Kiến nghị với Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu 0284 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP ngoại thương bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 106)

3.3.3.1. Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi

kinh nghiệm, kiến thức xã hội và thường xuyên chấn chỉnh đạo đức, tác phong nghề nghiệp. Ngân hàng phải thường xuyên mở các lớp đào tạo tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, cơ chế của ngành, chủ trương của Đảng, phải gắn lý luận với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thời đại.

Cán bộ Ngân hàng nói chung và cán bộ làm công tác tín dụng nói riêng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng. Xuất phát từ đặc điểm vốn đầu tư theo dự án nhất là các dự án trung dài hạn thời gian dài vốn đầu tư lớn, kỹ thuật công nghệ phức tạp tiềm ẩn rủi ro lớn; vì vậy yêu cầu đòi hỏi cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng phải có trình độ, có kiến thức kinh tế thị trường, am hiểu pháp luật, trình độ ngoại ngữ... Để thẩm định, đánh giá dự án, phát hiện và ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Thực tế hiện nay cán bộ tín dụng của Chi nhánh còn rất trẻ nên kinh nghiệm thẩm định và phân tích dự án còn nhiều hạn chế; vì vậy cần có giải pháp cụ thể:

+ Tuyển dụng cán bộ có chuyên môn, chuyên ngành tín dụng Ngân hàng, cán bộ thẩm định kinh tế kỹ thuật dự án đã qua đào tạo và có kinh nghiệm thực tế để có thể thực hiện tốt thẩm định trước khi cho vay, giám sát tiền cho vay và quyết toán vốn đầu tư đi vào sử dụng.

+ Đào tạo và đào tạo lại cán bộ tín dụng để bổ sung kiến thức phù hợp với

yêu cầu đòi hỏi. Tăng cường công tác kiểm tra trình độ cán bộ, thông qua hình thức tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn để qua đó có biện pháp đào tạo và bổ sung kịp thời.

+ Có chính sách tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng, bồi dưỡng và đào tạo những cán bộ chuyên sâu quản lý dự án lớn, dự án vừa, dự án nhỏ. Đồng thời cần quan tâm đào tạo một số cán bộ tín dụng giữ vai trò cán bộ tín dụng đầu đàn. Đề nghị Ngân hàng cấp trên thường xuyên mở lớp đào tạo lại cán bộ tập trung chủ yếu chuyên đề tín dụng và thẩm định dự án đầu tư.

3.3.3.2. Công tác thu hồi nợ quá hạn

Cần phải tiếp tục theo dõi đôn đốc cán bộ thu nợ để thu hồi các khoản nợ quá hạn. Đồng thời xem xét, phân tích những món nợ có khả năng thu hồi trước, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, kiên quyết bám sát con nợ, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện thu nợ của cán bộ tín dụng.

Ngăn ngừa nợ quá hạn phát sinh : Với phương châm ”phòng cháy hơn chữa cháy” ngân hàng cần có biện pháp theo dõi chặt chẽ tình hình hoạt động của người vay nhằm phát hiện sớm khả năng phát sinh nợ quá hạn để có biện pháp can thiệp hoặc giúp đỡ người vay có thể trả nợ đúng hạn. Một số dấu hiệu cho thấy khả năng phát sinh nợ quá hạn đó là:

+ Doanh nghiệp trì hoãn nộp báo cáo tài chính

+ Chậm trễ trong việc dàn xếp các cuộc kiểm tra nhà máy

+Sự suy giảm sự tin cậy , hợp tác giữa cán bộ ngân hàng và khách hàng + Số dư tiền gửi giảm sút

+ Sự gia tăng bất thường số hàng hoá tồn kho và gia tăng các khoản phải thu chứng tỏ chất lượng hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp giảm hoặc do bán cho các khách hàng yếu kém về tài chính.

+ Sự gia tăng các tài sản cố định, sự bành trướng thông qua việc mua hoặc hợp nhất với một doanh nghiệp khác.

+ Thiên tai như bão lụt, hoả hoạn .

