THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG NÔNG

Một phần của tài liệu 0273 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 65)

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.2.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Nội

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều quy định điều chỉnh hoạt động tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại như:

- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010

- Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với

52

khách hàng và các Quyết định sửa đổi, bổ sung đối với quyết định này.

- Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng; Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010; Thông tư số 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung Thông tư số 13/2010/TT-NHNN.

- Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, ngày 21/01/2013 2011 của Thống đốc NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

- Thông tư số 09/2013/TT-NHNN, ngày 18/03/2014 về sửa đổi bổ sung Thông tư số 02/2013/TT-NHNN.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã ban hành hàng loạt các quy định nhằm hướng dẫn việc cấp tín dụng cho khách hàng phù hợp với pháp luật và quy định của Ngân hàng Nhà nước, cụ thể:

- Điều lệ tổ chức Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 600/QĐ-HĐTV ngày 23/04/2012 của Hội đồng thành viên Agribank.

- Quyết định số 1850/QĐ-HĐTV-TDDN ngày 14/09/2012 v.v ban hành quy định phân cấp ủy quyền quyết định cấp tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

- Quyết định số 32/QĐ-HĐQT-KHDN ngày 15/01/2014 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ban hành về một số chính sách tín dụng.

- Quyết định số 66/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 22/01/2014 của Tổng Giám đốc ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank.

- Quyết định số 31/QĐ-HĐQT-KHDN ngày 15/11/2014 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về ban hành quy định phân cấp phán quyết tín dụng trong hệ thống Agribank.

53

- Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/0014 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ban hành quy định về giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Agribank.

- Quyết định số 450/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 30/05/2014của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Agribank.

- Quyết định số 2384/NHNo-TDDN ngày 24/04/2011của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về hướng dẫn phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng thấu chi.

- Quyết định số 1406/NHNo-TD ngày 23/5/2007 quy định tiêu chí phân loại khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

- Quyết định số 836/QĐ-HĐQT-HSX ngày 07/08/2014của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về ban hành quy định cho vay đối với khách hàng là Hộ gia đình, cá nhân.

- Quyết định số 766/QĐ-HĐQT-KHDN ngày 01/08/2014 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về ban hành quy định cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp.

2.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Nội

2.2.2.1. Chính sách cấp tín dụng và thẩm quyền phán quyết tín dụng

a. Chính sách cấp tín dụng

Chính sách cấp tín dụng của Agribank Hà Nội áp dụng cho tất cả các đối tượng khách hàng và tuân thủ theo các quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Chính sách cấp tín dụng được xây đựng nhằm mục tiêu thống nhất cách ứng xử, đảm bảo tính minh bạch, công khai và công bằng trong toàn hệ thống, trong mối quan hệ với khách hàng đồng thời duy trì và phát triển một cơ cấu khách hàng bền vững. Agribank đã xây dựng chính sách tín dụng cho từng

T T Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 So sánh năm 2012/2011 So sánh năm2013/2012 So sánh năm2014/2013 Mức tăng giảm Tỷ lệ tăn g Mức tăng giảm Tỷ lệ tăng giảm Mức tăng giảm Tỷ lệ tăng giảm 54

đối tượng khách hàng có quan hệ tín dụng như: doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân; chính sách cấp tín dụng đối với ngoại tệ; chính sách cấp tín dụng từng ngành nghề cụ thể...Để có thể hỗ trợ cho việc quyết định cấp tín dụng, thực hiện chính sách khách hàng, quản lý rủi ro khách hàng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, các chính sách về tài sản bảo đảm, chính sách định giá, chính sách lãi suất, Agribank cũng đã xây dựng phần mềm chấm điểm và xếp hạng khách hàng.

