TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
3.1.1. Phân tích SWOT về nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ của Ngânhàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
3.1.1.1. Điểm mạnh:
- Techcombank với uy tín lớn, có lợi thế về quy mô vốn, mạng luới hoạt động và nguồn nhân lực dồi dào, dịch vụ chuyên nghiệp, công nghệ hiện đại. Techcombank luôn đuợc khách hàng tin tuởng trong việc giao dịch. Và đây cũng là cơ sở quan trọng nhất đuợc khách hàng nghĩ tới khi sử dụng bất cu sán phẩm dịch vụ ngân hàng nào, bao gồm cả dịch vụ thẻ.
- Techcombank có số luợng thẻ phát hành lên tới hơn 1,9 triệu thẻ và là một
trong những ngân hàng hàng đầu về lĩnh vực này so với khối NH TMCP không có vốn của nhà nuớc thì thị phần của Techcombank tuơng đối lớn. Sau một thời gian dài tạo lập, không ngừng phát triển sản phẩm và dịch vụ cũng nhu đầu tu vào công nghệ, Techcombank đã tạo đuợc nền tảng khách hàng vững chắc cho các chi nhánh phát triển khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ, nhờ đó, thiết lập đuợc nhiều hợp đồng cung cấp thẻ ghi nợ cũng nhu thẻ tin dụng với doanh số sử dụng khá cao.
- Đối với dịch vụ thẻ ghi nợ, Techcombank luôn là một trong những ngân
hàng dẫn đầu thị truờng về luợng thẻ đuợc phát hành, doanh số rút tiền mặt, doanh số sử dụng thẻ. Các tiện ích thẻ đuợc sử dụng giới hạn ở các dịch vụ thẻ cơ bản nhu: rút tiền mặt, tu vấn tin tài khoản, chuyển tiền trong cùng hệ thống, internet banking, chuyển tiền liên ngân hàng và một số tiện ích khác... về tiện ích sản phẩm, dịch vụ thẻ đa dạng phù hợp với từng đối tuợng khách hàng, Techcombank đã phát hành nhiều dòng sản phẩm thẻ các loại đánh vào từng phân khúc khách
84
hàng khác nhau. Có sản phẩm thẻ dành riêng cho đối tượng khách hàng có thu nhập thấp và có sản phẩm thẻ dành riêng cho đối tượng khách hàng VIP, kèm theo các dịch vụ ưu đãi đặc biệt.
- Đối với dịch vu thẻ tín dụng, Techcombank có thị phần khách hàng trên thị
trường này tương đối lớn. Tiên phong khai thác thị trường tiềm năng này từ khi thói quen chi tiêu của người Việt Nam còn chưa được phát triển thì Techcombank đã tung ra những sản phẩm với nhiều tiện ích thẻ hấp dẫn khách hàng. Nhờ uy tín ngân hàng nên dịch vụ thẻ tín dụng được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng, hiện nay đây là dịch vụ mang lại doanh thu lớn cho Techcombank và có triển vọng tăng trưởng cao nếu ngân hàng có những chính sách phát triển thích hợp trong những năm tiếp theo.
- Thương hiệu, uy tín của Techcombank ngày càng được khẳng định và nâng
cao trên thị trường; hhinhf ảnh đã trở nên thân thuộc, tạo lập được lòng tin đối với khách hàng. Techcombank có liên kết với nhiều đối tác lớn đã tạo điều kiện xây dựng được các kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ thẻ trực tiếp, các chương trình liên minh liên kết để tạo ra những sản phẩm tốt cho khách hàng.
- Sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ, dịch vụ thẻ của Techcombank được
đánh giá là một trong những ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ tốt nhất trên thị trường. Bênh cạnh đó, mạng lưới ATM/POS lớn, các sản phẩm thẻ đa dạng nên Techcombank luôn có lợi thế dẫn đầu, vượt trội trong cung cấp ác dịch vụ ngân hàng ở nội địa.
- Công tác Marketing, tiếp thị luôn được ban lãnh đạo Ngân hàng quan tâm,
đầu tư đúng mức. Techcombank có bộ phận quản lý, triển khai công tác Marketing, tiếp thị xuyên suốt từ trụ sở chính, đến sở giao dịch và các chi nhánh trong toàn hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận, quảng cáo, phân phối trực tiếp các sản phẩm, dịch vụ thẻ đến khách hàng.
