ban hành và các văn bản liên quan khác.
2.2.2. Mô hình kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoạithương Việt Nam thương Việt Nam
Với quá trình đổi mới và hoàn thiện, hệ thống và mô hình tổ chức của Vietcombank được thay đổi theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của một ngân hàng hiện đại. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NH TMCP Ngoại thương Vietcombank được tổ chức theo mô hình tập trung, gồm phòng kinh doanh ngoại tệ (Dealing Room) tại trụ sở chính và bộ phận kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh.
a. Phòng kinh doanh ngoại tệ (Dealing Room) tại Hội sở chính của Ngân hàng:
41
đạo Ngân hàng, thực hiện chức năng hoạt động ngoại tệ của toàn hệ thống. Đây cũng là đầu mối duy nhất của Ngân hàng đuợc quyền thực hiện kinh doanh ngoại tệ trên thị truờng ngoại tệ liên Ngân hàng và trên thị truờng quốc tế. Tại trụ sở chính, các NHTM tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi với các chi nhánh trong cùng hệ thống Ngân hàng, với các Ngân hàng khác trên thị truờng liên Ngân hàng, kinh doanh chênh lệch tỷ giá và thực hiện giao dịch hoán đổi với Ngân hàng Nhà nuớc.
Ngay từ khi mới ra đời (11/1993) hai Dealing room của Vietcombank là các Dealing Room đầu tiên ở Việt Nam đã giao dịch trực tiếp với 50 Ngân hàng nuớc ngoài ở Singapore, New York, Hong Kong, Tokyo, Bangkok, Sydney, Zurich, Frankfurt, Paris, London và các nơi khác. Dealing room tại Vietcombank đuợc tổ chức ở Hội sở chính và Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh với nguyên tắc phòng kinh doanh ngoại tệ tại Hội sở chính và bộ phận Kinh doanh ngoại tệ thuộc chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh đuợc trực tiếp kinh doanh ngoại tệ trên thị truờng Liên ngân hàng còn các chi nhánh khác chỉ đuợc thực hiện mua bán ngoại tệ với khách hàng và Hội sở để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng. Ngoài ra, Dealing room còn có chức năng chỉ đạo, kiểm tra hoạt động kinh doanh ngoại tệ với các chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng, thực hiện quản lý vốn tập trung cho toàn hệ thống, và đồng thời còn đảm nhiệm việc quản lý, đầu tu nguồn ngoại tệ nhàn rỗi một cách hiệu quả nhằm mang lại lợi ích tối đa cho ngân hàng.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đuợc tổ chức gồm có 3 phòng liên quan, đó là: Phòng kinh doanh - Front Office, phòng quản lý rủi ro (Middle Office), phòng thanh toán (Back - Office).
* Phòng kinh doanh - Front Office: là nơi mua bán ngoại tệ trực tiếp trên thị truờng liên ngân hàng. Đây là nơi mà yêu cầu cán bộ kinh doanh ngoại tệ phải có trình độ, năng lực do tỷ giá luôn luôn thay đổi từng giờ, từng ngày. Phòng kinh doanh luôn có cuộc giao ban vào đầu giờ làm việc để xem xét những biến động của thị truờng qua đêm, thảo luận về các diễn biến của thịt ruờng, các đồng tiền liên quan và nội dung kế hoạch trong ngày. Cán bộ phòng kinh doanh là nguời chịu
42
trách nhiệm cuối cùng về lãi lỗ trong hoạt động của mình và phải đảm bảo hoạt động của mình luôn nằm trong giới hạn quản lý rủi ro cho phép.
* Phòng quản lý rủi ro - Middle Office: Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi, giám sát hạn mức mà mỗi dealer được phép sử dụng, tránh không để cán bộ kinh doanh ngoại tệ giao dịch với mức vượt thẩm quyền và quá mạo hiểm trong kinh doanh.
* Phòng thanh toán - Back Office: đây là phòng có chức năng độc lập, có nhiệm vụ xác nhận giao dịch, thực hiện thanh toán, đối chiếu số dư và sao kê tài khoản.
b. Bộ phận kinh doanh ngoại tệ tại các Chi nhánh
Bộ phận kinh doanh ngoại tệ tại các Chi nhánh có vai trò khá quan trọng, họ là người trực tiếp kinh doanh ngoại tệ với khách hàng. Bộ phận này thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện mua bán với trụ sở chính và với các tổ chức kinh doanh là pháp nhân của Việt Nam có nguồn thu ngoại tệ và nhu cầu về ngoại tệ phù hợp với quy định quản lý ngoại tệ hiện hành.
- Được phép mua ngoại tệ với các tổ chức tín dụng, nhưng không được phép bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng (kể cả cho các chi nhánh trong cùng hệ thống), nếu dư thừa ngoại tệ, Chi nhánh phải bán ngoại tệ đó cho Hội sở chính để cân đối ngoại tệ cho toàn hệ thống.
- Các chi nhánh thường tiến hành mua bán giao ngay, kì hạn và hoán đổi với các khách hàng là cá nhân hay tổ chức kinh tế trên địa bàn của chi nhánh theo tỷ giá VND với các ngoại tệ khác do chi nhánh tự ấn định dựa trên cơ sở tỷ giá do Hội sở chính thông báo.
- Đối với các hoạt động ngoại tệ khác như: thanh toán quốc tế, vay và cho vay ngoại tệ, mua bán, chiết khấu hay cầm cố các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ thường được các NHTM tiến hành ở phòng thanh toán quốc tế và phòng tín dụng.
Như vậy, có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chưa thực sự tách biệt và vẫn được tổ chức đan xen kết hợp với các hoạt động khác của Ngân hàng.
43