Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 0273 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38 - 44)

1.3.1.1. Nhân tố thuộc về khách hàng

* Một là: Phẩm chất, tư cách tín dụng của khách hàng

Phẩm chất, tư cách tín dụng của khách hàng: Uy tín của khách hàng ảnh hưởng tương đối lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại, đặc biệt trong trường hợp khi khách hàng gặp khó khăn trong thanh toán nợ, nếu họ không có ý thức hợp tác tốt với ngân hàng thương mại thì sẽ dẫn tới trây ỳ, thậm chí phó mặc cho ngân hàng thương mại nếu vấn đề khó khăn đó nghiêm trọng. Khách hàng có uy tín tốt có thể vì uy tín, nên cố gắng tự mình và kết hợp với ngân hàng thương

28

mại xử lý mọi vấn đề để thanh toán cho ngân hàng thương mại thậm chí kể cả việc sẵn sàng thanh lý tài sản thế chấp cũng như các tài sản khác thuộc về trách nhiệm nợ hay sở hữu của mình. Thực tế cho thấy, uy tín của khách hàng tốt thì sẽ giúp họ thận trọng hơn trong quá trình ra quyết định đầu tư, quyết định vay vốn và luôn đặt nghĩa vụ nợ vay lên hàng đầu khi ra các quyết định kinh doanh.

* Hai là: Năng lực của khách hàng

Được thể hiện thông qua: Năng lực tài chính và Năng lực chuyên môn của khách hàng.

Năng lực tài chính: Thể hiện khả năng về vốn, tài sản, nguồn thanh toán,... của khách hàng trong quá trình thực hiện kinh doanh. Năng lực tài chính tốt sẽ đảm bảo được khả năng của khách hàng trong việc thực hiện dự án, phương án kinh doanh đồng thời gắn trách nhiệm của khách hàng cao nhất trong quá trình ra các quyết định đầu tư cũng như hợp tác với ngân hàng thương mại khi gặp rủi ro. Năng lực tài chính của khách hàng càng tốt thì họ càng có trách nhiệm hơn đồng thời càng có khả năng tự gánh chịu rủi ro khi xảy ra, không làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay cho ngân hàng thương mại.

Năng lực chuyên môn: Năng lực chuyên môn giúp cho khách hàng tổ chức tốt điều hành và quản trị hoạt động kinh doanh cũng như đầu tư của mình, hạn chế được tốt các rủi ro trong quá trình kinh doanh, đảm bảo tính chính xác và tính đúng đắn trong các quyết định đầu tư cũng như các quyết định liên quan trong hoạt động kinh doanh. Luôn đặt mục tiêu lợi nhuận trong tổng thể chung với rủi ro và hiệu quả hoá hoạt động kinh doanh của mình mang tính chiến lược, lâu dài hơn. Hoạt động kinh doanh luôn đảm bảo tính bền vững làm cơ sở vững chắc để đảm bảo tốt cho khả năng trả nợ vay ngân hàng thương mại khi khoản vay đến hạn.

1.3.1.2. Nhân tố thuộc về cơ quan cấp trên

Cơ quan cấp trên là cơ quan quản lý, là cơ quan ra quyết định ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của ngân hàng thương mại, có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động từ khâu tổ chức bộ máy, qui cơ chế kiểm soát hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. ảnh hưởng bao gồm:

29

- Mô hình tổ chức bộ máy tín dụng: Bộ máy hoạt động tín dụng là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của một ngân hàng thương mại và là yếu tố quyết định sự thành bại trong hoạt động tín dụng. Bộ máy được tổ chức khoa học, gọn nhẹ thì đảm bảo cho hoạt động tín dụng được điều hành không chồng chéo, tiết kiệm được sức người sức của và hơn nữa đảm bảo được tính linh hoạt trong hoạt động mà vẫn kiểm soát tốt hoạt động tín dụng từ đó hạn chế được rủi ro tín dụng một cách tốt nhất.

- Cơ chế kiểm soát hoạt động tín dụng của hệ thống: bao gồm việc phân cấp, phân quyền kiểm soát và hệ thống các qui chế giám sát kèm theo nhằm kiểm soát hoạt động tín dụng, hạn chế tối đa rủi ro tín dụng có thể. Một cơ chế kiểm soát tốt là cơ chế minh bạch, đảm bảo quyền lợi gắn với trách nhiệm, cơ chế tạo động lực cho các đối tượng thực thi phát huy được quyền, khả năng của mình như vậy mới có thể mang lại được kết quả tốt.

- Cơ chế phân quyền quản lý tín dụng: Đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường, ngân hàng thương mại buộc phải có hệ thống mạng lưới rộng khắp và qui mô ngày càng lớn để đảm bảo khả năng cạnh tranh. Nhằm tạo sự chủ động cho hoạt động tín dụng của các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống thì cơ chế phân quyền được ra đời để qui định quyền quản lý (phán quyết) của mỗi chi nhánh, phòng giao dịch. Cơ chế phân quyền tốt sẽ đảm bảo được tính linh hoạt, chủ động trong hoạt động tín dụng của các chi nhánh, phòng giao dịch và đồng thời kiểm soát tốt hơn rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Cơ chế thưởng phạt (quyền lợi và trách nhiệm): luôn là động lực hay kìm hãm người lao động trong ngân hàng thương mại nói chung và người làm tín dụng nói riêng làm việc tích cực, có trách nhiệm cao trong công việc hoặc ngược lại. Một cơ chế tốt có thể khuyến khích, động viên người làm tín dụng tích cực, có trách nhiệm cao, gắn bó lâu dài với ngân hàng thương mại và cuối cùng là giảm thiểu rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả.

