Đầu tư hiện đại hoá cơ sở vật chất, công nghệ ngân hàng cho VCB

Một phần của tài liệu 0377 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 95)

Thanh Xuân

Một đặc điểm của hoạt động kinh doanh ngoại tệ là cán bộ kinh doanh phải đưa ra quyết định nhanh chóng và công nghệ là trợ thủ đắc lực cho việc ra quyết định đó. Ngân hàng có thể triển khai áp dụng một số chương trình phần mềm công nghệ sau:

- Áp dụng chương trình quản lý MBNT tại Chi nhánh cho phép hạch toán tự động để giảm thao tác thủ công. Áp dụng chương trình này sẽ tăng năng suất lao động, giảm thao tác thủ công, từ đó hạn chể rủi ro hoạt động trong quá trình tác nghiệp.

- Triển khai chương trình tính tổng hòa lợi ích của khách hàng theo từng dòng sản phẩm để từ đó có thể hỗ trợ cán bộ kinh doanh, đưa ra được chính sách khách hàng hợp lý đảm bảo cạnh tranh mà vẫn đem lại lợi ích cho ngân hàng. Tuy nhiên việc đổi mới công nghệ hiện đại hóa hết sức tốn kém, không phải đổi mới ngay là được. Do đó VCB Thanh Xuân cần có chiến lược phát triển công nghệ tin học ngân hàng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Để các NHTM Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, việc mở rộng các hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh

78

ngoại tệ nói riêng là rất cần thiết. Ngoài sự nỗ lực từ bản thân ngân hang thì sự trợ giúp của Hội sở chính là rất cần thiết.

Kiến nghị với VCB Hội sở chính

Thứ nhất, hoàn thiện quy trình mua bán ngoại tệ giữa Hội sở chính và Chi nhánh Hiện nay, quy trình mua bán ngoại tệ giữa Hội sở chính và Chi nhánh đã có nhiều thay đổi tích cực, đang chuyển dịch theo huớng tiêu chuẩn quốc tế. Nhung vẫn bộc lộ những ruờm rà về mặt thủ tục, gây lãng phí đối với các Chi nhánh. Bên cạnh đó, VCB Hội sở chính mặc dù đã ban hành nhiều văn bản cải tiến quy trình về kinh doanh ngoại tệ những vẫn thực hiện việc mua bán ngoại tệ giữa Hội sở chính với các Chi nhánh mà không thực hiện mua bán ngoại tệ giữa các chi nhánh với nhau. Gây khó khăn cho các Chi nhánh trong việc đáp ứng kịp thời các nhu cầu về ngoại tệ cho khách hàng và hạn chế khả năng chủ động nguồn ngoại tệ của các Chi nhánh.Các chi nhánh chỉ đuợc bán ngoại tệ khi đã có đủ nguồn ngoại tệ, không đuợc ứng bán truớc trừ truờng hợp cho phép bằng văn bản. Đối với mua bán ngoại tệ kỳ hạn, chi nhánh chỉ đuợc bán ngoại tệ kỳ hạn khi đã xác định rõ có hợp đồng chắc chắn mua đuợc ngoại tệ kỳ hạn. Đối với giao dịch mua bán ngoại tệ khác USD, chi nhánh chỉ mua theo đề nghị của khách hàng. Những quy định này làm hạn chế khả năng chủ động, linh hoạt trong kinh doanh của các Chi nhánh, dễ bỏ lỡ cơ hội mua bán khi biến động tỷ giá có lợi cho ngân hàng, điều đó cũng làm giảm sự phát huy tối uu hiệu quả kinh doanh ngoại tệ. Để tạo điều kiện cho các Chi nhánh chủ động tỏng việc tìm kiếm nguồn ngoại tệ khi có nhu cầu của khách hàng thì VCB Hội sở chính nên để cho các Chi nhánh tự mua bán ngoại tệ với nhau sao cho chấp hành đúng quy định của quản lý ngoại hối, thực hiện kinh doanh kiếm lời cho chính bản thân ngân hàng mình do chênh lệch tỷ giá, đuợc quyền mua bán ngoại tệ với các ngân hàng ngoài hệ thống để từ đó mở rộng mối quan hệ trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Quy định mới nhất của VCB về hoạt động mua bán ngoại tệ bao gồm quy định mua bán ngoại tệ giữa Hội sở chính với Chi nhánh, quy trình mua bán ngoại tệ giữa Chi nhánh với khách hàng đã phân định rõ trách nhiệm của các bộ phận có liên quan, nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên,

