Hoàn thiện tổ chức bộ máy cấptín dụng và quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu 0273 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 110 - 112)

3.2.1.1. về hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy cấp tín dụng

Để nâng cao chất lượng tín dụng thông qua tăng cường khả năng phản biện tín dụng bằng một bộ phận thẩm định tín dụng độc lập, nâng tính hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát của bộ phận kiểm tra nội bộ, cần xây dựng một bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, bộ phận kiểm tra nội bộ độc lập, có đầy đủ thẩm quyền và tách biệt về lợi ích với chi nhánh. Đồng thời bộ máy tổ chức mới này phải đảm bảo tiết giảm thủ tục hành chính, thời gian xử lý hồ sơ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng, không làm mất nhiều thời gian cho quá trình cấp tín dụng. Do đó đề xuất giải pháp về xây dựng bộ máy tổ chức cấp tín dụng như sau:

Không thành lập Phòng thẩm định tại chi nhánh mà thiết lập Phòng thẩm định tại các khu vực trực thuộc hội sở chính để thực thi các chức năng trong khu vực quản lý. Việc thành lập này sẽ đảm bảo tính độc lập và khách quan trong các quyết định tín dụng và khả năng kiểm tra kiểm soát của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng. Đồng thời việc đặt tại các khu vực giúp cho Phòng thẩm định có điều kiện nắm bắt được những đặc điểm, tình hình địa phương và thị trường nhằm giải quyết kịp thời các yêu cầu của chi nhánh và rút ngắn thời gian xử lý công việc.

93

Trong phạm vi được phân quyền, phòng thẩm định khu vực xem xét và phê duyệt các trường hợp vượt thẩm quyền của chi nhánh. Để không tạo nên một tầng nấc trung gian gây ảnh hưởng đến tốc độ giải quyết hồ sơ, đối với các khoản vay vượt thẩm quyền của Phòng thẩm định khu vực sẽ được trình thẳng lên cấp phê duyệt cao hơn (Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng Trung ương).

Thẩm quyền phán quyết của chi nhánh:Phân cấp, phân quyền là một yêu cầu trong công tác quản lý và đây cũng là một nghệ thuật bởi nếu có sự bất hợp lý trongphân cấp, phân quyền thì hoặc là dẫn đến sự thụ động, ỷ lại, hoặc là sự quá trớn, không kiểm soát được. Đồng thời cơ chế này cũng phải phù hợp với sự điều chỉnh về cơ cấu tổ chức và quy trình tín dụng theo hướng hiện đại đang được triển khai, đảm bảo tạo điều kiện tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả. Thẩm quyền phán quyết nên thực hiện theo hướng:

Thứ nhất, Sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng và căn cứ vào chất lượng khách hàng, môi trường kinh doanh và kh ả năng phát triển để xác định thẩm quyền phán quyết.

Thứ hai, Xác định giới hạn tín dụng đem lại cái nhìn tổng thể về tình hình kinh doanh, tài chính và mức độ rủi ro của khách hàng dựa trên sử dụng công cụ định lượng mang tính khoa học và được thực hiện định kỳ 3 tháng 1 lần. Đây là một công việc quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng, ảnh hưởng rất lớn khả năng phòng ngừa, đến mức độ rủi ro và tổn thất trong hoạt động tín dụng. Do đó cần giao cho Phòng thẩm định khu vực thực hiện, là một bộ phận quản lý giám sát tín dụng độc lập với hoạt động của chi nhánh, nơi kinh doanh tạo ra rủi ro. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm thẩm quyền phán quyết của chi nhánh.

3.2.1.2. về hoàn thiện quy trình tín dụng

Sự tồn tại quy trình cấp tín dụng dựa trên đặc thù và tính rủi ro của từng đối tượng nhằm hướng đến sự hợp lý của từng khách hàng vay. Tuy nhiên, theo phân tích ở trên, cơ cấu tổ chức và quy trình qua triển khai trên thực tế đã có nhiều bất cập. Do đó cùng với việc sửa đổi cơ cấu tổ chức cấp tín dụng thì quy trình tín dụng

94

nên thực hiện theo hướng: Trong quy trình tín dụng áp dụng đối với các doanh nghiệp, Phòng tín dụng sẽ là bộ phận thẩm định và cho ý kiến đề xuất về khoản tín dụng để trình cấp thẩm quyền tại chi nhánh phê duyệt. Trong trường hợp khoản vay vượt mức phê duyệt của chi nhánh thì việc cấp tín dụng sẽ thêm sự tái thẩm định của Phòng thẩm định khu vực. Để giảm thiểu các thủ tục và thời gian, quy định về xác định cấptín dụng sẽ được áp dụng đối với những doanh nghiệp có giới hạn tín dụng lớn (được quy định trong từng thời kỳ) và Phòng thẩm định khu vực sẽ là nơi thực hiện xác định giới hạn tín dụng của các khách hàng này.

Về các văn bản liên quan đến cấp tín dụng:Các văn bản liên quan đến cấp tín dụng của Nhà nước liên tục được sửa đổi, bổ sung. Với chủ trương hướng đến các chuẩn mực quốc tế, căn cứ trên những quy định của Ngân hàngNhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Nội đã ban hành các văn bản về quy chế cho vay theo hướng chặt chẽ hơn. Tuy nhiên thời gian ban hành các quy định hướng dẫn rất lâu,dẫn đến việc thực hiện các quy định rất lúng túng. Do đó phòng thẩm định cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn để các bộ phận kịp thời thực hiện theo quy định.

Quy định về xác định giới hạn tín dụng cần chặt chẽ hơn, tránh tình trạng vận dụng không hợp lý và mang tính chủ quan, có nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng. Cần quy định giới hạn tín dụng có thể điều chỉnh so với giới hạn tín dụng tham khảo dựa vào các phân tích định tính khác về tình hình kinh doanh, uy tín khách hàng, mức độ rủi ro nhưng phải quy định mức tối đa so với giới hạn tín dụng tham khảo (áp dụng hệ số điều chỉnh).

Một phần của tài liệu 0273 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w