Đối với khách hàng

Một phần của tài liệu 0273 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 129 - 134)

Nâng cao năng lực, kinh nghiệm quản trị điều hành của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp, các cá nhân.

Cần nắm vững những quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh

Chú trọng nâng cao chất lượng các báo cáo tài chính cung cấp cho ngân hàng thương mại thông qua việc sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập.

Chủ động phối hợp với ngân hàng trong việc cung cấp thông tin, báo cáo kịp thời những thông tin ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Công tácđào tạo nguồn nhân lực, nâng cao tài chính, quản lý, năng lực lập và thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã đề cập đến một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng dựa trên thực tiễn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Nội. Nếu những giải pháp này được thực hiện sẽ góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro, đưa hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo hướng tốt hơn.

112

KẾT LUẬN•

Việc nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Nội là vấn đề phức tạp, có phạm vi rộng, chất lượng tín dụng còn là vấn đề sống còn của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam từ Hội sở chính đến cấp ngân hàng trong toàn quốc. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, trong khuôn khổ giới hạn, phạm vi của đề tài và trình độ của bản thân, qua thời gian học tập tại trường và quá trình nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Nội học viên đã hoàn thành đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Nội”với các nội dung:

1. Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Nội, từ đó rút ra những mặt được cũng như những hạn chế cần nghiên cứu để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

2. Phân tích những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến hạn chế việc chất lượng tín dụng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Nội.

3. Đề xuất những giải pháp về xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh; xây dựng chiến lược khách hàng; mở rộng và tăng trưởng dư nợ trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng; tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát, tiến hành phân tích khách hàng; áp dụng công nghệ thông tin; nâng cao chất lượng của công tác thông tin báo cáo nhằm nắm bắt kịp thời những diễn biến của nền kinh tế; tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, và áp dụng phương án khoán tài chính đến từng bộ phận và từng cán bộ tín dụng.

113

4. Kiến nghị với chính quyền địa phương, các cấp ngân hàng. Nhằm không ngừng mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với nền các thành phần kinh tế, đối với định hướng phát triển kinh tế địa phương, làm cho hoạt động tín dụng trở thành công cụ đắc lực trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước, phát triển đời sống kinh tế, xã hội nông thôn.

Để phát triển nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội giàu đẹp, công bằng và văn minh, chúng ta phải thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Nội.

Tác giả rất mong nhận được ý kiến, góp ý từ các nhà khoa học để luận văn có giá trị thực tiễn cao.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Kim Anh (2005), Bàn về giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng Số Chuyên đề nâng cao năng lực quản trị rủi ro.

2. Trương Ngọc Anh (2005), Quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng và hoạt động giám sát, thanh tra việc quản lý rủi ro, Tạp chí Ngân hàng Số 8.

3. Báo cáo thường niên Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2012 - 2014.

4. Nguyễn Hữu Đương (2010), Đẩy mạnh hoạt động thông tin tín dụng là một nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Trung tâm thông tin tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

5. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

6. Học viện Ngân hàng (2008), Giáo trình tiền tệ ngân hàng, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

7. Lê Thị Hồng (2009), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, thực trạng và giải pháp, Học viện ngân hàng, Hà Nội.

8. Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

9. Lê Văn Hùng (2011), Rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng - nhìn từ góc độ đạo đức, Tạp chí Ngân hàng Số 16.

10. Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.

11. Ngân hàng nhà nước (2005), Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN, ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, ngày 31/12/2001.

12. Ngân hàng nhà nước (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, ngày 22/04/2005 về việc ban hành quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD.

13. Ngân hàng nhà nước (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN, ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.

14. Ngân hàng nhà nước (2013), Thông tư số 02 2013 TT-NHNN, ngày 21/01/2013 về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

15. Ngân hàng nhà nước (2014), Thông tư số 09 2013 TT-NHNN, ngày 18/03/2014 về sửa đổi bổ sung Thông tư số 02/2013/TT-NHNN.

16. Ngân hàng nhà nước (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, ngày 31/12/2001 ban hành Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

17. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Hà Nội, Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014.

18. Quốc Hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Nxb chính trị quốc gia.

19. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,

Nxb Thống kê, Hà Nội.