79

đây mới chỉ là quy trình chung về hoạt động kinh doanh còn chua có những quy trình chuẩn hóa, thống nhất về các dịch vụ kinh doanh ngoại tệ. Vì vậy, VCB Hội sở chính cần sớm ban hành bộ sản phẩm dịch vụ kinh doanh ngoại tệ để Chi nhánh có thể chủ động trong hoạt động của mình.

Thứ ba, triển khai kịp thời, huớng dẫn cụ thể các văn bản của Chính phủ, của ngành về quản lý ngoại hối và kinh doanh ngoại tệ

VCB Hội sở chính là nơi trực tiếp tiếp nhận các văn bản của Chính phủ, của NHNN, các ngành, các bộ... sau khi nghiên cứu sẽ đua ra các văn bản huớng dẫn các Chi nhánh thực hiện. Tuy nhiên, việc đua ra các văn bản huớng dẫn về nghiệp vụ, đặc biệt về quản lý ngoại hối và kinh doanh ngoại tệ rất chậm hoặc không huớng dẫn một cách cụ thể để hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các Chi nhánh đuợc thuận lợi hơn, tránh nhầm lẫn và quan trọng hơn là hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của ác Chi nhánh từng buớc đuợc nâng cao.

VCB Hội sở chính cần thiếp lập hệ thống thông tin về tình hình diễn biến của thị truờng, những thay đổi tỏng chính sách quản lý tiền tệ của Chính phủ, nhanh chóng cụ thể hóa chính sách đó phù hợp với mục tiêu kinh doanh của VCB và tạo ra sự thống nhất trong hoạt động của VCB Hội sở chính và các Chi nhánh trong hệ thống, đem lại hiệu quả cao nhất, tránh rủi ro.

Thứ tu, thực hiện các chuơng trình kiểm tra, kiểm soát và nâng cao trình độ nghiệp vụ

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là hoạt động kinh doanh nhạy bén, chứa đựng nhiều rủi ro. Do vậy, với chức năng quản lý, kiểm soát hoạt động kinh doanh ngoại tệ của toàn hệ thống VCB đò ihỏi các Ban liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCB cần thuờng xuyên, định kỳ hoặc đột xuất thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh. Thông qua đó sẽ đua ra các cảnh bảo rủi ro cho Chi nhánh để đảm bảo hoạt động đuợc an toàn, hiệu quả.

Thuờng xuyên mở các lớp đào tạo, bồi duỡng cả về lý thuyết lẫn thực tiễn hoạt động kinh doanh ngoại tệ, kỹ năng phân tích, khả năng dự báo truớc sự thay đổi liên tục của thị truờng ngoại tệ, chính sách quản lý của Chính phủ, và của NHNN cho các cán bộ Chi nhánh thực hiện làm nghiệp vụ này. Tổ chức các buổi

80

thảo luận, tạo điều kiện cho các Chi nhánh trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cung cấp các thông tin cần thiết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nuớc và trên thế giới cho các Chi nhánh, đồng thời giai rquyết những thắc mắc của các Chi nhánh hoạt động kinh doanh ngoại tệ một cách kịp thời và đầy đủ.

