Quy trình kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh Vietcombank Thanh Xuân

Một phần của tài liệu 0377 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 55 - 67)

a. Xác định tỷ giá giao dịch

Hàng ngày, vào đầu giờ giao dịch, cán bộ kinh doanh ngoại tệ thuộc Tổ tổng hợp căn cứ vào bảng thông báo tỷ giá của VCB Hội Sở chính, trình Giám đốc chi nhánh chủ động quyết định mức tỷ giá áp dụng trong giao dịch với khách hàng (tỷ giá niêm yết hoặc tỷ giá thỏa thuận) phù hợp với quy mô, khối lượng giao dịch của khách hàng.

b. Quy trình nghiệp vụ mua bán ngoại tệ với khách hàng, bộ phận thực hiện là Tổ tổng hợp/Phòng giao dịch

Tổ tổng hợp tiếp nhận nhu cầu và các hồ sơ liên quan của khách hàng.

Thực hiện kiểm tra hồ sơ của khách hàng đảm bảo tuân thủ theo các quy định và quản lý ngoại hối. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc hợp lệ thì chuyển lại khách hàng và hướng dẫn khách hàng bổ sung cho hàon chỉnh hoặc làm mới.

Xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ với khách hàng.

Thông báo tỷ giá cho chi nhánh công bố tại thời điểm giao dịch cho khách hàng Trường hợp khách hàng có yêu cầu đàm phán thay đổi tỷ giá giao dịch, trao đổi với Hội Sở chính (qua điện thoại hoặc chương trình FXonline) để thống nhất tỷ giá mua bán với khách hàng.

Trường hợp cân đối được lợi ích tổng hòa từ khách hàng mang lại có xác định lãi lỗ trong mua bán ngoại tệ, Tổ tổng hợp trình Giám đốc Chi nhánh quyết định.

- Lập chứng từ giao dịch với khách hàng

Yêu cầu khách hàng điền đầy đủ các nội dung cần thiết trên chứng từ giao dịch. Lãnh đạo chi nhánh ký trên chứng từ nếu số lượng giao dịch của khách nằm ngoài hạn mức của Tổ tổng hợp.

Phòng Kế toán/Phòng Thanh toán dịch vụ kinh doanh ngân hàng hạch toán nhập giao dịch và lưu hồ sơ.

Lưu các hồ sơ liên quan của khách hàng. Đối với giao dịch mua bán ngoại tệ liên quan đến thanh toán quốc tế, Phòng Kế toán chỉ lưu hợp đồng/xác nhận mua bán ngoại tệ với khách hàng.

44

2.2.4. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân

2.2.4.1. Tổ chức kinh doanh ngoại tệ

a. Tổ Tổng hợp

- Xây dựng, niêm yết tỷ giá, cung cấp tỷ giá giao dịch cho bộ phận bán hàng và các đơn vị có liên quan tại Chi nhánh

- Xây dựng và phân giao kế hoạch kinh doanh ngoại tệ chi tiết

- Tổng hợp nhu cầu mua bán ngoại tệ phát sinh tại Chi nhánh, chủ động cân đối nguồn mua bán ngoại tệ đảm bảo kinh doanh hiệu quả

- Quản lý trạng thái ngoại tệ của Chi nhánh

- Thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ với Hội sở chính

- Đánh giá tình hình kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh

- Đầu mối tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh

- Nắm bắt/giới thiệu/chào bán các sản phẩm mua bán ngoại tệ với khách hàng

- Tiếp nhận nhu cầu và hồ sơ mua bán ngoại tệ

- Kiểm tra, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ hồ sơ mua bán ngoại tệ theo quy định hiện hành và lưu các hồ sơ liên quan của khách hàng.

- Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng (về sản phẩm, tỷ giá, chính sách khách hàng...) đề đề xuất với Ban lãnh đạo Chi nhánh phương án xử lý nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng.

b. Bộ phận tác nghiệp

Phòng Kế toán:

- Hạch toán ngoại bảng các giao dịch mua bán ngoại tệ có ngày giá trị thanh toán sau ngày giao dịch với khách hàng và Hội sở chính.

- Đánh giá lãi lỗ hoạt động kinh doanh ngoại tệ định kỳ theo quy định.

Phòng Thanh toán kinh doanh dịch vụ ngân hàng, Thanh toán quốc tế, Kế toán

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số lượng Số lượng % thay

đổi Số lượng % thay đổi

USD 189.19 7 196.42 6 + 3,8 226,975 + 15,6 EUR 25.552 4.62 8 - 81,9 3,971 - 14,2 JPY 112.59 2 6 21.72 80,7 - 5 65,33 200,7+ 45

quan đến thanh toán quốc tế tiếp nhận từ bộ phận bán hàng và luu hồ sơ. - Nhập giao dịch mua bán ngoại tệ vào hệ thống.