Tuỳ thuộc vào từng thời điểm, chính sách tín dụng ra đời phải phù hợp với mục tiêu tín dụng. Tuy nhiên, chính sách tín dụng không thể nhanh chóng thay đổi vì để ban hành chính sách tín dụng cần phải có thời gian nghiên cứu, soạn thảo, họp bàn và ra quyết định. Lý do cần phải quan tâm đến chính là độ trễ của các chính sách khi đưa vào thực tiễn. Khi các ngân hàng thương mại không ngừng cạnh tranh nhau để tìm kiếm, lôi kéo khách hàng thì việc chậm trễ trong việc đưa ra các tiêu chuẩn, chính sách và các sản phẩm tín dụng là một bất lợi lớn cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói chung và Agribank Hà Nội nói riêng.

b. Thẩm quyền phán quyết tín dụng

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã xây dựng hệ thống phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với các cấp điều hành nhằm mục đích sau:

- Đảm bảo hoạt động cấp tín dụng diễn ra thống nhất, khoa học, tạo cơ chế giám sát hiệu quả, hạn chế và phòng ngừa rủi ro.

- Xác định trách nhiệm của từng khâu, từng bước trong quy trình cấp tín dụng và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.

Theo phân cấp, quyền phán quyết cấp tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng hay dự án đầu tư trên cơ sở xếp hạng khách hàng, mức dư nợ từng chi nhánh sẽ được giao cho từng cấp điều hành. Việc phân cấp này đã tạo cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong hoạt động tín dụng, tuân thủ quy trình tín dụng từ khâu khởi tạo đề xuất, thẩm định rủi ro, quyết định cấp tín dụng cho đến khâu tác nghiệp, ký kết hợp động tín dụng, phê duyệt giải ngân và phát hành bảo lãnh.

55

2.2.2.2. Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Nội

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản và đóng góp phần lớn trong tổng thu nhập của Agribank Hà Nội. Agribank Hà Nội rất coi trọng công tác tín dụng, đảm bảo hoạt động tín dụng tăng trưởng, an toàn, hiệu quả.

Bảng 2.8: Hoạt động tín dụng tại Agribank Hà Nội giai đoạn 2011-2014

ɪ Tổng dư nợ________ 4,40 7 4,441 4,46 7 5,015 ______ 1% ____ 1% 54 8 12%

* Theo loại tiền

- VND ' 3550 3584 3730 4435 34 1% 146 4% 70

5 19%

- Ngoại tệ (quy đổi) 8

57 857 737 580 _______ 0% -120 -14% - 157 - 21% * Theo kỳ hạn - Ngắn hạn 2716 2942 2823 3777 226 8% -119 -4% 95 4 34% - Trung hạn__________ 2 30 299 419 285 ______ 30% 120 40% 134- 32%- - Dài hạn 1461 1200 1225 953 -261 - 18 ____ ____ 272- 22%- * Theo thành phầnkinh tế_____________ - DN do Nhà nướcquản lý____________2716 2942 491 585 226 8% 2,451- -83% 94 19% - Doanh nghiệp khác 2 30 299 3521 3942 69 30 % 3,222 1078% 42 1 12% - HTX, Hộ gia đình, cá nhân____________1461 1200 455 488 -261 - 18 % -745 -62% 33 7% * Theo ngành nghề kinh doanh_________ -

Nông nghiệp, nông thôn_______________ 5 38 1376 1353 1580 838 156 % -23 -2% 22 7 17% - Xây dựng 7 02 685 720 1048 -17 -2% 35 5% 8 32 46% - Sản xuất, chế biến 1178 738 859 774 -440 - 37 121 16% - 85 - 10% - Xuất, nhập khẩu 8 54 734 811 828 -120 14- 77 10% 17 2% - Khác 1135 908 724 785 -227 - 20 -184 -20% _____ 8%

2 Doanh số giải ngân 8549 6484 7881 8906 -2,065 -

24 1,397 22% 1,025 13% 3 Doanh số thu nợ 9026 6450 7855 8358 -2,576 - 29 1,405 22% 3 50 6% 4 Tỷ lệ nợ xấu________ 2.89 % 2.25 % 2.63 % 2.71 % - 0.64% 0.38 % 0.08 %

