Biện pháp kiểm soát

Một phần của tài liệu 0284 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP ngoại thương bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 88 - 91)

3.2.3.1 Phát hiện và xử lý kịp thời nợ quá hạn

Khi các khoản vay có vấn đề, Ngân hàng cần phải có biện pháp xử lý kịp thời để bảo vệ lợi ích của mình. Ngân hàng có thể sử dụng một trong hai phương pháp sau để xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi đó là: phương pháp khai thác và phương pháp thanh lý. Việc áp dụng phương pháp nào là phụ thuộc vào khả năng chi trả của khách hàng, thái độ của khách hàng với các khoản đi vay, thái độ của các chủ nợ khác và chi phí cho việc thu hồi nợ.

Phương pháp khai thác: ở các nước kinh tế thị trường phát triển, môi trường pháp lý gần như đã hoàn thiện nên hầu hết các khoản nợ khó đòi của Ngân hàng đều áp dụng biện pháp khai thác. Nghĩa là, người vay được phép tự khắc phục các khó khăn tài chính và hoàn trả các khoản nợ cho Ngân hàng càng nhanh càng tốt, đó là đối với người vay có thái độ thành khẩn với các khoản vay và chi trả thoả đáng. Có thể nói nó giống như một chương trình phục hồi mà Ngân hàng áp đặt lên người vay, với sự thoả thuận và hợp tác của họ. Các biện pháp cụ thể có thể là:

+ Ngân hàng hướng dẫn người vay trên nhiều khía cạnh nhằm tác động đến khả năng tạo lợi nhuận, Ngân hàng có thể gia hạn, điều chỉnh hợp đồng tín dụng để giảm quy mô hoàn trả trước mắt, có thể tìm giải pháp cho vay tiếp vốn để gia tăng sức mạnh tài chính của khách hàng, khôi phục lại SXKD.

+ Ngân hàng đề nghị người vay quản lý chặt chẽ ngân quỹ, khuyên bán bớt tài sản có giá trị, giảm lượng hàng tồn kho hoặc thanh lý bớt tài sản không sử dụng.

+ Phương pháp thanh lý: Trong trường hợp thấy rõ việc tổ chức khai thác là không tiện lợi, không có hy vọng thu hồi được nợ thì Ngân hàng sẽ áp

dụng biện pháp thanh lý để xử lý khoản cho vay khó đòi. Biện pháp thanh lý được thực hiện khi người vay không sẵn lòng chi trả, có hành động lẩn trốn, lừa đảo, tình trạng tài chính là vô vọng.

+ Nếu khoản cho vay có tài sản đảm bảo hoặc thế chấp, Ngân hàng cùng chuyên gia tư vấn pháp luật, nhân viên thanh lý thực hiện bán đấu giá các tài sản đó theo pháp luật hiện hành.

+ Nếu là các khoản cho vay không có thế chấp, bảo đảm thì Ngân hàng phải chờ đợi sự phán quyết của toà án kinh tế mới có biện pháp thu hồi vốn như bán tài sản của người vay. Nếu người vay không có tài sản thì kết quả đòi nợ vô hiệu hoá và người vay phải thuần dân sự.

3.2.3.2 Tăng cường hiệu lực công tác kiểm soát nội bộ

Công tác kiểm soát nội bộ là công tác thường xuyên không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của NHTM.Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát mà Ngân hàng nắm được thực trạng kinh doanh của mình, biết được thông tin cần thiết về hoạt động SXKD của khách hàng.

