Trong thời gian tới, để tạo sự phát triển lành mạnh cho thị trường dịch vụ thẻ thanh toán trong nước Hiệp hội cần có những thay đổi như sau:
+ Hiệp hội cần xây dựng cho mình và xác ngân hàng thành viên những cơ chế tài chính và phí tài chính cũng như các chế tài nghiêm ngặt để khuyến khích cũng như xử phạt các NHTM tham gia vào lĩnh vực kinh doanh thẻ.
106
+ Hiệp hội thẻ cần đưa ra các quy định đối với các thành viên trong việc cung cấp thông tin và phối hợp hành động phòng chống các hành vi gian lận trong lĩnh vực kinh doanh thẻ ngân hàng.
+ Hiệp hội cần phát huy hơn nữa vai trò cầu nối giữa Ngân hàng với khách hàng, với các doanh nghiệp, các tổ chức thẻ quốc tế như: tăng cường sự hợp tác với các tổ chức thẻ quốc tế để triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường.
+ Hoạch định chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các thành viên bằng việc tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về: Quản lý rủi ro, phòng ngừa giả mạo, kỹ năng xử lý tra soát, khiếu nại. giới thiệu các sản phẩm và các dịch vụ thẻ mới của nhà nước.
Kết luât Chương 3
Từ thực trạng về năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ đã phân tích trong chương 2, luận văn đã đề ra một số giải pháp cần thiết nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ của của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Một số giải pháp thực hiện nội tại trong ngân hàng nếu như hoàn thiện chính sách, quy trình, chiến lược kinh doanh hiệu quả.bên cạnh đó, còn một số giải pháp khác liên quan đến các bên có liên quan khác. Trên cơ sở đó, luận văn cũng đề đạt một số kiến nghị đến Chính phủ, đến Ngân hàng Nhà nước, đến Liên minh thẻ và đến Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam nhằm tạo điều kiện thực thi các giải pháp trên một cách hiệu quả nhất góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam trong thời gian tới.
107
KẾT LUẬN
Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại và tiện ích, phổ biến rộng rãi trên thế giới. Việc phát triển thị trường thẻ ngân hàng là một trong những giải pháp hữu hiệu để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia với mục tiêu hạn chế tiền mặt trong lưu thông, thu hút triệt để tiền nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư, tăng nhanh tốc độ chu chuyển tiền mặt của nền kinh tế, tạo điều kiện cho người dân được hưởng nhiều tiện ích ngân hàng hiện đại.
Luận văn đã tổng hợp các nghiên cứu và lý thuyết về cạnh tranh năng lực cạnh tranh như: khái niệm cạnh trnah, năng lực cạnh tranh, các cấp độ của năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra những nghiên cứu của các nhà khoa học trong lĩnh vực thẻ ngân hàng về vấn đề thẻ ngân hàng nói chung, làm cơ sở lý luận cho những nghiên cứu tại Techcombank.
Sau khi nghiên cứu tình hình thực tế tại thị trường thẻ nói chung và tại Techcombank nói riêng, luận văn rút ra những kết luận sau:
Hiện nay, thị trường kinh doanh thẻ đang là một thị trường cạnh tranh gay gắt, vì thế, để có thể tồn tại, phát triển trong thời gian tới, các ngân hàng cần nhận rõ được những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức đối với dịch vụ thẻ nhằm tìm ra những đối sách kinhh doanh trong thời gian tới. Đối với Techcombank, mặc dù là một trong những ngân hàng dẫn đầuu về dịch vụ thẻ, tuy nhiên khoảng cách so với các Ngân hàng lớn khác còn tương đối xa. Sự đe dọa từ các ông lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, Sacombank, với dịch vụ thẻ đa dạng và với mức giá hấp dẫn, đang dần trở thành lực cản lớn nhất cho Techcombank tại thị trường này.
Không chỉ vậy, khi nghiên cứu tổng thể về các mối đe dọa cũng như các dịch vụ cạnh tranh với dịch vụ thẻ như sự đe dọa từ các đối thủ cung cấp dịch vụ thẻ từ nước ngoài hoặc các dịch vụ điện tử khác... tác giả nhận thấy nếu không nhanh chóng chỉnh đóng và có những chính sách uyết liệt, Techcombank sẽ sớm không giữ được vị thế cạnh tranh trên thị trường.
108
Qua luận văn này, tác giả hi vọng rằng những giải pháp đuợc đua ra sớm đuợc áp dụng không chỉ tại Techcombank mà còn có thể là một sự lựa chọn giải pháp phù hợp cho các ngân hàng khác đang cung cấp dịch vụ thẻ trên chặng đuờng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Các vấn đề nêu trong luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa mới đáp ứng đuợc yêu cầu ngày càng cao của đất nuớc trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, nhung do điều kiện về thời gian, trình độ còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đuợc ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, những chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thẻ ngân hàng cũng nhu các thầy cô để kết quả nghiên cứu đuợc hoàn thiện và có thể sớm đua vào triển khai tại Techcombank.
Xin trân trọng cảm ơn!
109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Frederric S.Miskin (2001), Tiền tệ, ngân hàng, và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
2. Lê Thế Giới (2001) Quản trị marketing, Nhà xuất bản giáo dục.
3. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản
thống kê, Hà Nội.
5. Một số Website tham khảo: www. techcombank.com.vn, www.
vietcombank.com.vn, www.bidv.com.vn....
6. Ngân hàng Thuong mại cổ phần Kỹ thuơng Việt Nam (2013- 2016), Báo cáo
thường niên.
7. Ngân hàng Thuong mại cổ phần Kỹ thuơng Việt Nam (2013- 2016), Báo cáo
hoạt động kinh doanh thẻ.
8. Ngân hàng Thuong mại cổ phần Kỹ thuơng Việt Nam (2016), Tài liệu nghiệp
vụ thẻ.
9. Quyết định số 20/2007/ QĐ-NHNN quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và
cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng, Ngân hàng nhà nuớc Việt Nam, ban hành ngày 15 tháng 05 năm 2007.
10. Quyết định số 226/02/QĐ - NHNN quy chế hoạt độn thanh toán qua các tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Ngân hàng nhà nuớc Việt Nam, ban hành ngày 26 tháng 3 năm 2002.
11. Lê Văn Tề (2003), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản thống kê,
Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.