NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI 1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại
1.4.1.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam là một trong bốn ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước quản lý, lĩnh vực trước đây chuyên
34
phục vụ kinh tế đối ngoại. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam hiện nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, trong các lĩnh vực truyền thông như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, dịch vụ ngân hàng hiện đại như: kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ tín dụng...Mặc dù môi trường hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại quốc doanh còn gặp nhiều khó khăn song Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã sớm chú trọng tới công tác nâng cao chất lượng tín dụng được thể
hiện ở các điểm sau:
Chú trọng đổi mới trong công tác phục vụ khách hàng, đặc biệt là khách hàng đã có quan hệ tín dụng tại ngân hàng. Phong cách phục vụ, giao dịch văn minh, lịch sự, tạo ấn tượng tốt, tăng số lượng khách hàng sử dụng tín dụng tại ngân hàng
Tiến hành thực hiện các chính sách lãi suất hợp lý làm mở rộng cơ cấu cho vay, cụ thể: cơ cấu cho vay mới không chỉ bó hẹp trong khu vực quốc doanh. Bộ phận tín dụng ngắn hạn đáp ứng nhanh chóng, kịp thời vốn lưu động cho các doanh nghiệp và cá nhân. Đặc biệt là tận dụng thế mạnh cho vay trung và dài hạn bằng ngoại tệ
Chú trọng công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi, phân loại nợ quá hạn, kiểm tra đối chiếu nợ được tiến hành thường xuyên, tỷ lệ nợ quá hạn giảm theo từng năm
Triển khai tốt công tác tiếp cận doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn hợp lý, đúng quy định nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục vay nhanh chóng và thuận lợi
Chú trọng công tác kiểm tra khách hàng trước, trong và sau quá trình cho vay. Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam còn xem xét cẩn trọng các vấn đề thị trường, sản phẩm tiêu thụ, thu nhập... của khách hàng nhằm đánh giá xem các chỉ tiêu này có thuộc phạm vi cho phép hay không.
Không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, tạo điều kiện tư vấn, giúp đỡ doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn vay, giúp đỡ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả
35
1.4.1.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương việt nam.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là ngân hàng thương mại lớn giữ vai trò quan trọng và là một trong những trụ cột của ngành ngân hàng ở Việt Nam. Để hoàn thành chỉ tiêu đặt ra trong từng thời điểm, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã đề ra các giải pháp linh hoạt trên cơ sở bám sát định hướng phát triển kinh tế, xã hội từng địa phương. Nợ xấu luôn ở mức dưới 1%. Để đạt được kết quả đó Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã tích cực tìm các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng. Trong đó việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro đã được Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đặc biệt chú trọng, nó thể hiện ở một số điểm sau:
Ban hành sổ tay tín dụng: Sổ tay tín dụng là cuốn cẩm nang hệ thống và tổng hợp các bước quy định chung, các bước cơ bản mà mỗi cán bộ tín dụng cần thực hiện trong quy trình tác nghiệp. Sổ tay tín dụng được xây dựng với mục đích trở thành công cụ hỗ trợ quan trọng cho mỗi cán bộ tín dụng dùng để tra cứu và thực hiện công việc của mình một cách nhuần nhuyễn. Bên cạnh đó sổ tay tín dụng còn đề cập đến một số nội dung quản lý rủi ro tín dụng để các nhà quản lý có thể điều hành tín dụng trong khuôn khổ pháp lý và để kiểm soát, loại trừ các rủi ro tín dụng đã được lường trước.
Xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát vốn vay: Các nhân viên phòng nghiệp vụ trực tiếp giải quyết và quản lý hồ sơ các khoản vay có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay, việc trả nợ, kiểm tra tình hình tài sản đảm bảo của khách hàng để hạn chế các rủi ro nhằm đảm bảo an toàn vốn vay. Đánh giá mức độ tín nhiệm và phân loại khách hàng, kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm để đảm bảo hoạt động tín dụng luôn an toàn, hiệu quả
Xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ: Hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được xây dựng áp dụng cho cả đối tượng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Mục đích của hệ
36
thống xếp hạng tín dụng nội bộ là để tiến hành chấm điểm, xếp loại khách hàng từ đó xây dựng các chính sách khách hàng phù hợp với từng nhóm khách hàng. mục tiêu của chính sách khách hàng là nhằm tăng cường quan hệ và có chính sách ưu tiên về lãi suất, phí, điều kiện tài sản đảm bảo với những khách hàng xếp hạng cao và ngược lại.
