5. Kết cấu của đề tài
2.2.1. Hoạt động điều hòa vốn, cung ứng dịch vụ, tư vấn trong hệ thống Quỹ tíndụng
dụng nhân dân
2.2.1.1. Hoạt động điều hòa vốn trong hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân
Với tư cách là một tổ chức đầu mối của hệ thống QTDND, NHHTXVN có nhiệm vụ thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các QTD thành viên, dân cư và của các tổ chức trong và ngoài nước để cho vay phục vụ các QTDND thành viên. Nhưng hoạt động điều hoà vốn chủ yếu là nhận tiền gửi từ các QTDND thừa vốn và cho vay các QTDND thiếu vốn. Yêu cầu đặt ra với NHHTXVN là phải nắm bắt được chu kỳ vận động của nền kinh tế và nhu cầu sử dụng vốn vay của thành viên trong từng thời kỳ để sử dụng linh hoạt nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để đáp ứng nhu cầu thành viên, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạn chế sự căng thẳng về vốn, việc vay gửi lẫn nhau giữa các QTDND.
Sau hơn 20 năm hoạt động, NHHTXVN đã làm tốt công tác điều hoà vốn cho vay các QTDND thành viên, góp phần xóa đói giảm nghèo khu vực nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Bằng việc mở rộng mạng lưới phục vụ và áp dụng cơ chế, chính sách hợp lý, ... NHHTXVN đã nhận được sự tin tưởng của đa số các QTDND thành viên.
Bảng 2.2: Diễn biến hoạt động nhận tiền gửi của các QTDND
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: ” Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHHTXVN các năm 2012-2014 ”
Các QTDND có lượng tiền tạm thời nhàn rỗi đem gửi tại NHHTXVN dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn hoặc tiền gửi có kỳ hạn để từ đó NHHTXVN sử dụng để cho vay các QTDND thiếu vốn hoặc khó khăn về chi trả. Với mạng lưới hơn 1.146 QTDND trên khắp cả nước, có thể nói NHHTXVN đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác điều hoà vốn trong hệ thống. Thực tế giai đoạn 2012 - 2014 cho thấy lượng tiền gửi huy động từ các QTDND cũng có sự tăng trưởng qua các năm với tốc độ tăng trưởng cao. Nếu như năm 2012 lượng tiền gửi huy động từ các QTDND mới chỉ đạt 4.633.690 trđ thì đến cuối năm 2014 con số này đã đạt 8.967.891 trđ tăng gần gấp 2 lần so với năm 2014.
Bảng 2.3: Diễn biến hoạt động cho vay các QTDND
Dư nợ cho vay QTDND giai đoạn 2012 đến 2014 có sự biến động qua các năm. Năm 2013 dư nợ cho vay trong hệ thống của NHHTXVN là: 5.803.390 trđ tăng 27,7% so với năm 2012. Tuy nhiên, tới năm 2014, dư nợ cho vay trong hệ thống đạt 4.531.977 trđ giảm 21.9% so với năm 2013.
NHHTXVN phối hợp với QTDND cho vay đồng tài trợ, ủy thác huy động vốn để tăng cường tính liên kết hệ thống, mở rộng thị phần tín dụng, giữ vững uy tín đối với khách hàng gửi tiền, vay tiền cho QTDND. Đồng thời, qua đó sẽ giúp hệ thống QTDND hoạt động một cách bền vững và hiệu quả phù hợp với tình hình phát triển kinh tế ở từng địa phương. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng vốn trong những năm gần đây của các QTDND có xu hướng giảm dần. Do vai trò của NHHTXVN là ngân hàng của các QTDND, số tiền huy động được của các QTDND thừa vốn cao hơn rất nhiều so với dư nợ cho vay các QTDND thiếu vốn, dẫn tới tình trạng thừa vốn tại NHHTXVN .
Tỷ lệ nợ xấu cho vay các QTDND tăng nhanh trong những năm qua từ mức 0.65% (năm 2012) đã tăng lên 0.95% (năm 2013) và đạt mức 1.11% (năm 2014) điều này cho thấy chất lượng công tác cho vay trong hệ thống là chưa an toàn và chưa thật sự hiệu quả, các QTDND chưa sử dụng vốn vay đúng mục đích và trả được nợ gốc và lãi cho NHHTXVN. Trong thời gian gần đây, có rất nhiều QTDND lạm dụng quyền hạn, tự ý cho vay các doanh nghiệp sắp phá sản hoặc vỡ nợ dẫn đến nợ xấu tăng cao, không thể thu hồi vốn. Có thể với vai trò là Ngân hàng đầu mối của hệ thống, NHHTXVN chưa quản lí chặt chẽ sát sao khiến công tác cho vay trong hệ thống thực hiện chưa tốt.
