2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ
- Thứ nhất là thiếu một thị trường hối đoái hoàn chỉnh và một thị trường tiền tệ hoàn hảo.
61
Hoạt động KDNT muốn mở rộng và phát triển hơn nữa thì phải có một nền tảng vững chắc là thị trường hối đoái. Hiện tại ở Việt Nam chưa có một thị trường hối đoái hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó mà chỉ ở giai đoạn sơ khai là thị trường giao dịch ngoại tệ và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Hơn nữa, đối tượng tham gia trên thị trường hối đoái còn hạn chế, chủ yếu là các NHTM. Chúng ta biết rằng hiện nay, tầng lớp dân cư còn tồn đọng một lượng ngoại tệ khá lớn. Nếu đối tượng tham gia trên thị trường được mở rộng thì sẽ thu hút một bộ phận lớn dân cư tham gia vào thị trường này, từ đó hạn chế được các hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường “chợ đen”.
Thị trường ngoại tệ và thị trường tiền tệ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư các khoản đầu tư ngắn hạn bằng cách mua cổ phiếu, trái phiếu... Nhưng điều quan tâm hàng đầu là tính lỏng của chứng khoán mà họ nắm giữ. Chính vì vậy, chỉ khi nào các chứng khoán đó được chuyển đổi tự do trên thị trường tiền tệ thì mới hấp dẫn các nhà đầu tư chuyển ngoại tệ sang VND để mua chứng khoán. Nhờ đó hoạt động mua bán, vay mượn ngoại tệ trên thị trường ngoại hối mới có thể phát triển sâu rộng và hoàn chỉnh hơn.
- Thứ hai là trình độ nhận thức của người dân về thị trường ngoại hối còn hạn chế
Khách hàng của VCB chi nhánh Thanh Xuân ngay cả các doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ quen với nghiệp vụ mua bán ngoại tệ giao ngay mà chưa có thói quen mua bán kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn. họ để mặc rủi ro về tỷ giá. Do vậy, các NHTM khó có thể mở rộng các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ vốn có của thị trường ngoại hối như mua bán kỳ hạn, mua bán quyền chọn, hoán đổi ngoại tệ.
- Thứ ba là chính sách ngoại hối của NHNN:
Việc tính toán tỷ giá mua bán kỳ hạn theo quyết định 15/1999/QĐ- NHNN của thống đốc NHNN về xác định biên độ tỷ giá kỳ hạn còn nhiều vướng mắc. Trên thực tế, mỗi ngân hàng đưa ra tỷ giá khác nhau, ngân hàng nào vì chiến lược khách hàng thì sẽ đưa ra tỷ giá thấp, ngân hàng nào có lợi thế thì sẽ đưa ra tỷ giá cao hơn. Điều này gây ra tình trạng không phản ánh đúng cung cầu ngoại tệ, gây khó khăn
62
cho VCB chi nhánh Thanh Xuân trong việc giao dịch với khách hàng.
Bên cạnh đó, tỷ giá giao dịch do NHNN công bố chưa phản ánh đúng bản chất cung cầu ngoại tệ trên thị trường, gây tâm lý e ngại sự biến động tỷ giá của khách hàng trong việc bán ngoại tệ và NHTM khó khăn trong việc mua ngoại tệ từ các tổ chức, cá nhân trên thị trường. Các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ trong tương lai thì không muốn bán kỳ hạn cho ngân hàng vì họ kỳ vọng tỷ giá sẽ tăng. Các doanh nghiệp nhập khẩu thì chấp nhận mua ngoại tệ với tỷ giá tại thời điểm thanh toán.
Ngoài ra, việc can thiệp quá sâu của NHNN vào thị trường ngoại hối làm cho các NHTM mất quyền chủ động trong việc đảm bảo nguồn ngoại tệ của mình. Việc can thiệp của NHNN đôi khi còn mang tính hành chính.
- Thứ tư là thị trường liên ngân hàng chưa phát triển:
Một số ngân hàng không thực hiện việc kết hối vì sợ không đủ ngoại tệ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Các NHTM chỉ yêu cầu khách hàng tự giác bán ngoại tệ từ nguồn thu vãng lai( ngay cả khi NHNN có quy định về việc kết hối đối với các tổ chức, cá nhân có nguồn thu ngoại tệ). Điều này dẫn đến việc VCB chi nhánh Thanh Xuân bị giảm lượng khách hàng có nguồn cung ngoại tệ.
- Thứ năm là ảnh hưởng sâu sắc của tình hình kinh tế vĩ mô
Thị trường xuất khẩu trong nước bị thu hẹp do tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới biến đổi sâu sắc, nguồn kiều hối từ nước ngoài chuyển về bị hạn chế làm hạn chế nguồn cung ngoại tệ cho ngân hàng.
