Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 0273 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 38)

1.2.2.1. Chất lượng tín dụng đối với nền kinh tế xã hội

Lịch sử hình thành và phát triển quan hệ tín dụng cho ta thấy vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển. Cùng với sự sản xuất và lưu thông hàng hóa, tín dụng ngày càng phát triển nhằm cung cấp thêm các phương tiện giao dịch để đáp ứng nhu cầu giao dịch trong xã hội. Trong điều kiện đó, nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề ngày càng được quan tâm vì:

Nâng cao chất lượng tín dụng để đưa hoạt động tín dụng thích nghi với điều kiện kinh tế thị trường, phục vụ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường.

Đảm bảo chất lượng tín dụng là điều kiện để ngân hàng làm tốt chức năng trung gian thanh toán, vì khi chất lượng tín dụng được đảm bảo sẽ tăng vòng quay vốn tín dụng. Nó tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế quốc dân là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, tín dụng góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế.

Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ góp phần tăng vòng quay vốn, huy động tới mức tối đa lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội để phục vụ quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ làm giảm tối thiểu lượng tiền thừa trong lưu thông. Nó góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia. Đồng thời, thông qua các công trình đầu tư vốn phát huy tác dụng, tạo

17

ra những sản phẩm, dịch vụ cho nền kinh tế.

Tín dụng là một trong những công cụ để thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội theo từng ngành, từng lĩnh vực. Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội, đảm bảo phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng trong cả nước, ổn định và phát triển nền kinh tế

Tín dụng có mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế xã hội. Để có chất lượng tín dụng tốt thì ngoài sự nỗ lực của bản thân các NHTM, còn phải đòi hỏi nền kinh tế phải ổn định và phải có một cơ chế, chính sách phù hợp, sự kết hợp nhịp nhàng có hiệu quả giữa các cấp, các ngành tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tín dụng.

1.2.2.2. Chất lượng tín dụng đối với sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại

Chất lượng tín dụng làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các ngân hàng thương mại do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng được vòng quay vốn tín dụng và thu hút thêm được nhiều khách hàng với các hình thức của sản phẩm, dịch vụ, tạo ra một hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của ngân hàng cùng sự trung thành của khách hàng.

Chất lượng tín dụng làm tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn cho vay. Từ đó cải thiện được tình hình tài chính của ngân hàng, tạo thế mạnh cho ngân hàng trong quá trình cạnh tranh.

Chất lượng tín dụng tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của ngân hàng, bởi vì chất lượng tín dụng cho phép ngân hàng có những khách hàng trung thành và những khoản lợi nhuận bổ sung vốn đầu tư.

Chất lượng tín dụng củng cố mối quan hệ xã hội của ngân hàng, điều đó cũng có ý nghĩa là tạo được môi trường thuận lợi nhất cho ngân hàng hoạt động.

Với những ưu thế trên, việc củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của ngân hàng thương mại. Cũng chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thương mại.

18

1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.3.1. Chỉ tiêu định tính

Chỉ tiêu 1: Tuân thủ đúng quy trình

Căn cứ vào việc chấp hành và thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động cho vay; các chế độ, chính sách tín dụng nói chung để đánh giá chỉ tiêu này. Việc chấp hành các quy định pháp luật và quy trình cho vay bao gồm cả các ngân hàng thương mại cho vay, cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay và cả khách hàng vay vốn.

Chỉ tiêu 2: Thực hiện tốt công tác sao lưu hồ sơ

Hoạt động cung cấp tín dụng của ngân hàng cho khách hàng được thực hiện theo quy định của ngân hàng. Quá trình tiếp xúc, thẩm định, ký kết hợp đồng, thực hiện giải ngân, thu nợ,... đối với một món tín dụng cụ thể luôn được cán bộ ngân hàng thực hiện và lưu trữ dưới dạng hồ sơ tín dụng. Do đó, chất lượng tín dụng còn được thể hiện trong việc tuân thủ quy trình trong việc lập, bảo quản, lưu trữ hồ sơ tín dụng, hồ sơ tín dụng đầy đủ, phục vụ tốt cho công tác thanh tra, kiểm tra, quản trị rủi ro.

