Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 0284 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP ngoại thương bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 70 - 80)

2.3.2.1. Hạn chế

Có thể nói chất lượng phân tích tín dụng của Hội sở đã có những ưu điểm để giúp hoạt động tín dụng đạt kết quả tốt, qua đó nâng cao được vị thế của chi nhánh đối với Hội sở nói riêng và với hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung. Tuy nhiên, trong thời gian hoạt động, đã có những lúc chi nhánh bị mắc

phải một số khoản nợ xấu lớn, làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh. Một là, nợ xấu có xu hướng tăng.

Đánh giá theo chỉ tiêu nợ quá hạn thì dư nợ quá hạn đến 31/12/2012 tại chi nhánh là 20,3 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,47% trong tổng dư nợ. So với 31/12/2011, dư nợ quá hạn tăng 14,24 tỷ đồng (tỷ lệ nợ quá hạn tăng 0,27%). Trong đó, nợ quá hạn doanh nghiệp nhà nước là 17 tỷ, doanh nghiệp quốc doanh là 0,3 tỷ, còn lại 3 tỷ là nợ quá hạn cá nhân.

Tổng nợ xấu (nhóm 3,4,5) ở thời điểm 31/12/2012 là 29,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,7% trong tổng dư nợ. Như vậy là tăng lên so với tổng nợ xấu thời điểm 31/12/2011 (5,17 tỷ) .Tuy nhiên hầu hết số nợ xấu trên đều có tài sản đảm bảo nên khả năng mất vốn khó xảy ra.

Hai là chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp không cao.

Công tác thẩm định khách hàng còn sơ sài, thu thập thông tin không được đầu tư dẫn đến đánh giá không chính xác tình hình của khách hàng, kiểm tra giám sát không thường xuyên dẫn đến sai xót.

Tập trung cho vay đối tượng khách hàng trong lĩnh vực bất động sản, hiện tại dư nợ BĐS của ngân hàng TMCP ngoại thương Bắc Giang chiếm 15% tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên toàn Tỉnh điều này đã gặp phải rủi ro khi nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao từ năm 2008 do nền kinh tế khủng khoảng dẫn đến thị trường bất động sản trầm lắng.

Ba là việc mở rộng quy mô tín dụng còn hạn chế nên ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu.

Số lượng khách hàng tới vay vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Bắc Giang còn hạn chế, thể hiện ở doanh số cho vay và dư nợ tín dụng của Ngân hàng còn thấp so với các Ngân hàng quốc doanh và Ngân hàng thương mại cổ phần khác trên địa bàn tỉnh. Số lượng khách hàng đến giao dịch đã tăng đáng kể nhưng số khách hàng có quan hệ vay vốn lại chưa nhiều cụ thể: Năm 2010, khách hàng doanh nghiệp có quan hệ giao dịch là 220 nhưng chỉ có 156 doanh nghiệp có quan hệ vay vốn; khách hàng cá nhân có quan hệ giao

dịch là 2.700 khách hàng nhưng chỉ có 230 khách hàng có quan hệ vay vốn. Đến năm 2011 số lượng khách hàng có quan hệ giao dịch đồng thời vay vốn tại ngân hàng đã tăng đáng kể song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của ngân hàng.

Bốn là hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ còn hạn chế.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng hiện nay được xây dựng theo phương pháp chuyên gia, nghĩa là việc lựa chọn, quyết định toàn bộ các yếu tố cơ bản của hệ thống xếp hạng (bộ chỉ tiêu, trọng số của từng chỉ tiêu) hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia thay vì dựa trên dữ liệu thống kê lịch sử và phân tích mô hình kinh tế lượng. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ mang tính chủ quan và chưa thực sự là căn cứ để làm cơ sở xây dựng các thước đo lượng hóa rủi ro, hỗ trợ ngân hàng tính toán chuẩn xác tổn thất dự tính và vốn yêu cầu vốn tối thiểu bù đắp rủi ro. Điều này dẫn đến hạn chế trong quản trị rủi ro danh mục, định giá tín dụng, xác định khẩu vị rủi ro... của ngân hàng.