Nhìn chung, qua kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ta thấy rằng, để nâng cao chất lượng tín dụng thì đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện chính sách khách hàng và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, quản trị rủi ro là những giải pháp quan trọng nhất.
1.4.2. Bài học đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam Chi nhánh Hà Nội Nam Chi nhánh Hà Nội
Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Nội có sự kế thừa từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đồng thời có sự giao lưu học hỏi từ các ngân hàng thương mại cổ phần cùng hệ thống và các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn, trên cơ sở các quy định chung của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Việc xây dựng chuẩn mực chung cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã được ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tập trung nghiên cứu xây dựng sổ tay tín dụng nhằm thống nhất trên toàn hệ thống. Tương tự và song song với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã tổng hợp các quy định chung của Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (Quyết định số 1657/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001) kết hợp với các bộ ban ngành như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên môi trường... Xây dựng nên các quy trình cho vay, quy trình luân chuyển chứng từ, quy chế kiểm tra giám sát trong sổ tay tín dụng
37
ngành có sự điều chỉnh thay đổi cập nhật, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã bỏ sổ tay tín dụng lỗi thời và chuyển sang xây dựng các bộ quy trình nhỏ, phù hợp với từng sản phẩm. Tuy việc xây dựng các quy trình nhỏ này đòi hỏi nhiều công sức hơn nhưng lại đáp ứng được yêu cầu thực tế của từng sản phẩm dịch vụ, từng lĩnh vực cụ thế, đồng thời đáp ứng và cập nhật, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế, nâng cao hiệu quả, tính cạnh tranh của ngân hàng.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Nội là một thành viên trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, xuất phát điểm ban đầu là các hoạt động cho vay uỷ thác vốn từ ngân sách Nhà nước cho các công trình nhà nước về nông thôn và phát triển nông nghiệp. Theo kinh nghiệm của một số các ngân hàng thương mại, có thể rút ra bài học cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Nội:
- Theo xu hướng hội nhập hiện nay, lĩnh vực hoạt động kinh doanh mở rộng sang các lĩnh vực khác như: Cho vay các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp, xây dựng, khai thác khoáng sản...Nhất là tập trung phát triển mạnh sang mảng bán lẻ cạnh tranh với các ngân hàng thương mại cổ phần khác trên cùng địa bàn. Đây là biện pháp đơn giản nhất, hữu hiệu nhất để giảm thiểu các rủi ro mà các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay đang áp dụng.
- Phòng ngừa rủi ro tín dụng là hoạt động được xem là thường xuyên của ngân hàng trong việc quản lý danh mục tín dụng của mình (mức độ tập trung tín dụng).
- Kiểm tra, giám sát các hoạt động thường xuyên được thực hiện trước, trong và sau khi cho vay.
- Hệ thống thông tin tín dụng cần phải được tổ chức tốt vì đây là công cụ đắc lực trong việc hỗ trợ cho công tác thẩm định khách hàng vay, hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.
- Không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng cả về trình độ và đạo đức nghề nghiệp. Cán bộ tín dụng cũng chính là những nhà tư vấn, giúp đỡ doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn vay, hỗ trợ để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả.
38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã trình bày cơ sở khoa học về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. Cụ thể, luận văn đã trình bày những nội dung chính về hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng. Ngoài ra, luận văn còn trình bày kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trong nước như: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và bài học đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Nội.
Trên cơ sở khoa học về chất lượng tín dụng tại chương 1 của luận văn, đồng thời có thể đánh giá, gắn lý luận với thực tiễn, tác giả tiến hành xem xét và phân tích chương 2:“Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Nội”.
39
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Nội trước đây là Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Thành phố Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 51-QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Mô hình ban đầu của Ngân hàng Nông nghiệp Thành phố Hà Nội gồm 12 chi nhánh huyện trực thuộc và một trung tâm giao dịch, hoạt động như một ngân hàng cấp III trong khu vực nội thành. Nhiệm vụ của chi nhánh là phục vụ cho việc phát triển kinh tế ngoại thành và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến hàng nông, lâm sản trực thuộc các Bộ Nông nghiệp, Bộ Lâm nghiệp, Bộ Thuỷ sản...