Đồng thời, qua bảng số liệu trên chúng ta cũng thấy một điều là dư nợ cho vay các QTDND thành viên chủ yếu là cho vay ngắn hạn để hỗ trợ khả năng chi trả tỷ lệ này thường chiếm trên 66% dư nợ cho vay các QTDND thành viên. Dư nợ cho vay trung và dài hạn để tăng cường hoạt động, mở rộng tín dụng đối với các QTDND thành viên còn diễn ra khiêm tốn với số dư nợ còn thấp.
Bên cạnh đó, do hoạt động của các thành viên của QTDND mang nặng tính thời vụ nên nhu cầu vay vốn của NHHTXVN cũng mang nặng tính thời vụ do đó
nhiều lúc NHHTXVN cũng gặp căng thẳng về nguồn vốn nên không thể đáp ứng hết được nhu cầu vay vốn mang tính thời điểm của các QTDND thành viên. Để giải quyết vấn đề này NHHTXVN cần có nghiên cứu các biện pháp để có kế hoạch cân đối nguồn vốn đặc biệt là những thời điểm mùa vụ khi các QTDND phát sinh nhiều nhu cầu vay vốn để cho vay lại các thành viên của mình.
Qua bảng số liệu về diễn biến tiền gửi điều hoà và cho vay trong hệ thống của NHHTXVN chúng ta thấy tiền gửi của các QTDND ngày càng tăng, đặc biệt là năm 2014 tăng gần gấp đôi so với năm 2012, còn dư nợ cho vay các QTDND ngày càng giảm, năm 2014 giảm 21,9% so với năm 2013 dẫn tới chênh lệch giữa số dư tiền gửi và dư nợ cho vay, đến 31/12/2014 chênh lệch giữa tiền gửi và tiền vay là 4.435.914 triệu đồng
2.2.1.2. Hoạt động cung ứng dịch vụ, tư vấn, chăm sóc đối với QTDND
Với vai trò là tổ chức tín dụng đầu mối của hệ thống, NHHTXVN luôn sát cánh bên QTDND trong mọi hoạt động cung ứng cho QTDND dịch vụ các sản phẩm ngân hàng hiện đại, tư vấn về công tác quản lý điều hành vốn, huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất, tổ chức các tập huấn, đào tạo nghiệp vụ.
Để thực hiện chức năng tư vấn chăm sóc đối với QTDND, NHHTXVN đã thành lập một phòng chức năng đó là Phòng Phát triển và chăm sóc thành viên sau này là Ban thư ký pháp chế chuyên theo dõi và giải đáp các vướng mắc cho QTDND về các Chính sách pháp luật, thủ tục ra nhập thành viên của hệ thống QTDND
Với uy tín và chức năng của mình NHHTXVN thường được Chính Phủ chỉ định là đại diện của hệ thống QTDND trong quan hệ với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhờ đó mà NHHTXVN có được nhiều nguồn vốn để hỗ trợ cho các QTDND cả về phương diện tài chính lẫn kỹ thuật.
Được sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, NHHTXVN với vai trò đầu mối của mình đã không ngừng cố gắng để hỗ trợ chăm sóc hiệu quả cho các QTDND để nâng cao trình độ quản lý, cải tiến công nghệ.. .Một số hoạt động của NHHTXVN trong công tác chăm sóc tư vấn hỗ trợ các QTDND có thể kể đến ở đây là:
Từ năm 2012 đến năm 2014 NHHTXVN với đầu mối là Phòng Quan hệ Quốc tế và quản lý dự án cùng Phòng tín dụng thành viên đã tổ chức hàng trăm lớp tập huấn kỹ năng mềm cho các cán bộ QTDND về công tác quản lý tài chính dự án, quản lý môi trường dự án, thẩm định tài chính dự án, Quản trị rủi ro, dự đoán dự báo thống kê, tập huấn các kỹ năng pháp luật về thương thảo hợp đồng, luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Cùng với đó, các cán bộ tại NHHTXVN còn được đào tạo nghiệp vụ, tiếp cận với các công cụ đo lường và quản lí rủi ro theo tiêu chuẩn basel I, II, ... Qua đó phần nào nâng cao năng lực của cán bộ các QTDND và của NHHTXVN.