56

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu cho vay trong tổng dư nợ tại Agribank Hà Nội

(Nguồn báo cáo thường niên Agribank Hà Nội)

Năm 2012: Dư nợ VND năm 2012 đạt 3.584 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 81% tổng dư nợ. Dư nợ ngoại tệ quy đổi là 857 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 19% tổng dư nợ. Thị trường ngoại hối căng thẳng do các doanh nghiệp có nguồn ngoại tệ (USD) găm giữ không bán cho ngân hàng hoặc do chính sách điều hành tỷ giá của NHNN đã tạo ra những cơn sóng ngầm về USD, dư nợ USD đã tăng gần 5,6 triệu USD, đáp ứng tốt nhu cầu ngoại tệ cho các khách hàng nhập khẩu như Công ty TNHH Thái Tân, Techximex, Công ty Thanh Phương.Bên cạnh dư nợ (USD) tăng thì dư nợ EUR lại giảm còn 9,1 triệu EUR. Nguyên nhân do giá EUR ở mức hợp lý, các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt thực hiện trả nợ trước hạn như Tổng công ty Rượu- Bia-Nước giải khát Hà nội đã trả nợ trước hạn 14,5 triệu EUR. Nợ xấu năm 2012 là 100 tỷ giảm 28 tỷ tương đương giảm 22% so năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu mức 2,25%.

Năm 2013: Dư nợ tại tại 31/12/2013 đạt 4.467 tỷ đồng tăng 146 tỷ đồng tương đương tăng 4% so năm 2012 hoàn thành 100% kế hoạch giao năm 2013.

* về cơ cấu tín dụng:

- Dư nợ nội tệ đạt 3.730 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 84% tổng dư nợ. Dư nợ ngoại tệ quy đổi đạt 737 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16%.

- Dư nợ ngắn hạn đạt 2.823 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 63% tổng dư nợ. Dư nợ trung và dài hạn đạt 1.644 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37%

57

tỷtương ứng tỷ lệ giảm 83% so với năm 2012. Doanh nghiệp nhà nước có quan hệ tín dụng với Agibank Hà Nộilà 14 đơn vị, chiếm tỷ trọng 11% trên tổng dư nợ. Các doanh nghiệp nhà nước có quan hệ với Agibank Hà Nộihầu hết đều làm ăn có hiệu quả, có khả năng trả nợ, trả lãi như Tổng Công ty Phát triển nông thôn, Cảng Khuyến Lương, Công ty UNIMEX, Công ty XNK nông lâm sản và Vật tưNông nghiệp, Tổng công ty đường sắt Việt Nam... các doanh nghiệp này hiện đang trong quá trình chuyển đổi thành Công ty TNHH hoặc Tập đoàn.Dư nợ cho vay khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 3.521 tỷ đồng tăng 3.222 tỷ đồng so 2012, chiếm tỷ trọng 79% tổng dư nợ cho thấy việc đẩy mạnh cho vay đối với lĩnh vực này phù hợp với xu hướng phát triển của Chính phủ.Dư nợ HTX, hộ gia đình, cá nhân chiếm 10,2% tổng dư nợ, giảm 745 tỷ đồng tương ứng giảm 62% so năm 2012. Dư nợ cho vay hợp tác xã là 14,647 triệu đồng chiếm 0,32% tổng dư nợ gồm: HTX Thanh Tùng, HTX Nhật Quang, HTX Hoàng Anh. Các HTX vay vốn chủ yếu để phát triển sản xuất và đầu tư tài sản cố định.Dư nợ cho vay cầm cố giấy tờ có giá như sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, hợp đồng tiền gửi chiếm trên 90% tổng dư nợ cá nhân, chủ yếu cho vay tiêu dùng để phục vụ nhu cầu đời sống và kinh doanh.

