Con người luôn là nhân tố có tính chất quyết định trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội nói chung và trong hoạt động cho vay nói riêng. Toàn bộ những quyết định cho vay, tiến trình thực hiện cho vay, thu hồi nợ không có máy móc hay một công cụ nào khác ngoài cán bộ tín dụng đảm nhiệm. Vì vậy, kết quả cho vay phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Agribank Hà Nội là ngân hàng có đại đa số đội ngũ cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng, tại chức và trên đại học đã được đào tạo về chuyên môn ngân hàng. Tuy nhiên, trong thực tế do tính chất phức tạp của nền kinh tế thị trường, sự phức tạp và đầy khó khăn trong công tác cho vay thì với đội ngũ cán bộ như hiện nay chưa thể đáp ứng kịp thời. Thực tế đòi hỏi cán bộ tín dụng luôn phải học hỏi, trau dồi kiến thức nghiệp vụ và cả những kiến thức tổng hợp khác một cách thường xuyên. Do đó để nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cũng nên đề ra chính sách phát triển nguồn nhân lực và chăm lo việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ với một số biện pháp như:
- Nâng cao chất lượng tuyển dụng đầu vào, nhân viên mới tuyển dụng phải đáp ứng được các yêu cầu về đào tạo, có đủ điều kiện, năng lực, hiểu biết xã hội và kinh tế, phẩm chất đạo đức, có trách nhiệm để đảm nhận nhiệm vụ được giao.
- Thông qua thi nghiệp vụ hàng năm, rà soát trình độ cán bộ. Đào tạo và đào tạo lại cán bộ được diễn ra thường xuyên, liên tục.
- Đưa ra các chính sách khuyến khích, đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác tín dụng, đảm bảo thu nhập tương xứng với trách nhiệm công việc. Thường xuyên đánh giá, khen thưởng và kỷ luật dựa trên chất lượng tín dụng và hiệu quả công việc.
107
trách một nhóm khách hàng nhất định, có những đặc điểm chung về ngành nghề kinh doanh hoặc loại hình doanh nghiệp. Việc phân nhóm tuỳ theo năng lực, sở trường, kinh nghiệm của từng cán bộ tín dụng. Qua đó, cán bộ tín dụng có thể hiểu biết khách hàng một cách sâu sắc, tập trung vào một công việc của mình và giảm chi phí trong điều tra, tìm hiểu khách hàng, giảm sai sót trong quá trình thẩm định, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Do hoạt động tín dụng liên quan đến điều ngành nghề và lĩnh vực..trong khi đó đội ngũ cán bộ là ngân hàng chủ yếu được đào tạo từ các trường kinh tế, kinh nghiệm từ các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật bị hạn chế. Đòi hỏi cán bộ tín dụng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên tìm hiểu các ngành nghề, lĩnh vực khác để phục vụ cho hoạt động tín dụng.
- Bố trí, phân công công việc một cách hợp lý, tránh tình trạng quá tải cho cán bộ để đảm bảo chất lượng công việc, tránh tình trạng để một cán bộ đảm nhận một vị trí với thời gian quá lâu dẫn đến tiêu cực do những mối quan hệ được tạo lập quá dài. Tạo điều kiện cho các cán bộ tiếp cận những khách hàng và những nghiệp vụ khác nhau để nâng cao khả năng xử lý công việc, nâng cao và nắm vững nghiệp vụ ngân hàng.
- Đào tạo các kỹ năng: Ngân hàng cần đào tạo cán bộ tín dụng theo các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kĩ năng điều tra, kĩ năng phân tích, kĩ năng viết, kĩ năng đàm phán...
- Có cơ chế khen thưởng, đãi ngộ hợp lý đối với các cán bộ tín dụng, thưởng phạt nghiêm minh: những cán bộ tín dụng thiếu tinh thần trách nhiệm, làm thất thoát vốn, vi phạm cơ chế cần được xử lý nghiêm khắc, đặc biệt đối với những cán bộ tín dụng có hành vi tiêu cực làm ảnh hưởng đến lợi ích của ngân hàng. Tuỳ theo mức độ có thể áp dụng các hình thức xử lý, kỷ luật như: chuyển công tác khác, tạm đình chỉ, sa thải...Ngoài việc nâng cao trách nhiệm của cán bộ ngân hàng phải có chế độ khen thưởng đối với những cán bộ có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng. Đây là việc làm quan trọng nhằm giải quyết tình trạng cán bộ tín dụng “ ngại” cho vay. Do yếu tố tâm lý cán bộ tín dụng cho rằng nếu cho vay thu nợ hàng trăm tỷ cũng không được khen tặng, tăng lương nhưng chỉ cần một phát sinh quá hạn là bị chỉ trích, xử lý và bị coi là yếu kém.
108