Năm 2008, NHHTXVN tham gia Dự án “Liên kết Nông thôn - Thành thị góp phần chống đói nghèo” là dự án hỗ trợ kỹ thuật cho hệ thống QTDND VN đã được Thủ tướng chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam phê duyệt tại Công văn số 100/TTg-HTQT ngày 19/01/2009 và Thống đốc NHNN VN ký kết văn kiện dự án cho phép triển khai. Dự án do Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ ủy thác, Cơ quan phát triển Quốc tế DID - Canada là đơn vị điều phối, NHHTXVN đầu mối triển khai thực hiện. Sản phẩm của dự án gồm 2 sản phẩm đó là:
+ Sản phẩm chuyển tiền nhanh (Còn gọi là giao dịch CFebank) - Đây thực chất là việc mở rộng kết nối giao diện điện tử hệ thống chuyển tiền nhanh giữa NHHTXVN với các QTDND. Cho phép các QTDND cơ sở từ Trụ sở của mình thông qua hệ thống thanh toán hiện đại của NHHTXVN có thể thực hiện chuyển tiền cho thành viên ở tất cả các tỉnh, thành phố an toàn, nhanh chóng với chi phí hợp lý và không phải đầu tư tốn kém.
+ Sản phẩm liên kết (Còn gọi là giao dịch IC) - Đây là sản phẩm hiện đại quan trọng được nghiên cứu và phát triển dựa trên nền tảng của hệ thống quản lý thẻ ghi nợ nội địa giúp cho khách hàng được tiếp cận với tài khoản của mình từ bất cứ đơn vị nào tham gia dự án liên kết và thực hiện được các giao dịch gửi một nơi/rút nhiều nơi.
Ngày 27/12/2011 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 tại quyết định số
2453/QĐ-TTg; Thống đốc Ngân hàng ban hành quyết định số 1131/QĐ-NHNN ngày 30/05/2012 về Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 2453, trong đó mục tiêu là đa dạng hóa dịch vụ thanh toán, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử, chú trọng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực nông thôn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, tạo sự chuyển biến mạnh, rõ rệt về tập quán thanh toán trong xã hội.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của các QTDND thành viên và thực hiện chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Hợp tác đã tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và triển khai Dự án QTDND - Ngân hàng điện tử. (CF-eBank)
Dịch vụ Ngân hàng điện tử là một hệ thống quản lý các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, cho phép các QTDND thực hiện các giao dịch ngân hàng điện tử từ xa trên nền tảng mạng công nghệ tiên tiến của NHHTXVN một cách an toàn, nhanh chóng, thuận tiện. Hiện nay, NHHTXVN phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tập trung vào hoạt động thanh toán chuyển tiền và thẻ ghi nợ nội địa. Dịch vụ giúp các QTDND thành viên và khách hàng được sử dụng các dịch vụ hiện đại như: Thanh toán chuyển khoản; Thanh toán chuyển tiền trong nước cho các thành viên; Dịch vụ thu hộ/chi hộ; Truy vấn thông tin tài khoản; Sao kê tài khoản tự động; Báo nợ, báo có điện tử trực tuyến; Chi trả các khoản vay; Nộp, rút tiền, nhận trả lương qua tài khoản thẻ; Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ và các giá trị gia tăng khác... Mô hình quản lý và vận hành Ngân hàng điện tử hoàn toàn tập trung, dựa trên cơ sở mạng lưới giao dịch điện tử và nền tảng công nghệ kết nối qua mạng Internet, hệ thống bảo mật và xác thực chữ ký số và khóa ký điện tử (iKey).
Việc triển khai các sản phẩm của dự án đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển kinh tế của QTDND và NHHTXVN trên nhiều mặt:
Thứ nhất: Dự án sẽ mang lại cho các QTDND dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại, an toàn, tiện ích, tiết kiệm chi phí và góp phần nâng cao uy tín và vị thế của QTDND trên địa bàn.
Thứ hai: Dự án sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ phát triển kỹ năng và vật chất cần thiết để nâng cao mối liên kết giữa các tổ chức cấu thành hệ thống QTDND, giữa QTDND với NHHTXVN và từng bước khai thác thế mạnh mạng lưới của hệ thống QTDND.