Mặc dù NHNN có đưa ra yêu cầu đối với các NHTM về việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tuy nhiên NHNN chưa đưa ra một hệ thống quy chuẩn cho việc xây dựng hệ thống tại các NHTM, dẫn đến việc xây dựng hệ thống hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại mỗi ngân hàng theo khẩu vị rủi ro của họ. Điều này đã dẫn đến những bất cập trong việc so sánh, đánh giá cùng một đối tượng khách hàng, nhưng lại có kết quả khác nhau, nhiều khi xung đột khi thực hiện phân loại nợ theo định tính (cùng 1 khách hàng, có NHTM phân loại vào nhóm nợ cao, có NHTM lại phân loại vào nhóm nợ thấp). Hiện tại ở Việt Nam, thiếu những tổ chức XHTD độc lập, cung cấp kết quả định hạng làm cơ sở tham khảo về hạng tín dụng khách hàng cho các NHTM tham chiếu.

2.3.2.2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân dẫn đến chất lượng phân tích tín dụng của chi nhánh không cao có thể kể đến như sau:

Một là, công tác thu thập thông tin

Qua đối chiếu giữa thông tin tín dụng và thực tế khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng, còn nhiều trường hợp khách hàng có quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) hoặc đã có nợ quá hạn tại một TCTD nào đó nhưng hệ thống thông tin tín dụng chưa phản ánh đầy đủ. Điều này còn xảy ra quá nhiều tại các TCTD, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Nhưng ở đây, lỗi không hoàn toàn thuộc về Trung tâm thông tin tín dụng mà các TCTD cũng có một phần là chưa báo cáo đầy đủ về khách hàng, còn xảy ra tình trạng che giấu bớt thông tin.

Do chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của thông tin nên ngân hàng chưa có biện pháp xử lý, khai thác thông tin một cách hiệu quả nhất phục vụ cho toàn bộ qui trình tín dụng. Thêm vào đó ngân hàng chỉ ngồi chờ để nhận thông tin mà không chủ động tìm kiếm, làm chủ thông tin đã để chi nhánh các ngân hàng nước ngoài dần dần chiếm lĩnh thị phần tiền gửi và thị phần hoạt động tín dụng.

Ngân hàng thiếu một đội ngũ cán bộ tín dụng có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, trình độ chuyên môn cao, thông thạo kỹ năng phân tích doanh nghiệp, chuyên sâu về nghiệp vụ thông tin tín dụng... nên các nguồn thông tin chưa được khai thác triệt để dẫn đến kết quả phân tích tín dụng không chính xác, hiệu quả tín dụng kém.

Mạng lưới ngân hàng chưa vững mạnh, bộ phận thu thập, lưu trữ và khai thác thông tin chưa được quan tâm đầu tư phát triển. Do đó, ngân hàng lệ thuộc nhiều vào các tổ chức cung cấp thông tin bên ngoài. Nguồn thông tin đó

vừa tốn kém vừa chẳng đáng tin cậy, buộc ngân hàng phải thẩm định lại độ chính xác của thông tin.

Hai là, nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

> Nguyên nhân bên ngoài

- Thứ nhất, các NHTM chưa có sự nhất quán, thống nhất trong tiêu chuẩn phân loại nợ, làm cho việc so sánh tỷ lệ nợ xấu giữa các NHTM trong nước chưa chính xác,

- Thứ hai, Quy định cách tính Tài sản có đã điều chỉnh theo rủi ro của NHNN có sự khác biệt với tiêu chuẩn của Basel II, nên việc đánh giá sự tiệm cận của NH trong nước với NH trong khu vực và trên thế giới chưa chuẩn.

- Thứ ba, Tính minh bạch trong công bố thông tin của các NHTM và NHNN chưa cao

- Thứ tư, Việc thanh tra, giám sát của NHNN còn yếu.

- Thứ năm, NHNN chưa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề này.

> Nguyên nhân bên trong

- Thứ nhất, ngân hàng chưa xây dựng, cập nhật thường xuyên, đầy đủ dữ liệu tài chính của các NHTM khác (để làm căn cứ đối chiếu, so sánh sự tương quan hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

- Thứ hai, nhiều “trường” cơ sở dữ liệu khách hàng (giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập...) còn sơ sài, thiếu tính thống nhất, chưa được cập nhật kịp thời

- Thứ ba, bộ mã sản phẩm cho vay chưa hoàn thiện nên công tác thống kê còn chậm, phụ thuộc vào báo cáo số liệu của các chi nhánh. Vì thế gây khó khăn trong công tác phân tích tài chính chi tiết khách hàng vay.

- Thứ tư, công tác kế toán quản trị của VCB còn hạn chế mà một trong các lý do là chưa có hệ thống quản trị nội bộ theo đúng nghĩa của nó và hiện đang sử dụng các công cụ tự phát triển để phục vụ công tác quản trị nội bộ.

- Thứ năm, hạn chế của công nghệ phần mềm. Hệ thống phần mềm Siverlake - Core Banking đã không còn phù hợp với yêu cầu cung cấp và xử lý thông tin khách hàng trong giai đoạn mới.

Ba là, tình hình kiểm soát nợ xấu

Trong thực tế hiện nay, việc nhận diện các khoản vay có vấn đề là khá phức tạp. Nguyên nhân xuất phát từ những khó khăn trong khâu thu thập thông tin còn thiếu, không kịp thời; từ công tác dự báo, cảnh báo sớm cần nâng cấp để có thể dự báo được những khó khăn của nền kinh tế cũng như của lĩnh vực DN tham gia...

Bốn là, hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ

Chưa có khung pháp lý quy định rõ ràng về chấm điểm tín dụng và khách hàng nội bộ: Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc không thống nhất, thiếu sự tương đồng giữa xếp hàng tín dụng nội bộ của các NHTM là do khung pháp lý. Hiện tại, chưa có văn bản nào chính thức quy định/định hướng cho các NHTM về việc xây dựng XHTDNB ngoại trừ 1 phần nhỏ được nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN về “phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD”. Nội dung quy định về XHTDNB tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN chưa mang tính chất định hướng hoặc quy định khung chuẩn để các NHTM thực hiện.

Việc triển khai XHTDNB đòi hỏi đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là các chuyên gia về xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ (modelling). Đây là lực lượng lao động chất lượng cao, họ không chỉ có trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ ngân hàng, mà còn có khả năng ứng dụng các mô hình toán học trong phân tích, trong khi đó ngân hàng chưa tìm được cán bộ có trình độ cao trong lĩnh vực này.

Năm là, vấn đề nhân sự

Do hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh giữa các quốc gia, giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Thực trạng này, các tổ chức tài chính - ngân hàng Việt nam vẫn còn nhiều khó khăn về công nghệ, trình độ quản lý, năng lực tài chính và nguồn nhân lực có chất lượng cao. Nhưng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thì nhân sự vẫn còn tồn tại một số hạn chế đó là về khả năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết; kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng lắng nghe, kỹ năng ứng xử... Đây là các kỹ năng quan trọng trong quá trình làm việc ở nhiều vị trí trong ngân hàng. Và một phần quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng là ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh,trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, yêu cầu nắm bắt thông tin và xử lý thông tin ngày càng bức thiết. Một trong những kênh cung cấp thông tin nhanh và đa dạng chính là Internet. Muốn “lướt” tin trên các trang tin nhanh chóng thì đòi hỏi tiếng anh không chỉ dừng lại ở mức cơ

bản, tiếng anh giao tiếp, mà phải có được “vốn” tiếng anh để giúp đọc hiểu tin tức và thu thập thông tin thị trường. Nhưng trên thực tế, không nhiều cán bộ ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu này khi tuyển dụng.

Do chi nhánh nằm ở tỉnh nên chất lượng về nhân sự vẫn chưa cao, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hay các kĩ năng mềm chưa được chuyên nghiệp. Các khách hàng ở tỉnh cũng có nhiều khu công nghiệp, nhưng ngân hàng không phải làm việc với người nước ngoài nhiều, nên các cán bộ ngân hàng nói riêng và các cán bộ tín dụng nói chung chưa nâng cao được trình độ tiếng anh của mình.

b. Nguyên nhân khách quan

> Về phía khách hàng:

Chất lượng thông tin do khách hàng cung cấp chưa cao làm giảm chất lượng của quá trình phân tích tín dụng. Vấn đề chất lượng của thông tin khách

hàng cung cấp có thể do trình độ, năng lực của doanh nghiệp kém nhưng cũng phải thấy một thực tế chủ yếu là do đạo đức của người đi vay. Khách hàng đi vay vốn của Ngân hàng nên thường tìm mọi cách để có được tiền vay dù năng lực trả nợ có thể là rất kém. Có những trường hợp, khách hàng cố tình cung cấp sai thông tin, hoặc làm giả giấy tờ làm ảnh hưởng đến thu nhập của Sở. Và nếu nhiều khách hàng cố tình chiếm dụng vốn vay kiểu này có thể kéo theo sự sụp đổ của Ngân hàng. Vì vậy cán bộ tín dụng của Sở sau khi thu nhận thông tin phải kiểm tra, xác minh cẩn thận để tránh rủi ro cho Sở

Quá trình kiểm tra và kiểm soát sau khi cấp tín dụng là cần thiết giúp Ngân hàng theo dõi đồng vốn đã cho vay. Để thực hiện tốt việc này cán bộ tín dụng phải xuống tận cơ sở xem xét, song có những khách hàng đã cố ý che dấu những sai sót trong quá trình sử dụng vốn để tiếp tục được giải ngân

> Thuộc về môi trường kinh doanh:

Khi vay vốn, khách hàng được yêu cầu phải cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết trong đó có những giấy tờ cẫn xác minh của cơ quan có thẩm quyền nhưng thủ tục để có được những giấy tờ này còn rắc rối và tốn kém cả về thời gian lẫn tiền bạc của khách hàng nên nhiều khi họ vẫn sử dụng biện pháp trái pháp luật để có được những giấy tờ vay vốn.

Hầu hết cán bộ tín dụng khi tiến hành phân tích tín dụng đều tiến hành hỏi tin từ trung tâm tín dụng CIC, để biết được tình hình quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng khác trong quá khứ và hiện tại. Thực tế hiện nay nhiều tổ chức tín dụng thành viên hoặc tìm cách trốn tránh không cung cấp thông tin hoặc cung cấp không đầy đủ, sai lệch vì lo ngại nếu thông tin chi tiết được cung cấp sẽ mất đi vị thế cạnh tranh hoặc có khả năng bị Ngân hàng khác lôi kéo làm mất khách hàng. Mặt khác thông tin về các doanh nghiệp nhỏ không được cập nhật. Hơn nữa, hệ thống tín dụng CIC vẫn còn nhiều khiếm khuyết do hệ thống mạng kết nối chưa được đầu tư đúng mức.

Khả năng lưu trữ thông tin vẫn chưa lớn hệ thống mạng truyền tin chậm, nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu thông tin tức thời. Vấn đề bảo mật của hệ thống thông tin này cũng rất đáng quan tâm, vì đây là hệ thống thông tin về tài khoản, tình hình nợ của các doanh nghiệp, các Ngân hàng nên hết sức nhạy cảm, đòi hỏi phải được bảo mật cao. Như vậy việc khai thác thông tin từ hệ thống CIC vẫn còn rất hạn chế.

Hệ thống pháp luật Việt Nam còn chứa nhiều vấn đề chưa hợp lý, còn sơ

hở, chồng chéo và thường xuyên phải sửa đổi gây khó khăn cho cả khách hàng và Ngân hàng.Thậm chí nhiều khách hàng đã lợi dụng sơ hở này để lừa đảo.

Thị trường tài chính Việt Nam còn mới, hoạt động còn kém hiệu quả, thông tin phản hồi từ thị trường không thông qua quy luật nào và thiếu chính xác nên việc xác định lãi suất chiết khấu (là việc rất quan trọng khi thẩm định hiệu quả tài chính dự án) chỉ được là trên cơ sở chủ quan của Ngân hàng. Do đó, không tính toán được những rủi ro trong tương lai mà khoản vay mạng lại, mặc dù cán bộ tín dụng đã tính đến độ nhạy của dự án, xong còn quá đơn giản

Một phần của tài liệu 0284 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP ngoại thương bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 70 - 80)