1.3.1.3. Nguyên nhân khác

30

chất lượng thông tin, biến động kinh tế, chính sách pháp luật...

- Chất lượng thông tin chưa cao: Trên thực tế, để ra quyết định cho vay ngân hàng thường căn cứ trên các thông tin thu thập được, các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng, tình hình kinh tế, xã hội.... Do đó, nếu hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng hoạt động không hiệu quả, cập nhật những thông tin không đáng tin cậy thì tất yếu sẽ dẫn đến thất thoát vốn khi cho vay.

- Những biến động về tình hình kinh tế xã hội không dự báo được: Nen kinh tế ổn định, tăng trưởng lành mạnh thì nhu cầu đầu tư trong xã hội tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Tuy nhiên nếu tình hình kinh tế xã hội biến động bất thường, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không trả được nợ vay thì sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

- Sự thay đổi các chính sách kinh tế, pháp luật: Các chính sách kinh tế, pháp luật không hoàn chỉnh, thiếu nhất quán, gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự an toàn của ngân hàng khi cho vay.

1.3.2. Nhân tố chủ quan

1.3.2.1. Trinh độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và mức độ nhiệt tình với công việc của cán bộ tín dụng.

Trình độ chuyên môn của người làm tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động tín dụng. Lĩnh vực hoạt động tín dụng là lĩnh vực hoạt động kinh tế rất rộng, liên quan đến nhiều đối tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt là hoạt động mang tính động, phụ thuộc phần nhiều vào đối tác và việc kiểm soát nguồn vốn cho vay cũng như hoạt động kinh doanh của khách hàng, do đó đòi hỏi người làm tín dụng phải có trình độ chuyên môn tốt, am hiểu biết về kinh tế và xã hội thì mới có khả năng nắm bắt và hiểu được đầy đủ nhất thông tin về sử dụng vốn của khách hàng để phân tích và đánh giá được những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình đó (dưới nhiều khía cạnh như kinh tế, pháp luật, chính trị,...) nhằm đưa các quyết định đúng đắn nhất liên quan đến việc tài trợ, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay và thu hồi nợ vay (gốc và lãi) an toàn, đúng hạn và có hiệu quả.

31

Do đặc thù hoạt động như trên, nên chất lượng tín dụng phụ thuộc phần lớn vào người làm tín dụng, do tính chất hoạt động ngoài trụ sở, liên quan nhiều đối tượng, hồ sơ và chuẩn mực cho vay mang tính định tính cũng như định lượng (không thể chuẩn xác) đòi hỏi tương đối phức tạp và nguồn thông tin kiểm soát người vay chủ yếu do người làm tín dụng nắm giữ...Do đó nếu người làm tín dụng mà không có phẩm chất đạo đức tốt sẽ đứng về phía người vay làm thiên lệch hồ sơ, thông tin cung cấp cho lãnh đạo làm cho chất lượng hoạt động tín dụng giảm sút nghiêm trọng, có khả năng gây ra nợ xấu cho ngân hàng thương mại và thậm chí m ất vốn.

Người làm tín dụng mà tâm huyết với công việc thì họ có niềm say mê tạo động lực tốt hơn để làm việc, để học hỏi, để đi sâu đi sát vào khách hàng nhằm nắm bắt được các thông tin về sử dụng vốn vay, nguồn thanh toán nợ vay tìm tòi các biện pháp hay tạo ra cơ hội quản lý vốn được tốt, hạn chế nợ xấu phát sinh cho ngân hàng thương mại. Để tạo ra được động lực đối với người làm tín dụng trước hết đòi hỏi người làm tín dụng phải thực sự tâm huyết và yêu nghề và ngân hàng thương mại phải sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, có cơ chế quản lý phù hợp thể hiện: có chính sách đãi ngộ tốt kèm theo việc khen thưởng cũng như kỷ luật tương xứng với người làm tín dụng.

1.3.2.2. Bộ máy hoạt động tín dụng

Bộ máy hoạt động tín dụng được tổ chức khoa học, gọn nhẹ sẽ giảm được sự chồng chéo trong hoạt động, sẽ đảm bảo được tính thống nhất, sự phối hợp tốt trong công việc, sẽ nâng cao được hiệu quả, kiểm soát tốt chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó việc tổ chức bộ máy hỗ trợ và phối hợp cùng với bộ máy hoạt động tín dụng tạo ra chu trình phục vụ khách hàng khép kín, góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng mang tính chuyên môn hoá cao hơn và góp phần hỗ trợ hoạt động tín dụng được có hiệu quả hơn thông qua việc phục vụ tốt khách hàng và thu hút được nhiều dịch vụ phi tín dụng khác.