Chỉ tiêu 3: Nâng cao khả năng phục vụ khách hàng

Về bản chất, tín dụng ngân hàng là một sản phẩm dịch vụ. Vì vậy, cũng như tất cả các loại hình kinh doanh cung cấp sản phẩm khác, tín dụng ngân hàng cần phải thỏa mãn được nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng.

Trong các loại thước đo, một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ của ngân hàng đó là sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, cụ thể ở đây là sản phẩm tín dụng ngân hàng. Sự hài lòng của khách hàng càng cao, sản phẩm tín dụng của ngân hàng càng được đánh giá có chất lượng.

Có nhiều khái niệm khác nhau về sự hài lòng của khách hàng. Sau đây là một số khái niệm về sự hài lòng của khách hàng, thông qua đó chúng ta có thể có một cái nhìn rõ nét về sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm tín dụng của ngân hàng thương mại:

- Sự hài lòng của khách hàng là cảm giác của một người cảm thấy dễ chịu hoặc thất vọng từ kết quả của việc so sánh hoạt động nhận thức về một sản phẩm

19

trong mối liên hệ với sự mong đợi về sản phẩm đó của người ấy.

- Sự hài lòng của khách hàng là một tập hợp kết quả của sự nhận thức, đánh giá và các phản ứng tâm lý về kinh nghiệm tiêu dùng đối với một sản phẩm, dịch vụ.

- Sự hài lòng của khách hàng là một chức năng niềm tin của khách hàng tin rằng khách hàng đang được đối xử công bằng.

Mối liên hệ giữa sự hài lòng của khách hàng và chất lượng sản phẩm dịch vụ được hầu hết các nhà nghiên cứu thừa nhận như là một mối quan hệ biện chứng. Cụ thể, sự hài lòng của khách hàng là một thái độ cụ thể đối với một giao dịch trong ngắn hạn; trong khi đó, chất lượng sản phẩm dịch vụ là một thước đo được hình thành nên bởi sự đánh giá toàn diện một hoạt động trong dài hạn. Nếu đặt trong mối tương quan thời gian thì chất lượng sản phẩm dịch vụ xảy ra trước, sau đó dẫn đến sự hài lòng của khách hàng về sản phẩmdịch vụ đó. Như vậy có thể xem chất lượng là một yếu tố đầu vào quan trọng quyết định sự hài lòng của khách hàng đối với một sản phẩm dịch vụ. Ngược lại, sự hài lòng của khách hàng là một kết quả đầu ra phản ảnh chất lượng của sản phẩm dịch vụ đó.

Chất lượng của sản phẩm dịch vụ, phát triển dựa theo quan điểm các khái niệm về sự hài lòng của khách hàng, có thể được xác định bởi sự sai biệt giữa mức độ kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm dịch vụ họ mong muốn được cung cấp và sự đánh giá của họ sau khi được cung cấp sản phẩm dịch vụ.

Để hạn chế sự sai biệt giữa mức độ kỳ vọng và sự hài lòng thực tế của khách hàng vay vốn, đồng thời đảm bảo yếu tố khả năng thu hồi nợ vay đúng thời hạn của ngân hàng cấp tín dụng, trong phạm vi trình bày của đề tài nghiên cứu, một sản phẩm tín dụng được xem là có chất lượng phải bảo đảm các yêu cầu như sau:

- Được xây dựng và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng.

- Có tính cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Tính cạnh tranh được thể hiện ở: giá cả cạnh tranh, thủ tục đơn giản, chất lượng dịch vụ tốt (tư vấn, hỗ trợ).

20

Một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại là khả năng bán chéo các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác. Chất lượng khoản tín dụng được nâng cao, tạo sự gắn kết giữa ngân hàng và khách hàng, từ đó, ngân hàng có thể bán chéo các sản phẩm, dịch vụ khác của mình. Do đó, nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng góp phần giúp ngân hàng tìm kiếm, thu hút được các khách hàng tốt đồng thời hỗ trợ các dịch vụ ngân hàng khác phát triển.