+ Hoàn trả nợ vay hoặc quá thời hạn, đây là dấu hiệu rõ ràng nhất về khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Khi có dấu hiệu cho thấy người vay không có khả năng trả được nợ đúng hạn, việc đầu tiên của cán bộ tín dụng cần làm là đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề và áp dụng các biện pháp để điều chỉnh tình huống nhằm bảo vệ lợi ích của ngân hàng và khôi phục lại năng lực của người đi vay như:

+ Cán bộ tín dụng có thể cố vấn cho người vay hoặc mời chuyên gia để cho lời khuyên hoặc tư vấn.

+ Yêu cầu khách hàng tạm dừng kế hoạch mở rộng dài hạn nếu có. Những kế hoạch như vậy thường chiếm vốn từ hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến khi tình hình tài chính của doanh nghiệp được cải thiện.

+ Đề nghị khách hàng nâng cao hiệu quả công tác quản lý hàng tồn kho, áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cấp tín dụng thương mại, chiết khấu, tăng cường hoạt động quảng cáo để tăng doanh số bán. Đồng thời ngân hàng có thể đề nghị khách hàng xem xét lại chiến lược kinh doanh của họ cũng như hệ thống sản xuất kinh doanh khi không có hiệu quả.

+ Ngân hàng có thể nhận thêm tài sản thế chấp hay chấp nhận bảo lãnh của bên thứ ba cho người vay.

+ Điều chỉnh thời gian trả nợ cũng như thời gian trả lãi bằng cách gia hạn nợ hoặc rút bớt mức chi trả trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên cần phải có những tính toán chính xác về thời hạn trả nợ và tỷ lệ lãi suất phù hợp với quy định và không gây thiệt hại cho cả hai bên.

+ Nuôi con nợ : ngân hàng có thể xem xét việc cung cấp cho khách hàng một khoản tín dụng mới để có vốn tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh khắc phục khó khăn. Tuy nhiên, việc tăng thêm vốn cho vay của ngân hàng chịu một tỷ lệ rủi ro cao, nên biện pháp này chỉ được thực hiện khi các biện pháp đảm bảo an toàn vốn vay mà ngân hàng yêu cầu được áp dụng và doanh nghiệp đi vay chắc chắn có thể phục hồi được sản xuất kinh doanh.

Sau khi ngân hàng đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhưng nợ quá hạn vẫn tồn tại thì ngân hàng buộc phải thực hiện các biện pháp xử lý nợ quá hạn để cứu vãn vốn của mình.

Trước hết ngân hàng cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nợ qua hạn. Vấn đề này phải được phân tích kỹ lưỡng, chính xác nhằm xác định đúng nguyên nhân đã gây ra nợ quá hạn để có biện pháp xử lý thích đáng.

Sau khi đã xác định rõ nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, phòng kinh doanh lên kế hoạch về số lượng nợ quá hạn và giao cụ thề cho từng cán bộ tín dụng theo từng tháng, kịp thời khen thưởng đối với các cá nhân hoàn thành xuất sắc, khuyên khích những sáng kiến giải quyết nợ qúa hạn, xử lý nghiêm những cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức chưa tốt.

Nếu nợ quá hạn do các nguyên nhân khách quan thì ngân hàng có thể gia hạn thêm, điều chỉnh hợp đồng tín dụng cho tương ứng với kỳ hạn có thể thu đựoc lợi nhuận của người vay. Ngược lại, nếu khách hàng cố tình dây dưa, chây ỳ, nợ quá hạn kéo dài, ngân hàng cần sử dụng các biện pháp cứng rắn kết hợp với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng để thu hồi nợ.

3.3.3.3 Chế độ khen thưởng với cán bộ tín dụng.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nên sớm có chế độ đãi ngộ hợp lý với cán bộ tín dụng. Trong thực tế trách nhiệm của cán bộ tín dụng là rất lớn vì hoạt động tín dụng là xương sống của mỗi ngân hàng, hoạt động tín dụng tốt phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên chế độ dành cho cán bộ hiện nay là chưa phù hợp, công việc của cán bộ tín dụng rất vất vả, rủi ro tuy nhiên Ngân hàng chưa quan tâm đúng mức tới thành tích mà họ đạt được. Không thể ‘‘san bằng’’ chế độ lương thưởng của cán bộ tín dụng với các cán bộ khác trong ngân hàng mà phải cao hơn, điều này tạo tâm lý hăng say với công việc và bên cạnh đó họ tự đề cao trách nhiệm đối với công tác cho vay, thẩm định và thu hồi nợ, hạn chế được nợ quá hạn, tránh tối đa rủi to tín dụng cho Ngân hàng.