Điều đó cũng trở thành một phần nguyên nhân dẫn đến việc khả năng tái tạo ngoại tệ của các doanh nghiệp có quan hệ với VCB chi nhánh Thanh Xuân còn yếu.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan từ chính bản thân ngân hàng
VCB chi nhánh Thanh Xuân còn bộc lộ một số mặt yếu kém, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn chưa cao chủ yếu do:
Thứ nhất là khả năng cân đối ngoại tệ còn yếu do chưa tạo được nền khách hàng vững chắc và hợp lý;.
63 định tỷ giá phải dựa vào tỷ giá của VCB- SGD.
- Khách hàng có quan hệ với VCB chi nhánh Thanh Xuân chủ yếu là các công ty và các tổng công ty có doanh số hoạt động lớn nên nhu cầu mua ngoại tệ tương đối nhiều. Vì vậy, để giữ vững nền khách hàng hiện có và tiếp thị thêm một số khách hàng mới VCB phải tự cân đối tổng nguồn thu từ khách hàng( từ tiền gửi, tiền vay, phí bảo lãnh, thanh toán quốc tê...) nên nguồn mua ngoại tệ không đủ bán ra.
Thứ hai là cơ sở vật chất:
- Mặc dù VCB chi nhánh Thanh Xuân đã trang bị máy móc phục vụ cho KDNT như: màn hình, máy Fax, máy tính. Song so với yêu cầu của một thị trường hối đoái hoàn chỉnh và hoạt động KDNT thì VCB chi nhánh Thanh Xuân cần phải đầu tư hơn nữa, tiến tới hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.
Ngân hàng chưa triển khai được chương trình phần mềm để có thể đánh giá kết quả kinh doanh dựa trên từng khách hàng, từng sản phẩm để từ đó có thể đưa ra chính sách đối với từng khách hàng cụ thể dựa trên việc cân đối tổng hòa lợi ích cho khách hàng.
Thứ ba là chính sách chỉ đạo điều hành:
- Trong khi chỉ đạo điều hành, đôi khi lãnh đạo chi nhánh còn thiếu cụ thể, thiếu các biện pháp kiểm tra, kiểm soát do hạn chế về nghiệp vụ, kỹ năng nhận đoán rủi ro và thiếu thông tin thị trường
- Tính chủ động của VCB chi nhánh Thanh Xuân trong KDNT chưa cao nên chưa coi đây là hoạt động chủ chốt, đôi khi VCB chi nhánh Thanh Xuân mới chỉ chú ý đến tài trợ nhập khẩu mà chưa chú ý đến tài trợ hàng xuất khẩu và các hoạt động dịch vụ để tạo nguồn thu ngoại tệ, còn ỷ lại vào cân đối ngoại tệ của toàn hệ thống.
Thứ tư là mô hình tổ chức và chất lượng nhân sự:
- Hiện nay số nhân viên trong lĩnh vực KDNT còn ít. VCB chi nhánh Thanh Xuân có 10 nhân viên làm trong lĩnh vực này nhưng các nhân viên này còn kiêm rất nhiều lĩnh vực khác nữa nên công việc còn chồng chéo, chưa tách bạch làm cho nhân viên cùng một lúc phải gánh nhiều công việc.
64
các hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Hiện tại, hoạt động KDNT tại Chi nhánh được thực hiện bởi các cán bộ QHKH. Điều này có lợi thế là cán bộ QHKH là những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, am hiểu khách hàng, song khả năng phòng ngừa rủi ro chưa cao.