* về chất lượng tín dụng:

- Tổng số nợ xấu theo phân loại nợ đến 31/12/2013 là 117 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,63% tổng dư nợ, tăng so với năm 2012 là 17 tỷ đồng tương ứng tăng 17%.

* về hiệu quả công tác tín dụng:

Thu nhập ròng từ lãi vay năm 2013 là 551 tỷ đồng, chiếm 84% tổng thu nhập ròng của chi nhánh. Tỷ lệ lãi cận biên NIM đạt 3.72%, năm 2013 phải trích lập dự phòng rủi ro là 127 tỷ đồng, tăng 11 tỷ so với năm 2012.

* Công tác xử lý nợ xấu và thu hồi nợ ngoại bảng:

- Thu nợ gốc đã xử lý rủi ro năm 2013 là 63,5 tỷ đồng, thu lãi đã xử lý rủi ro là 1,5 tỷ đồng. Tổng thu nợ đã xử lý rủi ro là 65 tỷ đồng, đạt 108% so với kế hoạch đặt ra trong năm 2013. Agribank Hà Nội đã tích cực trong công tác thu hồi nợ và đặt ra kế hoạch tiếp tục thu hồi trong năm 2014 như sau: Công ty Sứ Thanh Trì (16 tỷ đồng), Công ty CP Kho vận và DV thương mại Vinatranco (420 nghìn

58

USD),Traximexco (30 ngàn USD), TCT thuỷ tinh và gốm XD Viglacera (15,7 tỷ đồng), TT Quảng cáo&Dịch vụ truyền hình (21 tỷ đồng)...

Năm 2014: Dư nợ đạt 5.015 tỷ đồng tăng 548 tỷ tương ứng tăng 12% so với năm 2013, và đạt 100% kế hoạch kinh doanh được giao năm 2014.

* về cơ cấu tín dụng:

- Dư nợ nội tệ đạt 4.435 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 88% tổng dư nợ, tăng 705 tỷ đồng tương ứng tăng 19% so với năm 2013; chi nhánh đã hoàn thành vượt chỉ tiêu dư nợ về nội tệ theo kế hoạch kinh doanh năm 2014 của Agribank giao. Dư nợ ngoại tệ quy đổi đạt 580 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12% tổng dư nợ, giảm 157 tỷ đồng tương ứng giảm 21% so với năm 2013. Dư nợ ngoại tệ giảm vì chi nhánh đã thực hiện theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về việc giảm cho vay ngoại tệ và dần chuyển quan hệ tín dụng sang quan hệ mua bán ngoại tệ. Dư nợ ngoại tệ chủ yếu là dư nợ cho vay một số công ty có hoạt động xuất khẩu như: Công ty CP văn phòng phẩm Hải Phòng, Công ty TNHH Dương Nhật Đầu tư, Công ty TNHH Thương mại và Kho vận DEVYT, Công ty CP XNK Nam Anh...

- Dư nợ ngắn hạn đạt 3.777 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 75% tổng dư nợ, tăng 954 tỷ tương ứng tăng 34% so với năm 2013. Dư nợ ngắn hạn chủ yếu là bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị sản xuất như: Công ty CP VPP Cửu Long, Công ty CP Viglacera, Công ty TNHH NN MTV Dệt 19/5, Công ty CP Bia ID, Công ty Thuốc lá Thăng Long...cho các đơn vị kinh doanh như: Tổng Công ty TNHH Thái Tân, Công ty CP Vật tư No Pháp Vân, Công ty Vinatranco...Nhin chung, các công ty có hoạt động kinh doanh tương đối ổn định, trả nợ gốc và lãi đúng hạn, đầy đủ chính vì vậy dư nợ ngắn hạn tại Agibank Hà Nội đều là dư nợ đảm bảo an toàn. Dư nợ trung và dài hạn đạt 1.238 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15% tổng dư nợ. Agibank Hà Nội đã cố gắng chuyển dịch cơ cấu vốn một cách hợp lý, từ cơ cấu vốn có độ rủi ro cao

Một phần của tài liệu 0273 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w