Bài học đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam

Một phần của tài liệu 0273 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 47 - 50)

Nam Chi nhánh Hà Nội

Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Nội có sự kế thừa từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đồng thời có sự giao lưu học hỏi từ các ngân hàng thương mại cổ phần cùng hệ thống và các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn, trên cơ sở các quy định chung của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Việc xây dựng chuẩn mực chung cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã được ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tập trung nghiên cứu xây dựng sổ tay tín dụng nhằm thống nhất trên toàn hệ thống. Tương tự và song song với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã tổng hợp các quy định chung của Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (Quyết định số 1657/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001) kết hợp với các bộ ban ngành như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên môi trường... Xây dựng nên các quy trình cho vay, quy trình luân chuyển chứng từ, quy chế kiểm tra giám sát trong sổ tay tín dụng

37

ngành có sự điều chỉnh thay đổi cập nhật, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã bỏ sổ tay tín dụng lỗi thời và chuyển sang xây dựng các bộ quy trình nhỏ, phù hợp với từng sản phẩm. Tuy việc xây dựng các quy trình nhỏ này đòi hỏi nhiều công sức hơn nhưng lại đáp ứng được yêu cầu thực tế của từng sản phẩm dịch vụ, từng lĩnh vực cụ thế, đồng thời đáp ứng và cập nhật, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế, nâng cao hiệu quả, tính cạnh tranh của ngân hàng.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Nội là một thành viên trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, xuất phát điểm ban đầu là các hoạt động cho vay uỷ thác vốn từ ngân sách Nhà nước cho các công trình nhà nước về nông thôn và phát triển nông nghiệp. Theo kinh nghiệm của một số các ngân hàng thương mại, có thể rút ra bài học cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Nội:

- Theo xu hướng hội nhập hiện nay, lĩnh vực hoạt động kinh doanh mở rộng sang các lĩnh vực khác như: Cho vay các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp, xây dựng, khai thác khoáng sản...Nhất là tập trung phát triển mạnh sang mảng bán lẻ cạnh tranh với các ngân hàng thương mại cổ phần khác trên cùng địa bàn. Đây là biện pháp đơn giản nhất, hữu hiệu nhất để giảm thiểu các rủi ro mà các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay đang áp dụng.

- Phòng ngừa rủi ro tín dụng là hoạt động được xem là thường xuyên của ngân hàng trong việc quản lý danh mục tín dụng của mình (mức độ tập trung tín dụng).

- Kiểm tra, giám sát các hoạt động thường xuyên được thực hiện trước, trong và sau khi cho vay.

- Hệ thống thông tin tín dụng cần phải được tổ chức tốt vì đây là công cụ đắc lực trong việc hỗ trợ cho công tác thẩm định khách hàng vay, hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.

- Không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng cả về trình độ và đạo đức nghề nghiệp. Cán bộ tín dụng cũng chính là những nhà tư vấn, giúp đỡ doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn vay, hỗ trợ để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả.

38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã trình bày cơ sở khoa học về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. Cụ thể, luận văn đã trình bày những nội dung chính về hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng. Ngoài ra, luận văn còn trình bày kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trong nước như: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và bài học đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Nội.

Trên cơ sở khoa học về chất lượng tín dụng tại chương 1 của luận văn, đồng thời có thể đánh giá, gắn lý luận với thực tiễn, tác giả tiến hành xem xét và phân tích chương 2:“Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Nội”.

39

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu 0273 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w