2.2.4.2. Kết quả mua bán ngoại tệ tại Vietcombank Thanh Xuân năm 2012-

2014

Doanh số mua bán ngoại tệ qua các năm

Hiện tại, VCB Thanh Xuân chủ yếu thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ đối với bốn loại ngoại tệ chính là USD, EUR, GBP, JPY. Các loại ngoại tệ khác có khối luợng giao dịch ít do luợng giao dịch mua bán các đồng ngoại tệ khác rất ít phát sinh trên thị truờng ngoại hối mà chủ yếu từ những khách hàng cá nhân nhỏ lẻ mua - bán ngoại tệ phục vụ cho mục đích nhu đi du học, đi du lịch nuớc ngoài, đi công tác ... Bên cạnh đó, trong hoạt động kinh doanh, bốn loại ngoại tệ trên là bốn loại ngoại tệ mạnh đuợc giao dịch rất nhiều trên thị truờng quốc tế nên có tính thanh khoản cao.

Mặc dù đã trải qua một thời gian dài phát triển, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của hệ thống NHTM cũng chỉ mới dừng lại ở các nghiệp vụ đơn giản, VCB Thanh Xuân cũng nằm trong tình trạng đó. Các ngân hàng cung cấp rất nhiều sản phẩm nhung sự tồn tại của sản phẩm phần lớn chỉ mang ý nghĩa tuợng trung, cơ cấu mua bán ngoại tệ theo nghiệp vụ phân bổ không đều, phần lớn là giao dịch giao ngay, các giao dịch phái sinh còn đuợc sử dụng rất hạn chế. Trong khuôn khổ của luận văn, hoạt động chủ yếu của mua bán ngoại tệ đuợc nghiên cứu bao gồm mua bán ngoại tệ nhằm phục vụ thanh toán quốc tế và trả nợ vay. Hoạt động trên địa bàn có nhiều nhà máy sản xuất lớn, nền khách hàng quan hệ mua bán ngoại tệ với ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp nhập khẩu nên doanh số mua bán ngoại tệ của VCB Thanh Xuân chủ yếu là doanh số bán ngoại tệ cho khách hàng phục vụ nhu cầu thanh toán và trả nợ. Trong đó doanh số mua bán ngoại tệ của một số doanh nghiệp lớn, đã quan hệ lâu dài tại Chi nhánh chiếm tới 74% tổng doanh số mua bán ngoại tệ của cả Chi nhánh.

46

Bảng 2.4: Doanh số mua ngoại tệ theo nguyên tệ tại VCB Thanh Xuân năm 2012-2014

AUD Ĩ5

Ĩ" 0 10.15 + 6.621,9 9 36,18 256,5+

Chỉ tiêu Số lượng2012 Số lượng 2013% thay đổi Số lượng2014% thay đổi USD 189.20 2 1 196.44 + 3,8 226.998 15,6 + EUR 25.55 3 0 10.15 - 60,3 3.952 - 61,1 JPY 112.59 2 9 18.93 83,2 - 5 63.23 233,9+ AUD 15 1" 0 10.15 + 6.621,9 9 36,18 256,5+

(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Thanh Xuân)

Biểu đồ 2.3: Doanh số mua ngoại tệ tại VCB Thanh Xuân năm 2012-2014

■USD

■ EUR

■JPY

■AUD

47

Biểu đồ 2.4: Doanh số bán ngoại tệ tại VCB Thanh Xuân năm 2012-2014

■ 2012

■ 2013

■ 2014

Từ số liệu Bảng 2.4 và bảng 2.5 cho thấy tốc độ tăng giảm doanh số mua bán ngoại tệ qua các năm có những sự thay đổi, cụ thể nhu sau:

Năm 2013: doanh số mua bán USD tăng lên khoảng 14 triệu đô (tăng khoảng 4% so với năm 2012), doanh số mua bán AUD cũng có sự tăng truởng cao. Doanh số mua bán AUD tăng 20 triệu đô la Úc. Nhung doanh số mua bán EUR và JPY lại có sự sụt giảm rõ rệt. Doanh số mua bán EUR giảm 30 triệu euro (giảm khoảng 70% so với năm 2012). Doanh số mua bán JPY giảm 90 triệu yên (giảm khoảng 82% so với năm 2012).