Nhìn chung, thực trạng hoạt động KDNT của VCB chi nhánh Thanh Xuân được đánh giá là có hiệu quả khá thành công. Để đạt được những thành tựu đó, ngoài việc nâng cao trình độ nghiệp vụ đòi hỏi nỗ lực phấn đấu cao của cán bộ, nhân viên trong chi nhánh. Muốn hoạt động KDNT của VCB chi nhánh Thanh Xuân phát triển, có vị trí và tầm quan trọng trong tổng thể hoạt động của một NHTM hiện đại trong thế kỷ 21, tất cả những hạn chế trên trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi cần phải giải quyết, khắc phục bởi chính chi nhánh và các cơ quan của Nhà nước.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luậnv ăn đã tập trung trình bày và phân tích thực trạng của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank Thanh Xuân từ 2012- 2015. Qua tìm hiểu thực trạng cho thấy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCB Thanh Xuân thu được những kết quả đáng ghi nhận thể hiện ở doanh số giao dịch kinh doanh ngoại tệ có xu hướng tăng, lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ luôn ở mức cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận, cơ cấu kinh doanh ngoại tệ theo loại tiền và loại giao dịch có sự chuyển biến tích cực, các loại hình nghiệp vụ kinh doanh được mở rộng và đa dạng hóa. Tuy nhiên, để có được hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tốt hơn, Vietcombank Thanh Xuân cần khắc phục những hạn chế về công tác quản trị rủi ro, công tác dự báo và phân tích thị trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... Dựa và những đánh giá về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank, chương 3 của luận văn sẽ nghiên cứu và đề ra các giải pháp nhằm giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
65
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH XUÂN 3.1. KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA VCB THANH XUÂN 3.1.1. Định hướng phát triển chung
Đứng trước những khó khăn do nền kinh tế vẫn chưa hoàn toàn thoát ra khỏi khủng hoàng, để tồn tại và phát triển, đồng thời phấn đấu trờ thành ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam đạt tầm khu vực, VCB đã và đang chủ động đẩy mạnh quá trình cải cách, tiếp tục đổi mới toàn diện hơn nhằm giữ vững và củng cố thương hiệu VCB với phương châm: “Đổi mới - Tăng trưởng - Chất lượng”
Theo đó, định hướng của VCB Thanh Xuân trong những năm tới là tiếp tục phấn đấu trở thành một chi nhánh mạnh trong hệ thôgns VCB bằng việc tiếp tục mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh và phòng giao dịch với các mục tiêu cụ thể sau:
- Hoạt động tín dụng và quản lý chất lượng tín dụng được ưu tiên hàng đầu.Nâng cao chất lượng tín dụng, không hạ chuẩn cho vay. Tích cực kiểm tra, rà soát các hạng mục hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả của các khách hàng vay.
- Triển khai tiếp cận đối với những dự án thuộc các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước do có tính rủi ro thấp, hiệu quả, khả thi.
- Tăng cường triển khai, thực hiện nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ và sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm dịch chuyển cơ cấu thu nhập theo hướng bền vững.
- Đẩy mạnh công tác phát triển khách hàng, coi đây là công tác xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng. Quán triệt công tác phát triển khách hàng phải được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm phát triển cả về dư nợ, huy động vốn, thẻ, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu...
- Quản lý tài chính hiệu quả, đảm bảo tăng lợi nhuận ở mức hợp lý, cải thiện khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng, tăng thu dịch vụ ròng, và thực hiện tiết
66
kiệm chi phí, đảm bảo đủ trang trải chi phí, trích dự phòng rủi ro, quản lý chi tiêu theo định mức.
- Chủ động tăng cuờng công tác kiểm soát các mảng nghiệp vụ, các phòng giao dịch để giảm thiểu tối đa các sai sót và ảnh huởng đến hiệu qảu kinh doanh của chi nhánh.
- Đẩy mạnh kết hợp công tác bán buôn và bán lẻ trong mối quan hệ cụ thể nhu làm việc với các showroom ô tô, tăng doanh số phát hành thẻ cho các cán bộ công nhân viên tại các công ty có quan hệ tín dụng...
- Kiểm soát tốt nơ nhóm 2, tránh để chuyển sang các nhóm nợ xấu.
- Không ngừng nân cao vị thế và uy tín của VCB Thanh Xuân trên địa bàn, tạo niềm tin đối với khách hàng để từng buớc tăng thị phần hoạt động đối với tất cả các mảng nghiệp vụ.
3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCB Thanh Xuân
Căn cứ vào yêu cầu của thị truờng, sự phát triển của nghiệp vụ KDNT và điều kiện cụ thể của NH TMCP Ngoại Thuơng Việt Nam- chi nhánh Thanh Xuân mà đề ra mục tiêu và phuơng huớng phát triển nghiệp vụ KDNT trong thời gian tới nhu sau:
- Nâng cao năng lực hoạt động KDNT và khả năng cahạnh tranh trên thị truờng hối đoái trong và ngoài nuớc.
- Đảm bảo đủ nguồn ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng đến giao dịch với VCB chi nhánh Thanh Xuân
- Tìm kiếm, thu hút khách hàng bằng chính chất luợng phục vụ của ngân hàng.
- Nâng cao hơn nữa doanh số mua bán ngoại tệ, lợi nhuận hoạt động KDNT, tăng tỷ trọng thu về hoạt động KDNT trên tổng thu nhập của VCB chi nhánh Thanh Xuân, sao cho tỷ trọng này đạt từ 20-25%.
- Thúc đẩy mạnh các nghiệp vụ KDNT kỳ hạn, hoán đổi, mua bán quyền chọn, hợp đồng tuơng lai, khi có điều kiện thì triển khai áp dụng các nghiệp vụ mới bên cạnh duy trì và phát triển nghiệp vụ KDNT truyền thống.
67
- Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế và tranh thủ sư giúp đỡ của ngân hàng nước ngoài qua đó mở rộng phạm vi giao dịch trên thị trường hối đoái quốc tế.
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM -