Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàngTMCP

Một phần của tài liệu 0284 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP ngoại thương bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 88)

Ngoại thương Bắc Giang

Qua hơn 3 năm thành lập và hoạt động ngân hàng TMCP Ngoại thương Bắc Giang đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Đó là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ lãnh đạo và nhân viên ngân hàng. Để ngày một phát triển vững mạnh, tạo chỗ đứng vững chắc trong thời kỳ hội nhập quốc tế, mục tiêu phấn đấu giữ vững vai trò chi nhánh có chất lượng hoạt động tốt nhất trong hệ thống NASP và luôn là ngân hàng vững mạnh trên địa bàn Bắc Giang, cụ thể: Tốc độ tăng vốn huy động là

20% - 25% /năm, đầu tư tín dụng đạt mức tăng 30% / năm, tăng cường các sản phẩm dịch vụ mới, mở rộng mạng lưới chi nhánh tại nhiều huyện để thu hút khách hàng, tăng trưởng lợi nhuận hàng năm từ 10% - 15% .

Riêng hoạt động tín dụng, để phát huy những kết quả đã đạt được mà ngân hàng đã đề ra, nhiệm vụ kinh doanh của chi nhánh Bắc Giang trong thời gian tới là lấy mục tiêu ổn định phát triển - an toàn vốn làm tư tưởng chỉ đạo.

+ Tiếp tục tăng trưởng dư nợ lành mạnh, an toàn hiệu quả, nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư.

+ Tiếp tục phân loại doanh nghiệp để kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, mở rộng thị trường và thu hút khách hàng.

+ Tiếp tục thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi. Gắn với việc sử lý tài sản thế chấp phối hợp với các cơ quan pháp luật và các cơ quan thi hành án, để sớm giải quyết thu hồi nợ.

+ Tiếp tục tham gia thực hiện dự án hiện đại hóa và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

+ Tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ .

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Bắc Giang

3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác thu thập thông tin

Nguồn thông tin là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng. Thông tin đầy đủ, có độ tin cậy cao và cập nhật là cơ sở cần thiết để cán bộ tín dụng có thể phân tích và đưa ra nhận định chính xác về khách hàng từ đó có những quyết định hợp lý trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do đó, cần thiết phải có những biện pháp để nâng cao hơn nữa công tác thu thập thông tin.

Một là, thiết lập hệ thống thu thập và xử lý thông tin từ các cơ quan báo chí, thu thập tài liệu về chủ trương chính sách, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của nhà nước, các văn bản có liên quan.

Hai là, hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo nội bộ, đồng thời xây dựng một hệ thống thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu riêng phục vụ cho việc phân tích tài chính doanh nghiệp.

Ba là, tăng cường hợp tác, trao đổi chia sẻ thông tin giữa các NHTM Việt Nam trong việc cung cấp thông tin cho nhau về khách hàng, nhằm giảm thiểu rủi ro.

Thực tế cho thấy do thu thập thông tin từ bên ngoài là rất tốn kém và mất nhiều thời gian, công sức nên thường bị bỏ qua và làm hạn chế rất nhiều chất lượng của nguồn thông tin, dẫn tới những rủi ro không đáng có cho các NHTM Việt Nam.

3.2.2. Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

Khi đánh giá tình hình tài chính vay vốn, phân tích các chỉ số tài chính đóng vai trò quan trọng.các hệ số tài chính cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tính toán các hệ số này chưa được thực hiện một cách thống nhất đối với tất cả các doanh nghiệp vay vốn. Ngân hàng yêu cầu tất cả các cán bộ tín dụng tính toán một số hệ số quan trọng: Hệ số khả năng thanh toán, hệ số phản ánh tình hình hoạt động, hệ số cơ cấu vốn, hệ số sinh lời để đánh giá doanh nghiệp khách quan, chính xác.Ngân hàng cũng cần bổ sung các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, khả năng hoạt động tài sản, các chỉ tiêu về phân tích dòng tiền. 3.2.2.1. Thực hiện quy trình cho vay, thẩm định dự án một cách nhanh chóng nhất nhưng vẫn đảm bảo an toàn đúng pháp luật.

- Thiết kế thủ tục cho vay đơn giản, phù hợp với pháp luật hiện hành, đảm bảo mục tiêu an toàn trong kinh doanh, thích ứng với từng nhóm khách

hàng, từng loại cho vay... xoá bỏ cơ chế “một cửa, một dấu nhưng nhiều chữ ký” nhằm tiết kiệm thời gian, tránh gây phiền hà cho khách hàng.

- Chi nhánh cần thiết lập một bộ phận chuyên làm nhiệm vụ thu thập, phân tích, lưu trữ thông tin về khách hàng, năng động tìm kiếm các biện pháp xử lý, khai thác sử dụng những thông tin đó một cách có hiệu quả nhất. Đồng thời thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kĩ năng phân tích doanh nghiệp cho các cán bộ tín dụng khuyến khích họ tiếp cận công nghệ thông tin hiện đại.

Trong những năm qua hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã có những bước phát triển đáng kể nhưng khả năng phân tích tín dụng vẫn còn nhiều hạn chế, khi phân tích tín dụng, cán bộ tín dụng chủ yếu dựa vào bản năng phân tích, kinh nghiệm, không tuân thủ theo một quy trình cụ thể nào cả. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng đánh giá khách hàng để cho hoạt động phân tích thích ứng với kỹ năng, mô hình phân tích tín dụng hiện đại cần thiết lập hệ thống thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như:

- Đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ thông tin, thiết lập phần mềm quản lý khách hàng, thống kê nghiên cứu, lưu trữ thông tin nhằm bổ sung cho việc phân tích đánh giá khách hàng các lần vay sau.

- Tăng cường hợp tác với các NHTM khác, các cấp chính quyền sở tại nhằm trao đổi thông tin cho nhau về khách hàng.

3.2.2.2. Nâng cao chất lượng đánh giá khách hàng.

Phân tích đánh giá khách hàng là công việc thường xuyên nhằm đánh giá khả năng trả nợ vay của khách hàng là cơ sở thiết lập mối quan hệ tín dụng. Để nâng cao hiệu quả đánh giá khách hàng cần có những tiêu chuẩn cụ thể, chất lượng đánh giá khách hàng thể hiện ở khả năng phân tích, nhận định tình hình khách hàng trước, trong và sau khi cho vay nó có quan hệ nhân quả với chất lượng tín dụng, đánh giá khách hàng càng chính xác thì chất lượng tín dụng càng cao.

Trong cơ chế thị trường, tình hình tài chính, kinh doanh của các đơn vị thường xuyên liên tục có biến động, SXKD có lúc thuận lợi, có lúc khó khăn, có doanh nghiệp đứng vững được, có doanh nghiệp bị đào thải. Báo cáo tình hình tài chính doanh nghiệp có trường hợp phản ảnh không trung thực, thiếu chính xác, hiện tượng lãi giả lỗ thật còn phổ biến vì vậy công tác phân tích đánh giá khách hàng cần tập trung một số vấn đề sau:

+ Thường xuyên phân tích hoạt động tài chính của khách hàng: Khả năng tài chính của khách hàng là yếu tố cơ bản quyết định khả năng trả nợ vay Ngân hàng, khả năng tài chính phụ thuộc vào vốn tự có, hiệu quả kinh tế của món vay, kết quả kinh doanh của khách hàng qua các thời kỳ. Yêu cầu báo cáo tài chính phải thực hiện đúng theo chế độ báo cáo thống kê, tình hình tài chính lành mạnh không có nợ nần dây dưa, công tác phân tích tài chính phải tiến hành thường xuyên một quý một lần. Đặc biệt đối với các đơn vị dư nợ vay lớn trả nợ và lãi không sòng phẳng như Công ty xi măng Thái Bình, Công ty vận tải biển nam, ... yêu cầu cần đi sâu phân tích tình hình cân đối vốn, hệ số thanh toán, khả năng thanh toán, công nợ phải thu, kết quả kinh doanh... trên cơ sở đó có những biện pháp xử lý kịp thời.

+ Thường xuyên kiểm tra đảm bảo nợ vay, kiểm tra xử dụng vốn vay nhằm phát hiện vốn vay sử dụng sai mục đích, hiệu quả thấp, thiếu vật tư đảm bảo trên cơ sở đó có những biện pháp xử lý thích hợp như thu hồi vốn....

+ Quan hệ tín dụng với Ngân hàng thông qua quan hệ vay, trả nợ sòng phẳng sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả. Ngoài ra để đánh giá đúng khách

hàng ta cần thu thập thêm những thông tin về bạn hàng của khách hàng, tình hình công nợ, công tác tổ chức quản lý, công tác điều hành, quản lý tài chính... + Phân loại khách hàng: Trên cơ sở thường xuyên đánh giá phân tích khách hàng thì phải tiến hành phân loại khách hàng, việc phân loại khách hàng nên tiến hành theotừng năm nhằm có chính sách đối xử phù hợp với từng khách hàng.

Đối với khách hàng có tín nhiệm là khách hàng có quan hệ tín dụng thường xuyên ít nhất từ 2 năm trở lên, có tình hình tài chính lành mạnh, thực hiện tốt thể lệ tín dụng hiện hành.Cần có chính sách ưu tiên về lãi suất, về thủ tục vay vốn... tạo thuận lợi khi khách hàng vay vốn.

Khách hàng chưa có tín nhiệm là khách hàng thực hiện tốt quan hệ tín dụng nhưng chưa đủ thời gian để chứng tỏ là có tín nhiệm.Cần xem xét thận trọng khi cho vay vốn. Khách hàng không có tín nhiệm là khách hàng có tình hình tài chính rất khó khăn, không trả nợ vay Ngân hàng đúng hạn; vì vậy cần phải kiểm tra và phát hiện kịp thời, có biện pháp thu hồi nợ để phòng ngừa rủi ro xảy ra.

3.2.2.3. Thực hiện tốt chính sách khách hàng.

Quan điểm khách hàng là người bạn đồng hành, lấy hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, do vậy cần có chính sách khách hàng phù hợp, phân biệt đối xử với từng khách hàng. Chú trọng khách hàng truyền thống, tín nhiệm.Hàng năm tổ chức hội nghị khách hàng, thông qua đó tạo sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng đồng thời cùng khách hàng tháo gỡ khó khăn vướng mắc về vốn trong kinh doanh.

3.2.2.4. Đẩy mạnh cho vay, thực hiện tốt chính sách tín dụng

Hoạt động tín dụng Ngân hàng là hoạt động gắn liền với khách hàng, khách hàng là nhân tố quyết định mở rộng và tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng. Một Ngân hàng muốn có khoản vay tốt thì phải có khách hàng tốt; vì vậy trước khi xem xét đầu tư cần phải đánh giá khách hàng, thực hiện chính sách khách hàng có chọn lọc, chú trọng khách hàng SXKD có hiệu quả có năng lực tài chính, thường xuyên phân loại khách hàng và có chính sách đối xử phù hợp khi vay vốn. Luôn đảm bảo nguyên tắc không chạy theo doanh số dư nợ mà thoả hiệp với những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình duyệt

cho vay. Chính sách tín dụng hướng đầu tư dự án có hiệu quả kinh tế, đầu tư khách hàng truyền thống nhưng đồng thời cũng cần chú trọng quan tâm mở rộng đầu tư đối với khách hàng thuộc ngành nghề khác, các dự án cho vay đối với các doanh nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh. Tập trung vốn đầu

tư phát huy thế mạnh của tỉnh như dự án về gốm sứ, gạch ốp lát, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh dịch vụ, chế biến nông sản xuất khẩu, các công trình xây dựng,... Mở rộng đầu tư đến thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, hộ sản xuất có dự án khả thi để tạo cân đối vững chắc trong cơ cấu đầu tư

nhằm phục vụ tốt công nghiệp hoá - hiện đại hoá tỉnh nhà. 3.2.2.5. Nâng cao trình độ phân tích của cán bộ tín dụng

Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển hoạt động cho vay, ngân hàng cần thực hiện các biện pháp sau trong thời gian tới:

Một là, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngân hàng nên tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho các cán bộ tín dụng. Ngân hàng cần tổ chức rà soát lại đội ngũ cán bộ để có thể đào tạo bổ sung kịp thời những mặt còn yếu, còn thiếu.

Hai là, chú trọng công tác giáo dục chính chị, tư tưởng cho cán bộ tín dụng để chống rủi ro đạo đức trong hoạt động cho vay.

Ba là, có chính sách sử dụng cán bộ hợp lý, từng bước tiêu chuẩn hóa cán bộ ngân hàng.

Bốn là, tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng được đi học để nâng cao kiến thức, có khả năng phân tích đánh giá khách hàng, đánh giá các dự án theo phương pháp hiện đại, thiết lập một bảng lưu chuyển tiền tệ phù hợp với sự vận động khách quan về dòng tiền của khách hàng.

Năm là, có chính sách tuyển dụng cán bộ hợp lý. Công tác tuyển dụng cán bộ tín dụng là một trong những vấn đề mà ngân hàng đặc biệt quan tâm,

ngân hàng cần đặt ra các điều kiện và yêu cầu tối thiểu về trình độ và kinh nghiệm trong việc tuyển dụng... Nếu thực hiện tốt việc tuyển dụng ngân hàng có thể yên tâm để thực hiện mục tiêu phát triển của mình.

Một phần của tài liệu 0284 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP ngoại thương bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 88)