Xây dựng và phát huy thế mạnh của ngân hàng hợp tác, thành lập thêm một số

Một phần của tài liệu 0373 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của NH hợp tác xã việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 84)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Xây dựng và phát huy thế mạnh của ngân hàng hợp tác, thành lập thêm một số

một số đơn vị trực thuộc theo hướng tổ chức tín dụng hiện đại 3.2.1.1. Xây dựng và phát huy thế mạnh của ngân hàng hợp tác

NHHTX không chỉ phục vụ riêng hệ thống QTDND, mà còn qua đó tiến hành mở rộng đối tượng phạm vi bao gồm cả khối kinh tế hợp tác xã. Hiện nay, theo thống kê cả nước có gần 18.000 hợp tác xã hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phân phối... trong đó phần lớn là hợp tác xã hoat động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Mục tiêu của Ngân hàng hợp tác xã là phải mở rộng phạm vi hoạt động, phục vụ cho cả khối kinh tế hợp tác nêu trên. Khi đó, NHHTXVN đã từng bước thể hiện được vai trò của mình, là ngân hàng của các TCTD TV trong việc điều hòa vốn và hỗ trợ các QTDND là nhằm xác lập mối quan hệ liên kết, dựa theo hệ thống tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nhằm gia tăng giá trị phục vụ chung cho cả khối kinh tế hợp tác.

Nội dung hoạt động của Ngân hàng hợp tác xã có thể khái quát ở một số điểm sau:

- Tổ chức điều hòa vốn và hỗ trợ phát triển các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng cho các QTDND thành viên.

- Thực hiện liên kết với các QTDND về vốn, công nghệ, thông tin; Trao đổi kinh nghiệm quản trị điều hành, tư vấn và phối hợp nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, chia sẻ các giá trị cộng đồng.

- Thực hiện chức năng là Ngân hàng đầu mối của khu vực kinh tế hợp tác bao gồm các loại hình kinh tế HTX khác. Ở nội dung này Ngân hàng Hợp tác xã chỉ thực hiện đơn thuần nhiệm vụ hỗ trợ tín dụng và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các pháp nhân là Hợp tác xã để giúp cho các tổ chức này có vốn và tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thuận lợi hơn, góp phần hỗ trợ khu vực kinh tế HTX phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn (nhiệm vụ này khác với việc điều hòa vốn trực tiếp trong hệ thống QTDND) Do đó, tính chất, mối quan hệ ở đây vừa mang yếu tố kinh tế vừa mang yếu tố cộng đồng trong lĩnh vực kinh tế Hợp tác xã chứ không chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng - Ngân hàng như đối với các QTDND.

- Thực hiện cung ứng tín dụng, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho dân cư và các thành phần kinh tế khác. Ngoài các hoạt động phục vụ cho các QTDND và khu vực kinh tế HTX, Ngân hàng hợp tác xã được thực hiện các hoạt động nói trên nhằm tăng cường năng lực tài chính để hỗ trợ tốt hơn cho các hoạt động trong hệ thống.

3.2.1.2. Thành lập thêm một số đơn vị trực thuộc

Theo tác giả để nâng cao hiệu quả kinh doanh NHHTXVN cần thành lập thêm một số bộ phận sau:

Thứ nhất: Xây dựng trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và thông tin Ngân hàng của hệ thống QTDND.

Trong thời gian qua, NHHTXVN đã từng bước tiến hành xây dựng được trung tâm đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ, liên kết đào tạo với các trường đại học trong nước nhằm giúp cho các cán bộ của cả hệ thống QTDND nâng cao được trình

độ chuyên môn, nắm bắt được thông tin một cách kịp thời để có biện pháp điều chỉnh phù hợp để nâng cao hiệu quả và an toàn kinh doanh.. Nhiệm vụ, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Trung tâm đào tạo và thông tin Ngân hàng của NHHTXVN theo tác giả sẽ như sau:

Nhiệm vụ của trung tâm: Tổ chức thực hiện cung cấp các dịch vụ đào tạo, thông tin hoạt động, văn bản chế độ của Nhà nước cũng như của hệ thống QTDND, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho các nhân viên và cán bộ lãnh đạo của hệ thống QTDND

Mục tiêu hoạt động của Trung tâm: Trung tâm đào tạo và cung cấp thông tin NHHTXVN hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hoạt động trên cơ sở cân đối thu chi, nhằm mục tiêu cung cấp dịch vụ đào tạo có chất lượng cao với chi phí hợp lý, đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho các cán bộ của hệ thống QTDND.

Nguyên tắc hoạt động của Trung tâm:

Nguyên tắc đào tạo bậc thang: Các khoá đào tạo được tổ chức thành hệ thống với các cấp bậc trình độ từ thấp tới cao. Các học viên phải tốt nghiệp và được cấp chứng chỉ ở các khoá học bậc thấp mới được theo học tiếp ở mức cao hơn.

Nguyên tắc đào tạo theo yêu cầu chức danh: Các khoá học được xây dựng trên cơ sở yêu cầu về công việc của các chức danh cán bộ. Yêu cầu này có thể do chính QTDND đề ra phù hợp với năng lực chuyên môn, năng lực nhận thức xã hội của học viên.

Nguyên tắc cung cấp thông tin và đào tạo cập nhật và linh hoạt.: Các khoá đào tạo và cung cấp thông tin phải thường xuyên cập nhật theo thực tế phát sinh và theo yêu cầu của thị trường.

Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, năng lực và trình độ của các cán bộ đã được nâng cao rõ rệt, từng bước tiếp cận với các phương thức phòng ngừa rủi ro theo chuẩn quốc tế, mở rộng năng lực phân tích tài chính, cho vay cũng như huy động, từng bước phát triển và giúp cho NHHTXVN hoạt động có hiệu quả.

Hoạt động của NHHTXVN chủ yếu phục vụ khách hàng là các QTDND. Tuy nhiên chức năng thanh tra, giám sát hoạt động của các QTDND lại do cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước đảm nhiệm. Điều này gây ít nhiều khó khăn cho NHHTXVN trong việc nắm bắt các thông tin về hoạt động của QTDND để có kế hoạch cho vay và tư vấn hoạt động cho QTDND. Để khắc phục điều này, trong thời gian tới NHHTXVN cần xúc tiến việc xây dựng tổ chức kiểm toán trực thuộc mà tiền thân là Phòng kiểm toán nội bộ thuộc NHHTXVN. Tổ chức kiểm toán sẽ hoạt động trên nguyên tắc lấy thu bù chi và thực hiện kiểm toán trên các lĩnh vực: Kiểm toán sự chấp hành điều lệ, kiểm toán bộ máy điều hành hoạt động, kiểm toán hoạt động tài chính, sổ sách chứng từ kế toán, kiểm toán hoạt động tín dụng. Các QTDNCS muốn được vay vốn để phát triển tín dụng mở rộng hoạt động thì cần phải được xác nhận của cơ quan kiểm toán nội bộ trên về một số chỉ tiêu nhất định. Điều này sẽ giúp cho hoạt động của hệ thống QTDND phát triển an toàn hơn.

Thứ ba: Hoàn thiện và sử dụng Quỹ an toàn hệ thống (ATHT).

Một phần của tài liệu 0373 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của NH hợp tác xã việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w