Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam

Một phần của tài liệu 0273 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 127 - 129)

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nô ng thôn Việt Nam cần xây dựng và ban hành cơ chế tín dụng phù hợp.

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như các doanh nghiệp khác muốn tồn tại và phát triển cần phải liên tục tìm kiếm thị trường và đẩy mạnh phát triển thị trường mà mình chưa hoạt động hiệu quả. Do vậy khi xây dựng cơ chế, chính sách

110

cần phải có quan điểm kinh doanh và phục vụ rõ ràng không được coi trọng mặt này xem nhẹ mặt kia. Do đó những cán bộ làm cơ chế phải tôn trọng quan điểm này, để khi xác định mục tiêu hay nội dung của chính sách cơ chế phải nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình một cách tốt nhất.

Đối với khách hàng nói chung và nhất là khách hàng tín dụng: Cơ chế tín dụng ngân hàng phải phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản thuận tiện thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo được lợi ích ngân hàng.

Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng: Phạm vi, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hiệu quả và an toàn.

Ngân hàng phải xác định được chiến lược phát triển tín dụng tùy thuộc thị trường mục tiêu, khả năng, thế mạnh của ngân hàng mình. Từ đó xây dựng chính sách tín dụng khoa học, phù hợp các qui luật kinh tế thị trường, quy trình cụ thể, chi tiết để hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng mình theo hướng tăng trưởng bền vững, phát huy lợi thế so sánh, hiệu quả, ít rủi ro. Đưa ra chính sách cho vay đối với các khách hàng có quan hệ thân tín, quy trình cấp tín dụng thận trọng.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra kiểm soát của lãnh đạo cấp trên với chi nhánh. Ban lãnh đạo trực tiếp xuống chi nhánh kiểm tra tình hình hoạt động tránh tình trạng chỉ thông qua báo cáo hay kiểm tra chỉ mang tính hình thức. Đồng thời tiến hành kiểm tra chéo giữa các chi nhánh nhằm phát hiện những sai sót mà cán bộ tín dụng không lường trước được.

Về công nghệ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cần nâng cao hơn nữa chất lượng của các phần mềm sử dụng trong hoạt động ngân hàng, hỗ trợ phần mềm tại các chi nhánh theo hướng đồng bộ, phù hợp với đặc thù của ngân hàng nhằm khai thác tốt nhất dữ liệu trong quá trình tác nghiệp (theo dõi chi tiết dư nợ, giá trị tài sản đảm bảo, số lượng khách hàng, nhóm nợ của từng cán bộ tín dụng).

111

động tín dụng và thực trạng rủi ro đạo đức nghề nghiệp trong thời gian gần đây đối

với cán bộ làm công tác tín dụng tại các ngân hàng có nguy cơ gia tăng, vì vậy, cần

xây dựng cơ chế tiền lương đối với cán bộ làm công tác tín dụng để khuyến khích

người lao động làm việc trong lĩnh vực có mức độ rủi ro cao, giảm thiểu rủi ro đạo

đức nghề nghiệp. Mặt khác, cần tăng cường các biện pháp giáo dục đi đôi với xử lý

nghiêm minh.

Cần có chương trình phần mềm cho kiểm tra kiểm soát quản lý chất lượng tín dụng, đồng thời mở lớp đào tạo trình độ tin học cho cán bộ tín dụng trong việc sử dụng thành thạo chương trình này.

Một phần của tài liệu 0273 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w