện nay các doanh nghiệp đang cần đổi mới thiết bị công nghệ, thì hình thức tín dụng trung dài hạn là một giải pháp đúng đắn để chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh, góp phần tháo gỡ khó khăn, thực sự trao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh cho các đơn vị kinh tế.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Bắc Giang đã thực sự trở thành bạn hàng của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, với chính sách khách hàng: ngân hàng xác định mọi hoạt động của ngân hàng khởi đầu từ khách hàng, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm mục tiêu hoạt động của mình. Ngân hàng thực hiện tiếp cận doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp
lập hồ sơ tín dụng theo đúng quy định, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành sớm các thủ tục xin vay được nhanh chóng, thuận lợi. Thực hiện phương thức giao dịch một cửa, tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp trong liên hệ vay vốn, xây dựng uy tín ngân hàng, tiếp tục phát huy vị thế chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư và phát triển. Ngân hàng đã nỗ lực vượt bậc phục vụ đầu tư phát triển, thực hiện CNH, HĐH, hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển do nhà nước giao, tập trung vốn cho các công trình, dự án trọng điểm của nhà nước. Đồng thời nâng cao vai trò chủ quản của ngân hàng đối với những khoản vay nằm trong kế hoạch Nhà nước.
Đối với mọi dự án đầu tư, ngân hàng đều thực hiện nghiêm túc việc lập hồ sơ xét duyệt cho vay theo quy định được ban hành của các cấp có thẩm quyền. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án, phân tích tín dụng, để tìm ra những rủi ro tiềm ẩn, loại trừ những dự án kém hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn vốn cho ngân hàng. Bên cạnh đó trong quá trình cho vay, ngân hàng tiến hành thực hiện kiểm tra, gồm cả kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, mỗi khoản vay đều có người chịu trách nhiệm từ cơ sở đến trung ương tuỳ từng mức độ khác nhau.
Ngân hàng đã lựa chọn được những cán bộ đủ đức, đủ tài, nhiệt tình công tác vào những công trình trọng điểm, những khó khăn, tạo điều kiện giúp khách hàng, tư vấn cho doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhất để đưa các công trình vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả mang lại lợi ích cho cả hai bên, ngân hàng và khách hàng. Để tạo nguồn vốn cho tín dụng trung dài hạn ngân hàng đã khai thác triệt để nguồn vốn huy động. Ngân hàng coi chính sách nguồn vốn là một trong các chính sách quan trọng quyết định sự thành công của ngân hàng, tạo vốn là khâu mở đường cho mọi hoạt động kinh doanh nên đã nỗ lực tạo một mặt bằng vốn vững chắc, ngày càng tăng trưởng kể cả VNĐ và ngoại tệ. Ngân hàng thực hiện đa dạng hoá nguồn vốn bằng
việc đa dạng hoá các hình thức, biện pháp và các kênh huy động vốn trong và ngoài nước, chú trọng tăng tỷ trọng vốn trung dài hạn thông qua việc phát hành kỳ phiếu , trái phiếu, tăng tiền gửi và tiền tiết kiệm dài hạn trong dân cư, khai thác nhiều nguồn tài trợ trung dài hạn của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế phục vụ cho đầu tư phát triển.
Ngân hàng tích cực thay đổi cơ cấu cho vay trung dài hạn các ngành kinh tế, chủ yếu hướng vào các ngành công nghệ cao, các ngành mũi nhọn, các ngành chế biến nông sản làm hàng xuất khẩu, phục vụ phát triển kinh tế.
Trong năm 2012 vừa qua, Ngân hàng giữ vững và phát huy tốt vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển, chủ động khai thác vốn, tập trung vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm của nhà nước, lựa chọn các dự án khả thi hiệu quả để đầu tư, đối với những dự án đầu tư mà đang gặp khó khăn, Ngân hàng đã có những biện pháp tháo gỡ xử lý cụ thể, đồng thời có đề xuất với chủ dự án, cơ quan chủ quản các cấp để giải quyết.
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, trong hoạt động của ngân hàng vẫn còn nhiều khó khăn , tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục trong đó hoạt
động tín dụng trung dài hạn còn tồn tại những vấn đề liên quan đến chất lượng tín dụng cần phải giải quyết.