5. Kết cấu của đề tài
1.4.2. Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả kinh doanh của một số TCTDHTX trên thế
thế giới
Một là, nhận thức đúng về loại hình TCTDHTX là rất quan trọng vì nếu không TCTDHTX rất dễ bị các thành viên, Nhà nước hay các tổ chức khác lạm dụng hiểu sai. TCTDHTX là một tổ chức kinh tế của các thành viên, do các thành viên tự nguyện thành lập do họ tự quản lý trên nguyên tắc dân chủ bình đẳng, tự chịu trách nhiệm có nhiệm vụ hỗ trợ thành viên. TCTDHTX chỉ là công cụ, phương tiện của riêng các thành viên để hỗ trợ họ trong dịch vụ tín dụng, ngân hàng nhằm giúp họ thực hiện hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh và trong đời sống. Cũng chỉ khi đó thành viên mới coi TCTDHTX là của họ, do họ quyết định. Những nhận thức lệnh lạc sẽ dẫn đến mục tiêu của TCTDHTX là hỗ trợ các thành viên bị đẩy ra phía sau làm cho lợi ích của thành viên về lâu dài không được đảm
bảo. Hoạt động của TCTDHTX bị can thiệp, các nguyên tắc tín dụng hợp tác cơ bản bị vi phạm, thành viên không còn tin tưởng vào TCTDHTX của họ nữa. TCTDHTX sẽ không có cơ hội để tồn tại lâu dài.
Hai là, Có một khuôn khổ pháp lý ổn định là điều kiện căn bản tiếp theo cho việc xây dựng và phát triển các TCTDHTX. Việc không có hay có khuôn khổ pháp lý mà không ổn định đều dẫn tới hoạt động của TCTDHTX sẽ gặp nhiều khó khăn, nhiều khi gây ra những thiệt hại về kinh tế không nhỏ, khó định hướng lâu dài và phát triển được. Do vậy nhất thiết phải duy trì và tạo ra một khuôn khổ pháp lý ổn định nhất quán cho các TCTDHTX nếu muốn xây dựng và phát triển chúng. Kinh nghiệm của các nước là chỉ quy định những điều khoản chung nhất, mang tính bắt buộc, không thể thiếu được, bất di bất dịch trong luật, còn để lại độ tự do, tự chủ cho các TCTDHTX tự quyết định thông qua tổ chức đại diện quyền lại hay chính họ.
Ba là, có một chế độ kiểm toán bắt buộc, toàn diện và theo chỉ định. Theo kinh nghiệm của nhiều nước, để có thể duy trì hoạt động an toàn, bền vững cho các TCTDHTX thì công cụ kiểm toán là một điều kiện bắt buộc. Để bảo bảo cho hiệu quả và chất lượng công tác kiểm toán, chế độ kiểm toán phải là bắt buộc, định kỳ hàng năm, kiểm toán toàn diện gắn với tư vấn và các TCTDHTX không được phép tự ý lựa chọn tổ chức kiểm toán. Theo kinh nghiệm các nước, chế độ kiểm toán bắt buộc này sẽ do Nhà nước quy định, thường dưới hình thức một quy chế kiểm toán. Nhà nước sẽ giao cho một tổ chức nào đó có đủ điều kiện và khả năng để thực hiện kiểm toán tại các TCTDHTX. Theo đó, Nhà nước thường trao quyền kiểm toán cho tổ chức kiểm toán của Hệ thống liên kết TCTDHTX như cho Hiệp hội (Đức) hay một công ty kiểm toán chuyên nghiệp trực thuộc Tổng liên đoàn (Canada).
Bốn là, có một hệ thống đào tạo hiệu quả, trình độ các cán bộ làm việc tại các TCTDHTX là rất quan trọng, vì hoạt động này liên quan đến tiền bạc, giá trị tài sản lớn của thành viên, người gửi tiền, liên quan đến rủi ro. Do đó rất cần thiết phải có một hệ thống đào tạo hiệu quả cho các TCTDHTX để thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ làm việc tại các TCTDHTX, để họ có đủ trình
độ điều hành và quản lý TCTDHTX an toàn. Do vậy, muốn xây dựng và phát triển các TCTDHTX phải có một hệ thống đào tạo hiệu quả với các biện pháp đào tạo thường xuyên. Theo kinh nghiệm của các nước, hệ thống đào tạo không nhất thiết phải đồ sộ, tốn kém nhiều, cái chính là các nhân viên, cán bộ của TCTDHTX được những giảng viên có trình độ, kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy.
Tóm lại, TCTDHTX với điểm xuất phát hình thành, nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và hoạt động của nó đã phát huy được tiềm năng phát triển to lớn, đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta một định chế tài chính được xây theo mô hình TCTDHTX đó là hệ thống gồm NHHTXVN và các Quỹ tín dụng nhân dân. Khác với hoạt động đơn lẻ của HTX tín dụng trước đây, hệ thống QTDND được xây dựng theo một mô hình TCTDHTX đã được nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của nhiều nước có mô hình TCTDHTX thành công trên thế giới với vai trò đặc biệt quan trọng của TCTDHTX đầu mối đó là NHHTXVN, ngân hàng của các QTDND. Để phát huy hơn nữa vai trò của NHHTXVN, cần phải phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của NHHTXVN từ đó đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHHTXVN, giúp cho hệ thống QTDND ở nước ta hoạt động đảm bảo an toàn và phát triển bền vững.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 - 2014