Năm 2014: doanh số mua bán USD tăng lên khoảng 61 triệu đô (tăng khoảng 16% so với năm 2013), doanh số mua bán AUD cũng có sự tăng truởng cao. Doanh số mua bán AUD tăng 52 triệu đô la Úc (tăng 252% so với năm 2013). Doanh số mua bán JPY cũng có sự tăng truởng lớn, tăng 89 triệu yên (tăng khoảng 234% so với năm 2013). Doanh số mua bán EUR giảm 12 triệu euro (giảm khoảng 61% so với năm 2013).

Nguyên nhân tăng giảm của 4 loại ngoại tệ trên qua các năm 2012-2014 là do những nguyên nhân chính từ các quyết sách rõ ràng và minh bạch của NHNN trong công tác điều hành tỷ giá nhu: giảm trần lãi suất huy động đối với VND, đối với

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Doanh số mua bán Spot 475,77 3 471,90 1 539,80 0 48

ngoại tệ ở mức 1-1,5%/năm, thu hẹp dần mức chênh lệch giữa VND và ngoại tệ nên xu thế bán ngoại tệ sang VND chuyển gửi tiết kiệm của khách hàng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, các hoạt động chi trả dịch vụ kiều hối, thanh toán quốc tế cũng làm cho doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh tăng lên. Tuy nhiên, những hoạt động này chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh, doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh tăng cao chủ yếu là do biến động nguồn ngoại tệ mua và ngoại tệ bán từ hoạt động cho vay. Với mức lãi suất trần cho vay bằng VND dao động từ 11-15%/năm. Lãi suất cho vày bằng ngoại tệ phổ biến ở mức 12%/năm của NHNN kết hợp với chính sách chuyển dần sang quan hệ mua bán ngoại tệ, thu hẹp dần đối tuợng cho vay ngoại tệ, tập trung vào giải pháp “tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị truờng, giải quyết nợ xấu”, Chi nhánh đã tập trung vào hỗ trợ các doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ tại Chi nhánh nhằm tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất kinh doanh bằng việc cho vay với lãi suất uu đãi và cơ cấu lại các khoản vay. Từ những yếu tố trên đã khuyến khích các doanh nghiệp có thêm động lực sản xuất kinh doanh, gia tăng hoạt động xuất khẩu, đem lại kết quả cao, giảm tình hình nợ xấu cho Chi nhánh.

Nhìn chung, doanh số mua bán USD của Chi nhánh có giao dịch vuợt trội so với EUR, JPY, AUD qua các năm. Điều này phản ánh thực tệ là hiện nay các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp xuất khẩu hay nhập khẩu đều chủ yếu sử dụng USD trong thanh toán quốc tế. USD vốn đuợc coi là một loại tiền tệ mạnh và đuợc sử dụng nhiều trên thị truờng quốc tế. Tuy vậy, việc lạm dụng vào việc thanh toán bằng đồng USD sẽ tiềm ẩn bất lợi khi giá trị đồng USD không ổn định, sẽ khiến các doanh nghiệp đối mặt với thua lỗ, tâm lý e ngại lan truyền sẽ khiến cho tình trạng mất cân đối USD càng trầm trọng và càng làm tỷ giá biến động mạnh hơn.

Giao dịch giao ngay

Đây là nghiệp vụ chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCB Thanh Xuân. Doanh số giao dịch của nghiệp vụ này chiếm 99% trong tổng doanh số giao dịch của hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

49

Bảng 2.6: Doanh số giao dịch Spot quy USD của VCB Thanh Xuân

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Doanh số mua bán Forward 253,077 198,300 220,912 Doanh số mua bán hoán đổi 65,142 28,778 0

(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Thanh Xuân)

Trên cơ sở thế mạnh truyền thống của Ngân hàng ngoại thương là ngân hàng chuyên doanh về ngoại hối, nghiệp vụ giao dịch Spot luôn chiếm ưu thế trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ từ khi hình thành và phát triển đến nay. Doanh số giao dịch giao ngay từ năm 2012 đến 2014 không ngừng tăng trưởng (doanh số giao dịch giao ngay năm 2014 tăng 64 triệu quy USD so với năm 2012) thể hiện vai trò cần thiết và ngày càng phát triển của nghiệp vụ này cùng với sự phát triển của nền kinh tế.