Tiếng Anh

20. Bank for International Settlements (2004), The new Basel capital accord.

21. Basel Committee (2004) Banking Supervision.

22. Basel Committee (2005) Basel - Credit risk Explosures.

23. Joel Bessis (2001), Risk Management in Banking.

24. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội

PHỤ LỤC 01

CÁC BƯỚC CỦA QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK HÀ NỘI

Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, nhân viên Quan hệ khách hàng phải tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Hồ sơ tín dụng do khách hàng lập và cung cấp cho ngân hàng thường bao gồm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ tài sản đảm bảo, hồ sơ phương án vay vốn và các hồ sơ khác có liên quan. Tuy nhiên có nhiều khách hàng chưa biết cách lập hay có nhiều đơn vị không có các phương án kinh doanh cụ thể theo đúng yêu cầu của ngân hàng hoặc thiếu các văn bản pháp lý sử dụng cho mục đích vay vốn. Vấn đề này đặt ra yêu cầu cho bộ phận kinh doanh trong việc hướng dẫn khách hàng thu thập đủ hồ sơ tín dụng một cách dễ hiểu, chuyên nghiệp và hiệu quả.

Bước 2: Thẩm định

Sau khi nhận đầy đủ các hồ sơ cần thiết, bộ phận kinh doanh phải tiến hành thẩm định toàn bộ những nội dung theo đúng các bộ phận cấu thành nên hồ sơ tín dụng nhằm phân tích một cách toàn diện nhất, chính xác nhất về khách hàng để ra quyết định cho vay ở bước tiếp theo.

Thực tế cho thấy hồ sơ tài chính của khách hàng thường xuyên ở tình trạng không phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến những phân tích thiếu chính xác của bộ phận kinh doanh. Đây là tình trạng chung mà Agibank Hà Nội cũng như các ngân hàng khác phải đối mặt và tìm biện pháp để nắm bắt vấn đề một cách sát thực nhất.

Bước 3: Trình duyệt hồ sơ vay vốn, ra quyết định cho vay

Trên cơ sở tờ trình tín dụng đã lập, nhân viên quan hệ khách hàng đưa ra kết luận độc lập của mình về quyết định cho vay và trình báo cáo lên cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu vượt phạm vi thẩm quyền phán quyết của người lãnh đạo trực tiếp, hồ sơ vay vốn và tờ trình sẽ được đưa lên trình lãnh đạo cấp cao hơn.

Bước 4: Lập đàm phán, ký kết hợp đồng

Sau khi quyết định tài trợ cho khoản vay, bộ phận Hỗ trợ quan hệ khách hàng phải chuẩn bị các hợp đồng và văn bản liên quan trình lãnh đạo ký, bao gồm: hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, hợp đồng cầm cố hoặc thế chấp cùng các văn bản liên quan đến tài sản bảo đảm khác. Sau khi khách hàng và ngân hàng ký kết các hợp đồng, văn bản liên quan, đồng thời khách hàng hoàn thành thủ tục tài sản bảo đảm cần thiết, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân khoản vay.

Bước 5: Giải ngân

Hiện nay, tại Agibank Hà Nội, quy trình cho vay đối với khối khách hàng doanh nghiệp đã được ban hành và áp dụng hiệu quả, đảm bảo cho việc giải ngân được thuận lợi, nhanh chóng, phân giao quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận có liên quan.

Bước 6: Quản lý, giám sát sau cho vay và thu hồi vốn vay

Để đảm bảo nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn, ngân hàng phải tiến hành kiểm soát sau khi cho vay.Khách hàng cần định kỳ cung cấp hồ sơ tài chính, các hợp đồng kinh tế thể hiện tình hình sản xuất - kinh doanh của đơn vị mình cho ngân hàng. Đồng thời, bản thân bộ phận kinh doanh luôn phải liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với khách hàng để nắm bắt được thực trạng hoạt động của họ, những bất thường xảy ra để có thể chủ động trong mọi tình huống.

Bước 7: Tất toán, thanh lý hợp đồng

Đến ngày đáo hạn của khoản vay, sau khi thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi, ngân hàng sẽ thanh lý hợp đồng tín dụng, tất toán khế ước, lưu hồ sơ theo quy định. Đồng thời, ngân hàng cũng đưa ra quyết định về việc mở rộng, duy trì hay hạn chế giao dịch với đối tượng khách hàng đó trong tương lai.

Một phần của tài liệu 0273 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 129 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w