Thứ ba: Đối với các thành viên của hệ thống QTDND và dân chúng tại vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa sẽ được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng hiện đại, an toàn, thuận tiện với chi phí hợp lý thông qua giao dịch với các QTDND.
Thứ tư: Dự án góp phần thực hiện chủ trương của NHNN về chương trình ngân hàng phục vụ sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn; Trong đó hệ thống QTDND cần nhanh chóng tái cơ cấu nhằm phát triển bền vững. Để làm được điều đó, hệ thống QTDND cũng cần được trang bị công nghệ hiện đại, dich vụ và sản phẩm tiên tiến để cung ứng cho thành viên và dân chúng ở khu vực nông thôn
Thứ năm: Dự án tạo nền tảng cơ sở vững chắc để tiếp tục phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới mang lại lợi ích cao nhất cho các thành viên của hệ thống để sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Kết quả đào tạo và triển khai đến ngày 31/12/2014
Để tiến hành triển khai dự án, NHHTXVN đã đầu tư nghiên cứu và lựa chọn các giải pháp kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu và phù hợp với điều kiện của NHHTXVN và các QTDND. Đồng thời, NHHTXVN còn tập trung nguồn lực đầu tư, xây dựng trung tâm xử lý, trung tâm dữ liệu, hệ thống phần mềm quản lý nghiệp vụ, các giải pháp bảo mật an toàn trong giao dịch điện tử... từng bước đáp ứng cho triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử cho hệ thống.
NHHTXVN rất chú trọng đến hai yếu tố là con người và công nghệ. Công tác tập huấn, đào tạo, chuyển giao sản phẩm công nghệ được triển khai bài bản với nhiều đối tượng như lãnh đạo và cán bộ các QTDND, lãnh đạo các cấp của NHHTXVN, cán bộ nghiệp vụ từ Hội sở tới các chi nhánh. NHHTXVN cũng đã phân công các cán bộ chuyên trách để hỗ trợ, quản lý, giám sát các QTDND tham gia hệ thống
Đến Số món_______ _________
3.288 7 24.39
ứng đầy đủ các quy định về quản lý giao dịch điện tử.
NHHTXVN đã tiến hành xây dựng hệ thống đào tạo, hỗ trợ đào tạo từ xa cho các QTDND. Hệ thống này được xây dựng như hệ thống giao dịch thực giúp cho các QTDND có điều kiện để tự làm quen, học tập và thực hiện giao dịch trên hệ thống cũng như tự tổ chức việc học, nâng cao trình độ cho các cán bộ. Đồng thời xây dựng cổng thông tin điện tử tạo điều kiên để các QTDND trao đổi về nghiệp vụ với các phòng ban nghiệp vụ của Ngân hàng hợp tác.
Yêu cầu an toàn bảo mật trong giao dịch điện tử luôn được đặt lên hàng đầu. NHHTXVN đã xây dựng và ban hành các cơ chế kiểm soát an toàn cho các giao dịch điện tử chuyển tiền và liên kết. Áp dụng cơ chế bảo mật nhiều lớp, sử dụng thiết bị mã hóa và ký thông minh (iKey) cùng với hệ thống theo dõi cấp phát quản lý chữ ký điện tử tập trung (CA) và các công cụ giám sát tập trung khác.
Tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ và vận hành cho cán bộ các QTDND. Kết quả đã đào tạo nghiệp vụ Ngân hàng điện tử đến 241 QTDND tại địa bàn các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Bình Thuận, Ninh Thuận, Hải Dương, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Lâm Đồng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình.
Mạng lưới thanh toán của NHHTXVN và các QTDND tham gia đến hết 31/12/2014 là 376 điểm giao dịch, trong đó bao gồm 27 chi nhánh, 70 phòng giao dịch và 279 QTDND (38 QTDND cũ đã tham gia và 241 QTDND mới tham gia). Các lệnh chuyển tiền đi, đến đều được xử lý nhanh trong ngày tại các QTDND đồng thời được NHHTXVN kiểm soát an toàn, chính xác và bảo mật trước khi chuyển tiền đi.
Cùng với đó NHHTX Việt Nam đã mở rộng các kênh thanh toán đa phương với các Ngân hàng thương mại nhằm đáp ừng nhu cầu đa dạng các kênh thanh toán