Quá trình đi vào hoạt động mô hình và mạng lưới của chi nhánh đã nhiều lần thay đổi:
- Năm 1991 bàn giao 7 huyện về Hà Tây và Vĩnh phúc.
- Năm 1995 bàn giao 5 huyện về trực thuộc trựa tiếp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Sau khi bàn giao các chi nhánh huyện, hoạt động của Agribank Hà Nội chỉ trong khu vực nội thành và để đáp ứng được nhu cầu giao dịch của khách hàng,chi nhánh đã mở rộng mạng lưới thông qua các chi nhánh cấp II trực thuộc.
Hoạt động ổn định trong vòng 10 năm và năm 2008 lại tách và nâng cấp 4 chi nhánh cấp II thành chi nhánh cấp I. Từ năm 2009 đến nay mô hình hoạt động của chi nhánh tương đối ổn định gồm 8 phòng nghiệp vụ tại Hội sở và 15 phòng giao dịch trực thuộctrên khắp các quận nội thành với số lượng khoảng 370 cán bộ.
40
Có thể nói trong suốt quá trình hoạt động và phát triển Agribank Hà Nộiluôn hoàn thành xuất sắc 2 nhiệm vụ chính:
Một là, đồng hành cùng doanh nghiệp, các đối tượng khách hàng trên địa bàn thủ đô, làm tốt công tác an sinh xã hội, góp phần vào phát triển kinh tế thủ đô.
Hai là, thực hiện nghiêm túc các chủ chương chính sách của Đảng, Chính phủ và Nhà nước, góp phần tích cực vào kết quả kinh doanh chung của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Ghi nhận những đóng góp với Thủ đô, với ngành ngân hàng trong những năm qua Agribank Hà Nộiđã được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý, trong đó tiêu biểu là: Cờ thi đua cho Đảng bộ SX của Đảng uỷ khối Doanh nghiệp trung ương; Huân chương lao động hạng nhất; Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Cờ thi đua của Bộ Công an; Cờ thi đua của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội; Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Agribank Hà Nội là một đơn vị thành viên (Chi nhánh cấp 1) của Agribank, có trụ sở tại 77 Lạc Trung, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Là đơn vị hoạt động nhiều năm có hiệu quả và đạt mức tăng trưởng khá trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn hệ thống. Khó khăn thử thách cũng từng bước vượt qua, vị thế và uy tín của Agribank Hà Nội cũng đã được khẳng định. Đến nay, Agribank Hà Nội có diện mạo mới: Tự tin, năng động, trẻ trung, sáng tạo, xứng đáng với các danh hiệu cao quý, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Trải qua hơn 26 năm phát triển với nhiều lần thay đổi về bộ máy tổ chức, cho đến nay mô hình bộ máy tổ chức của Agribank Hà Nộigồm: 1 Giám đốc, 3 Phó giám đốc, 8 phòng nghiệp vụ tại Hội sở và 15 Phòng giao dịch trực thuộc.
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng lớn đến hệ thống tài chính Việt Nam đòi hỏi phải tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Năm 2011 Agribank Hà Nội đã xây dựng “Đề án cơ cấu lại hoạt động chi nhánh giai đoạn 2012-2015”, đây được coi là một tiền đề quan trọng giúp chi nhánh có được những định hướng đúng đắn trên con đường hoàn thành được mục tiêu, sứ mệnh đã đề ra, đủ sức cạnh tranh trong môi trường kinh doanh trên địa bàn thủ đô.
41
Sơ đồ 2.1: Mô hình bộ máy tổ chức của Agribank Hà Nội
(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sựAgribankHà Nội năm 2014)
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Ban Giám đốc: Chịu trách nhiệm về kế hoạch công tác chung, chiến lược kinh doanh, công tác tổ chức, kiểm tra kiểm soát nội bộ và đưa ra những quyết định chủ yếu trong kinh doanh
- Phòng Kế hoạch tổng hợp: Xây dựng kế hoạch kinh doanh, theo dõi thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của chi nhánh; Công tác nguồn vốn, thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ.
Ch ỉ tiê u
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2012/2011So sánh 2013/2012So sánh 2014/2013So sánh
Giá trị % Giá trị % Giátrị % Giátrị % Tăn g giả m Tỷ lệ tăng giả Tăn g giả m Tỷ lệ tăn g Tăn