Mặc dù, trên thế giới, nghiệp vụ giao ngay trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ được xem như là một nghiệp vụ gốc (nghiệp vụ cơ bản) và từ nghiệp vụ này đã hình thành rất nhiều nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ phái sinh khác, song ở Việt Nam, do thị trường ngoại hối chưa phát triển hoàn thiện, đồng thời do việc thực hiện nghiệp vụ này tương đối đơn giản nên các bên tham gia giao dịch kinh doanh ngoại tệ thường ưa chuộng sử dụng. Bản thân khách hàng của VCB Thanh Xuân cũng thường xuyên sử dụng nghiệp vụ giao ngay để đáp ứng nhu cầu mua, bán ngoại tệ nhằm phục vụ thanh toán hàng xuất nhập khẩu. Chính vì vây, từ khi thành lập Chi nhánh đến nay, nghiệp vụ giao ngay luôn phát triển và đóng góp một phần không nhỏ vào việc phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCB Thanh Xuân.

Doanh số các giao dịch phái sinh ngoại tệ tại VCB Thanh Xuân a. Giao dich kỳ hạn (Forward) và giao dịch hoán đổi (Swap)

Doanh số của hai loại giao dịch này chỉ chiếm 0,1% trong tổng doanh số hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCB Thanh Xuân.

50

Bảng 2.7: Doanh số giao dịch Forward và Swap của VCB Thanh Xuân

Chỉ tiêu / Năm 2012 2013 2014 Thu nhập 461.64 0 440.265 503.294 Chi phí 371.63 5 7 395.31 455.653 Thu nhập ròng 90.00 5 44.948 47.641 Thu nhập KDNT 4.354 4.838 5.068 Tốc độ tăng truởng thu nhập

tuyệt đối_____________________

-45.057 2.693 Tốc độ tăng truởng thu nhập

tuơng đối -50,1% +6,0%

Thu nhập KDNT/ Tổng thu nhập 0.94% 1,1% 1,01%

(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Thanh Xuân)

Mặc dù có doanh số giao dịch song trên thực tế hai nghiệp vụ này không thường xuyên và phổ biến do điều kiện thị trường ngoại hối chưa phát triển. Việc dự báo xu hướng lãi suất và tỷ giá chưa được quan tâm thích đáng khiến các ngân hàng và doanh nghiệp chưa thực sự chủ động quản lý các nguồn tiền chịu ảnh hưởng biến động của lãi suất và tỷ giá.

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCB Thanh Xuân không chỉ thể hiện qua doanh số, mà còn thể hiện qua chỉ tiêu về thu nhập qua các năm từ 2012- 2014. Giai đoạn này mặc dù ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN nhưng VCB Thanh Xuân vẫn đạt được mức thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ khá ấn tượng

b. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Biểu đồ 2.5: Thu nhập hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại VCB từ 2012-2014

Thu nhập KDNT

51

Thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCB Thanh Xuân qua các năm

Bảng 2.8: Kết quả hoạt động KDNT 2012-2014

Chỉ tiêu/ Năm 2012 2013 2014

Giao ngay Thu nhập 14,920 12,819 13,443 Chi phí 7,27 7 5 4,99 1 4,83 Chênh lệch thu/chi 7,64 3 7,82 4 8,61 2 Giao dịch phái sinh Thu nhập 2,93 8 2 4,09 143^ Chi phí 6,22 7 8 7,07 7 3,68 Chênh lệch thu/chi -3,289 -2,986 -3,544

(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Thanh Xuân)

Nhìn vào bảng 2.6 có thể nhận thấy, hoạt động KDNT có sự tăng truởng ổn định qua các năm. Năm 2013 mặc dù tốc độ tăng truởng tổng thu nhập giảm 50,1% so với năm 2012, nhung thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ vẫn có sự ổn định và tăng nhẹ. Năm 2014, tổng thu nhập của chi nhánh tăng 6% so với năm 2013. Thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ qua các năm 2012-2014 đạt lần luợt là 4.354 triệu đồng, 4.838 triệu đồng và 5.068 triệu đồng. Do những thay đổi trong chính sách của Ngân hàng nhà nuớc trong việc hạn chế cho vay ngoại tệ, dẫn đến việc doanh số mua bán ngoại tệ của hệ thống ngân hàng nói chung và VCB Thanh Xuân nói riêng có sự ảnh huơng. Do đó, mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ, nhung thu nhập từ hoạt động này vẫn không có sự tăng truởng đáng kể. Mặt khác kinh tế thế giới cũng nhu kinh tế trong nuớc bị suy thoái, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất. Thị truờng ngoại hối tuơng đối ổn định, cạnh tranh với mức chênh lệch tỷ giá hẹp, lợi nhuận thu đuợc trên 1 đơn vị ngoại tệ ngày càng giảm.

Một phần của tài liệu 0377 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 55 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w