Trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực thế giới, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, nhu cầu về tái chính của người dân cũng ngày càng được tăng cao
19
dùng, các NHTM phải không ngừng phát triển và cải tiến các sản phẩm của mình để bắt kịp với xu hướng đồng thời cũng phải tạo ra lợi thế riêng trên thị trường.
Thêm vào đó, kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức kinh tế thế giới (WTO) thì việc gia nhập của các Ngân hàng nước ngoài đang ngày càng được mở rộng. Đây tuy là một điều kiện để các NHTM Việt Nam có thể tranh thủ về vốn, công nghệ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, học tập kinh nghiệm quản lý và tư duy phục vụ khách hàng, phát huy lợi thế so sánh để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường, có cơ hội htrao đổi và hợp tác quốc tế trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, quản trị rủi ro, hướng hoạt động phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.. .nhưng đây thực tế cũng là một thách thức và áp lực cạnh tranh đối với các NHTM Việt Nam. Nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thẻ, các Ngân hàng nước ngoài khi gia nhập thị trường Việt Nam thì ngoài các hoạt động dịch vụ tín dụng khác thì hoạt động kinh doanh thẻ là một lĩnh vực kinh doanh vô cùng được đầu tư và chú trọng, một phần do độ am hiểu về khách hàng chưa có, thêm vào đó là các chính sách áp dụng đối với đơn vị NH nước ngoài tại Việt Nam của chính phủ chưa thực sự rộng mở, chính vì thế, đây thực sự là một động lực để các NHTM Việt Nam buộc phải nỗ lực để nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân mình.
Áp lực cạnh tranh không chỉ đến từ sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các cam kết của Việt Nam về lộ trình bình đẳng với họ, mà còn đến từ sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn giữa các ngân hàng thương mại trong nước với nhau. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và sản phẩm dịch vụ thẻ nói riêng được hiểu là sự vượt trội so với các sản phẩm của Ngân hàng khác trên thị trường về chất lượng, mức phí với điều kiện,các sản phẩm dịch vụ này đều đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng, mang lại giá trị sử dụng cao nhất, làm cho sản phẩm, dịch vụ của NH đó có khả năng cạnh tranh cao hơn. Để làm được điều đó, các Ngân hàng phải đi sâu nghiên cứu thị trường, phát hiện những nhu cầu mới của khách hàng, những khó khăn, bất cập trong quá trình sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng để qua đó có thể lựa chọn phương án phù hợp
20
nhất, tối ưu nhất với năng lực kinh doanh của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Tóm lại, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng trong điều kiện kinh tế hiện nay là cần thiết cho sự phát triển của Ngân hàng, sử cải thiện trong việc chi tiêu, thanh toán của người dân.