Khi phân tích tín dụng, các Ngân hàng phải phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp, cũng như khách hàng không chỉ trong quá khứ mà còn dự đoán được các hoạt động trong tương lai. Ngân hàng đã, đang và sẽ hoạt động hiệu quả hơn nữa nếu nâng cao được chất lượng phân

tích tín dụng của mình. Vì vậy, đây chính là mục tiêu phấn đấu của tất cả các Ngân hàng, không phải chỉ riêng ở Việt Nam mà còn của cả hệ thống Ngân hàng trên toàn Thế giới, đặc biệt trong tình hình thị trường tài chính hoạt động ngày càng sôi động với những diễn biến phức tạp và nhiều rủi ro khó lường, như hiện nay. Dù biết để thực hiện được việc này không phải là đơn giản, nhưng ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng sẽ luôn hoạt động hiệu quả, đặc biệt có chất lượng phân tích tín dụng thật tốt để tránh những rủi ro bất lợi, nâng cao được vị thế của mình trên thị trường trong nước và cao hơn

nữa là vươn lên sánh tầm với các Ngân hàng khác trên thế giới, khẳng định niềm tin đối với khách hàng, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng và ngân hàng TMCP Ngoại thương Bắc giang nói chung cùng với những hạn chế và nguyên nhân đã nêu ở chương 2 thì chương 3 của luận ra đã đưa ra các giải pháp đó là: nâng cao chất lượng công tác thu thập thông tin, hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp, biện pháp kiểm soát, xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộvà các biện pháp nhân sự. Cùng với đó bài viết đã đề xuất các kiến nghị đối với chính phủ, đối với NHNN và đối với ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Bắc Giang.

KẾT LUẬN

Qua những gì đã được đề cập đến trong nội dung của luận văn ở trên, đã thấy rõ được phần nào tầm quan trọng của một quy trình phân tích tín dụng tốt. Khi phân tích tín dụng, các Ngân hàng phải phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp, cũng như khách hàng không chỉ trong quá khứ mà còn dự đoán được các hoạt động trong tương lai. Ngân hàng đã, đang và sẽ hoạt động hiệu quả hơn nữa nếu nâng cao được chất lượng phân tích tín dụng của mình. Vì vậy, bài viết được viết theo bố cục:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Bắc Giang.

Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàngTMCP Ngoại thương Bắc Giang.

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Bắc Giang.

Do kinh nghiệm thực tế còn chưa nhiều nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót em mong thầy cô thông cảm và giúp em hoàn thiện bài một cách tốt hơn. Em xin cam đoan chuyên đề này là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu đưa ra trong bài viết là chính xác, trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của ngân hàng TMCP ngoại thương Bắc Giang từ năm 2010 - 2013.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Học viện ngân hàng (2001),Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê .

2. Học viện ngân hàng (2001),Quản trị Ngân hàng thương mại, Peter Rose, NXB Tài chính.

3. Học viên ngân hàng (2001), Lý thuyết tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê. 4. TS Đòan Thị Thu Hà- TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền. Nhà xuất bản Khoa

học và kỹ thuật năm (2002),“Giáo trình Khoa học quản lý tập 1” Trường Đại Học Kinh tế quốc dân.

5. Sổ tay tín dụng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam( 2010,2011,2012)

6. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Bắc Giang (2010,2011,2012)

7. Luật Ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng

8. Một số văn bản về cơ chế tín dung đầu tư của nhà nước, của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

9. Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng của Ngân hàng nhà nước.

10. Ngân hàng Việt nam quá trình xây dựng và phát triển - NXB chính trị quốc gia năm 2003

11. Tạp chí Ngân hàng 12. Thời báo Ngân hàng

Một phần của tài liệu 0284 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP ngoại thương bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w