1.3.2.3. Hạ tầng cơ sở

Hạ tầng cơ sở tạo ra các điều kiện cần thiết, thuận tiện phục vụ cho hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại như điều kiện văn phòng làm việc, các công cụ

32

lao động, hệ thống phần mềm quản lý hoạt động tín dụng...

Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin: Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin ngày nay không chỉ phục vụ tốt như một công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực hoạt động cũng như đời sống sinh hoạt xã hội, thì công nghệ thông tin đóng góp đáng kể vào hoạt động tín dụng. Công nghệ thông tin giúp cho việc cập nhật thông tin cần thiết cho quá trình thẩm định và ra quyết định tín dụng, giúp cho việc quản lý mang tính tập trung và khoa học cao, tiết kiệm thời gian và nhân lực, đặc biệt đảm bảo độ chính xác cao trong việc kiểm soát thông tin tín dụng không chỉ mang tính nội bộ mà còn mang tính ngành và tính xã hội hoá cao.

Hạ tầng cơ sở khác: bao gồm nơi làm việc, hệ thống trang thiết bị phục vụ công việc, phương tiện đi lại, điện thoại. phục vụ cho hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Nếu hạ tầng đó không đảm bảo chất lượng thì gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng: làm cho cán bộ tín dụng sẽ không nhiệt tình với công việc, đánh giá, kiểm soát, quản lý hoạt động tính dụng mất nhiều thời gian hơn, và kém hiệu quả.

1.3.2.4. Huy động vốn

Nguồn vốn là cơ sở cho việc cấp tín dụng. Qui mô tăng trưởng tín dụng phụ thuộc hoàn toàn vào qui mô vốn huy động của ngân hàng thương mại. Việc huy động vốn tốt mới có thể đáp ứng được cho việc tăng trưởng tín dụng. Qui mô vốn chỉ phản ánh về số lượng, còn tính chất ổn định của nguồn vốn thể hiện qua thời hạn vốn huy động sẽ giúp cho việc cho vay đáp ứng tốt về thời hạn theo nhu cầu của khách hàng. Nguồn vốn ổn định sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại chủ động hơn trong việc sử dụng vốn và thường sẽ mang lại hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Trong điều kiện nguồn vốn huy động không ổn định, dẫn đến các ngân hàng thương mại phải dự trữ lớn hơn (nhằm đảm bảo tính thanh khoản) làm giảm hiệu quả hoạt động, đồng thời các ngân hàng thương mại có khả năng gặp rủi ro lớn hơn. Bên cạnh đó, lãi suất huy động vốn qui định về cơ bản lãi suất cho vay tín dụng (giá bán) và ảnh hưởng lớn đến thu nhập của ngân hàng thương mại.

1.3.2.5. Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại

33

bao gồm: qui mô, lĩnh vực đầu tư, cơ cấu tín dụng theo một số tiêu thức, phương thức cho vay... làm nền tảng, kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng. Những định hướng này nhằm mục đích hướng tới sự an toàn trong hoạt động tín dụng của một ngân hàng thương mại, tập trung khai thác thế mạnh của ngân hàng đối với thị trường, tối ưu hoá trong việc sử dụng các nguồn lực của ngân hàng,...Xuất phát từ chính sách tín dụng làm nguồn gốc để xây dựng lên hệ thống qui trình, cơ chế, hướng dẫn, chỉ đạo trong hoạt động tín dụng. Qui trình nghiệp vụ tín dụng: thống nhất chung trình tự cụ thể các bước cần cho người làm tín dụng từ nhận hồ sơ, quá trình thẩm định, phân tích, đánh giá tín dụng cho đến giải ngân tiền vay, kiểm soát sau, thu hồi nợ, xử lý nợ xấu (nếu có)... hoạt động của cán bọ tín dụng phải dựa trên qui trình nghiệp vụ tín dụng (cẩm nang tín dụng), nếu qui trình tốt đảm bảo đầy đủ các bước của quá trình tín dụng thì sẽ tiết kiệm thời gian cho người làm tín dụng và đảm bảo chỉ dẫn cho người làm tín dụng các bước thẩm định, phân tích, đánh giá, thu thập và xử lý thông tin được cụ thể, khoa học, an toàn cho hoạt động tín dụng. đúng theo qui định của pháp luật, từ đó đưa ra được các quyết định tín dụng thích hợp với từng giai đoạn trong quá trình và làm cho chất lượng hoạt động tín dụng luôn được cải thiện và có hiệu quả tốt nhất.

1.3.2.6. Qui chế lao động tiền lương

Là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm người lao động nói chung và người làm tín dụng nói riêng. Một qui chế tốt là qui chế tạo được động lực cho người làm tín dụng luôn gắn bó và có trách nhiệm cao trong công việc đối với ngân hàng thương mại và đó chính là công cụ ngăn ngừa rủi ro tín dụng tốt nhất.

1.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CÁCNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NÔNG

Một phần của tài liệu 0273 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w