Ngoài ra, VCB Hội sở chính cần có cơ chế thi đua, khen thuờng nhằm tạo ra động lực đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh và trong toàn hệ thống VCB.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nhu cầu về ngoại tệ trong nền kinh tế là rất lớn, do đó hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng đang ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu đó. Do sự nhạy cảm của hoạt động này với tỷ giá nên việc nghiên cứu đua ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của kinh doanh ngoại tệ là rất cần thiết cho các ngân hàng. Xuất phát từ thực trạng và những hạn chế trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Ngoại thuơng Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân, chuơng 3 của luận văn đã đua ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng nhu: ... Ngoài ra, chuơng 3 của luận văn còn đua ra một số kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nuớc nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các NHTM nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của mình.

81

KẾT LUẬN

Mặc dù hoạt động KDNT hiện nay vẫn còn khá mới mẻ đồng thời các nghiệp vụ thực hiện còn khá đơn giản, tuy vậy trong tương lai gần hoạt động này đang trở nên ngày càng thu hút sự quan tâm và chú ý từ các NHTM bởi nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ là một nghiệp vụ mới đầy tiềm năng để phát triển, nếu thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả rất lớn không những cho các nhà kinh doanh tiền tệ mà còn giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có điều kiện sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá, tìm kiếm lợi nhuận, bảo đảm an toàn nguồn vốn và đẩy nhanh quá trình luân chuyển hàng hoá. Nếu hoạt động KDNT không hiệu quả có thể dẫn tới việc các ngân hàng mất khả năng thanh khoản, suy giảm khả năng tài chính và dẫn đến việc mất uy tín hoặc phá sản của ngân hàng.Hoạt động KDNT tại NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam- chi nhánh Thanh Xuân trong thời gian qua từ những bước khởi đầu bỡ ngỡ, dần dần đã có những dấu hiệu tích cực và đem lại kết quả cao.Tuy nhiên, các nghiệp vụ KDNT vẫn còn chưa phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của ngân hàng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt về lĩnh vực ngân hàng hiện đại. Vì vậy, nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động KDNT có ý nghĩa không chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài.

Do thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm đối với nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ còn nhiều hạn chế nên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Nhưng với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của mình để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam- chi nhánh Thanh Xuân. Bản thân sẽ tiếp tục nghiên cứu hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong thời gian tới để góp phần tìm ra giải pháp thích hợp phục vụ tốt nhất cho sự phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tại Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2014), Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/07/2014 về việc Quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối.

2. Dương Hữu Hạnh (2012), Thanh toán Quốc tế - Các nguyên tắc và thực hành, NXB Phương Đông.

3. Đỗ Linh Hiệp (2006), Thanh toán quốc tế- Tài trợ ngoại thương và Kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê.

4. Lê Văn Tề (2002), Kinh doanh ngoại hối và xác định tỷ giá, NXB Thống kê. 5. Lê Xuân Nghĩa (2006), Một số vấn đề về chiến lược phát triển ngành ngân hàng

Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Tiến (2008), Cẩm nang Thị trường Ngoại hối, NXB Thống kê. 7. Nguyễn Thị Mùi (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. 8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến

năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, NXB Phương Đông.

9. Phan Thị Thu Hà (2004), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

10. Quốc hội khóa X (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 11. Quốc hội khóa X (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước, Nhà xuất bản chính trị

quốc gia.

12. Vietcombank, Báo cáo thường niên, năm 2012, 2013, 2014

13. Vietcombank (2004), Quyết định số 192/QĐ-NHNT.HĐQT ngày 10/10/2004

V/v ban hành “Quy chế mở, sử dụng và quản lý tài khoản tiền gửi trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam”.

14. Vietcombank (2006), Quyết định số 228/QĐ-NHNT.HĐQT ngày 02/10/2006

V/v ban hành “Quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam về cho vay đối với khách hàng”

15. Vietcombank (2006), Quyết định số 310/QĐ-NHNT.HĐQT ngày 30/12/2006

V/v ban hành “Quy chế tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam”

16. Uỷ ban thường vụ quốc hội (2006), Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL- UBTVQH11 ngày 13/12/2005

Một phần của tài liệu 0377 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w