Để nâng cao chất lượng tín dụng, công tác kiểm tra kiểm soát cần tổ chức theo hướng: Hoạt động theo cơ chế độc lập, có chương trình kế hoạch cụ thể, giám sát hoạt động tín dụng từ khi cho vay đến khi thu hồi vốn. Công tác kiểm soát cần đi sâu phân tích chất lượng tín dụng, hàng quý hàng tháng phải tiến hành đánh giá phân loại nợ trên cơ sở đó phát hiện kịp thời những khoản nợ có dấu hiệu rủi ro. Đặc biệt công tác kiểm soát cần đi sâu kiểm tra khả năng tài chính của khách hàng, chấp hành kế hoạch trả nợ trả lãi Ngân hàng.... Trên cơ sở đó có những đề xuất đối với lãnh đạo Ngân hàng để tìm giải pháp tháo gỡ xử lý.

3.2.3.3. Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư

Hiệu quả vốn đầu tư là mục tiêu hàng đầu không chỉ của nhà đầu tư, của Ngân hàng mà còn đối với nền kinh tế. Hiệu quả vốn đầu tư có liên quan

chặt chẽ với quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và quá trình hoàn thành đưa công trình vào sử dụng. Để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh, thì vấn đề đặt ra là phải có một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để doanh nghiệp từng bước đi và ổn định và phát huy hiệu quả đây là vấn đề không phải một sớm một chiều giải quyết được mà đòi hỏi phải có thời gian dài, có sự kế hợp chặt chẽ giữa chủ đầu tư, Ngân hàng và các ngành liên quan, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước cấp trên thì mới có thể từng bước khắc phục được:

- Giải pháp đối với chủ đầu tư: Chủ đầu tư là người trực tiếp sử dụng tiền vay vì vậy phải gắn trách nhiệm giám đốc các doanh nghiệp với hiệu quả kinh tế của dự án, chịu trách nhiệm về vật chất khi có những thiệt hại gây ra. Doanh nghiệp phải cam kết trả nợ và lãi vay trên cơ sở kết quả SXKD thực tế để trả nợ, lãi hàng năm đúng kế hoạch.Doanh nghiệp phải xây dựng phương án SXKD có hiệu quả và các giải pháp để thực hiện.

- Giải pháp đối với Ngân hàng: thường xuyên đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có những biện pháp xử lý tháo gỡ khó khăn cụ thể từng thời kỳ đối với khoản nợ vay theo tình hình thực tế doanh nghiệp, thực hiện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như tinh thần Chỉ thị 09 và Thông tư liên bộ 03.

- Giải pháp đối với khách hàng: Khách hàng đang bị thua lỗ nếu đóng cửa không cho vay để thu nợ thì doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng phá sản kết quả Ngân hàng không thu được nợ. Vì vậy trước tiên cần có giải pháp về tài chính để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trường hợp đơn vị xây dựng phương án SXKD có hiệu quả khắc phục lỗ cùng với các giải pháp thực hiện, được cấp chủ quản chấp thuận thì Ngân hàng nên áp dụng biện pháp tiếp tục đầu tư vốn lưu động, đồng thời kết hợp các biện pháp tăng cường kiểm tra sử dụng vốn vay đùng mục đích có hiệu quả, có như vậy thì doanh nghiệp mới

từng bước ổn định tài chính, tạo nguồn trả nợ vay Ngân hàng. Trường hợp sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính, đơn vị không khắc phục được tình trạng lỗ thì phải đình chỉ cho vay và áp dụng các biện pháp thu hồi nợ.

Đối với các ngành tài chính, các sở chuyên ngành.... chỉ đạo đơn vị thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán, tiết kiệm chi phí, kiểm tra chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh đứng vững trên thị trường.

Đối với các cấp chủ quản đề nghị cấp bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp vì vốn lưu động này do bị lỗ đã thâm hụt không còn, có chính sách tiêu thụ sản phẩm địa phương (đối với doanh nghiệp địa phương). Đồng thời rà soát lại trình độ năng lực của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì cho chuyển công việc khác và bố trí người có trình độ, có trách nhiệm có tâm huyết với doanh nghiệp thì mới có thể từng bước khắc phục khó khăn.

Một phần của tài liệu 0284 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP ngoại thương bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 88 - 91)