Chỉ tiêu 5: Nâng cao hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng

Uy tín, vị thế của ngân hàng cũng góp phần làm nên chất lượng tín dụng của ngân hàng. Một ngân hàng thương mại có uy tín, vị thế lớn sẽ thu hút được những khách hàng tốt, khách hàng tiềm năng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình. Những khách hàng này có mức độ rủi ro thấp, do vậy ngân hàng thương mại đó có cơ hội lựa chọn được khách hàng tốt, có uy tín góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng mình. Ngược lại, những ngân hàng thương mại có uy tín, vị thế không cao sẽ ít có cơ hội thu hút được khách hàng tốt, vì vậy nếu ngân hàng thương mại đó quản trị rủi ro tín dụng không tốt sẽ làm chất lượng tín dụng thấp.

1.2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng

Chỉ tiêu 1: Nợ xấu và Tỷ lệ nợ xấu

Tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (từ tháng 4/2014 thực hiện theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi Thông tư số 02, nhưng phân các nhóm nợ về cơ bản vẫn như QĐ 493, nợ xấu được giải thích: “ Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6, hoặc Điều 7 Quy định này. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của Tổ chức tín dụng” .

Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNH, thì ít nhất mỗi quý một lần trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo TCTD phân loại nợ gốc và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng, quý trước đó. Đồng thời tổ chức tín dụng phải phân loại nợ xấu, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ công tác quản lý chất lượng rủi ro tín dụng. Ngân hàng thương mại có thể phân loại nợ theo phương pháp định

21

lượng (Điều 10 của Thông tư 02/2013/TT-NHNN) và phân loại nợ theo phương pháp định tính (Điều 11 của Thông tư 02/2013/TT-NHNN). Nợ được chia làm 5 nhóm và nợ xấu là các khoản nợ từ nhóm 3-5.

J Nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ nhóm 3) , bao gồm: - Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Nợ gia hạn nợ lần đầu;

- Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:

+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1,3,4,5,6 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng;

+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1,2,3,4 Điều 127 Luật các TCTD;

+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1,2,5 Điều 128 Luật các TCTD; - Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra;

- Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

- Nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 12 Điều 9 Chính sách này.

J Nợ nghi ngờ ( Nợ nhóm 4), bao gồm: - Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Khoản nợ quy định tại gạch đầu dòng thứ 4 (tư) Điểm c Khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

- Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

22

sách này.

S Nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm 5) , bao gồm: - Nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Khoản nợ quy định tại gạch đầu dòng thứ 4 (tư) Điểm c Khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

- Nợ của khách hàng là TCTD được NHNN công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, CNNHNN bị phong tỏa vốn và tài sản;

- Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 12 Điều 9 Chính sách này.

Nợ xấu phản ánh đúng nhất chất lượng tín dụng yếu kém của các ngân hàng thương mại. Xem xét nợ xấu của một ngân hàng thương mại thông qua tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu (%) =---,—--- x 100% Tổng dư nợ

Nợ xấu có thể đang là nợ trong hạn nhưng tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng đã xấu đi nghiêm trọng. Nợ xấu còn bao gồm các khoản đã xử lý rủi ro hoặc xoá đưa ra ngoại bảng nhưng nghĩa vụ trả nợ của khách hàng và trách nhiệm thu nợ của ngân hàng vẫn còn nguyên giá trị.

Việc xác định nợ xấu là rất khó, vì hệ thống thông tin hiện tại mà các ngân hàng thương mại thường sử dụng để phân tích khách hàng có độ tin cậy không cao như: thông tin phòng ngừa rủi ro, báo cáo tài chính khách hàng, phương tiện thông tin đại chúng, khách hàng khác, diễn biến thị trường... Tuy nhiên, đây là chỉ tiêu

23

quan trọng đánh giá mức độ an toàn tín dụng của các ngân hàng thương mại. Neu chỉ tiêu này được áp dụng bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng thì không xảy ra nhiều vụ việc trong hoạt động ngân hàng những năm qua. Do không nắm được thông tin khách hàng nên mặc dù khách hàng có công nợ (kể cả nợ quá hạn) ở các

Một phần của tài liệu 0273 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w