- Ban lãnh đạo Techcombank đã chú trọng đến công tác tổ chức cán bộ, bố
trí, sắp xếp lực lượng cán bộ trẻ vào lĩnh vực phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm phát huy trí tuệ, sức trẻ cũng như để tiếp cận nhanh nhạy với những thay đổi
85
về công nghệ hiện đại trong đó có dịch vụ thẻ. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, trình độ cao và tận tình, dịch vụ thẻ của Techcombank, trong đó có dịch vụ sau bán hàng đang nhận được nhiều lời khen ngợi từ phía khách hàng nói chung.
- Giá của các sản phẩm thẻ phù hợp, đảm bảo cạnh tranh với các NHTM khác.
3.1.1.2. Điểm yếu
- Trước tình hình cạnh tranh gay gắt hiện tại, Techcombank hiện chưa có đối pháp để ngăn chặn tình trạng sụt giảm thị phần các loại thẻ đặc biệt là thẻ nội địa và thẻ tín dụng quốc tế.
- Hoạt động Marketing chưa bài bản, chuyên nghiệp, chưa có những chương
trình, chiến dịch quảng cáo tiếp thị sâu rộng, thiết thực tập trung vào các sản phẩm, dịch vụ thẻ. Chưa chú trọng đến công tác phân đoạn thị trường và phân loại khách hàng. Chưa chú trọng khâu quản lý trong quan hệ với khách hàng như chưa có chính sách ưu đãi đối với các khách hàng quan trọng và kinh doanh có hiệu quả. Tại chi nhánh chưa hề có một chương trình nghiên cứu thị trường điều tra đánh giá khách hàng cũng như phân khúc thị trường, vì thế thị phần thẻ trên thị trường, đặc biệt là thẻ ghi nợ nội địa, đang rơi dần vào tay cac đối thủ khác như Vietinbank, VCB, BIDV...
- Các sản phẩm thẻ của Techcombank đang bị hạn chế về hạn mức thẻ, so
với một số ngân hàng khác thì hạn mức chi tiêu (đối với thẻ tín dụng) hay hạn mức thanh toán (đối với thẻ ghi nợ) còn thấp hơn, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Sự kém linh hoạt về cung cấp dịch vụ thực sự là rào cản cho mong muốn trở nên khác biệt hóa doanh nghiệp và khác biệt hóa sản phẩm trong thị trường sản phẩm có tình đồng nhất cao như dịch vụ thẻ của ngân hàng.
- Đối với thẻ tín dụng, sự thiếu hiểu biết, tâm lý e ngại vay tiêu dùng của đại
bộ phận người sử dụng thẻ đã khiến cho tốc độ tăng trưởng thẻ tín dụng và doanh số sử dụng thẻ sụt giảm. Đây phần lớn là do ngân hàng chưa có các hoạt động tuyên truyền và giới thiệu hiệu quả về các dịch vụ thẻ của mình với khách hàng mục tiêu.
- Việc đăng ký phát hành hay đăng ký sử dụng các dịch vụ internetbanking,
86
dịch và chờ đợi một thời gian khá dài để được tiếp nhận yêu cầu. Thơi gian chờ đợi kéo dài khiến cho mong muốn đăng ký sử dụng của người sử dụng giảm đi nhiều.
- Đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, kỹ năng bán hàng và marketing của cán bộ
chi nhánh còn yếu; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; trình độ quản lý điều hành còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập và công nghệ vì vậy đã ảnh hưởng đến việc tiếp cận và giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ thẻ đến khách hàng.
3.1.1.3. Cơ hội
- Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng trong việc phát triển kinh
doanh thẻ so với các nước trong khu vực cũng như các nước khác trên thế giới.Từ năm 2001 đến 2006 kinh tế Việt Nam luôn tăng trường ở mức trên 6%/năm.giai đoạn tiếp theo nền kinh tế rơi vào khủng hoảng kinh tế Việt Nam vẫn giữ mức tăng trưởng trên 4%/năm, cao hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tại các đô thị lớn, do thu nhập cao, mức sống được cải thiện, cộng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mức sống được cải thiện, cộngv ới sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, tâm lý tiêu dùng của nhân dân đặc biệt là giới trẻ đã thay đổi nhanh chóng. Tâm lý tiêu dùng khi còn trẻ và tích lũy lúc về già đang dần thay thế cho tâm lý tích lũy khi còn trẻ về già tiêu dùng.Số người tiêu dùng trẻ thích mua sắm tại các siêu thị và trung tâm thương mại - những địa chihrmua sắm cao cấp ngày càng tăng.Đây chính là đối tượng tiềm năng sử dụng thẻ Ngân hàng mà Tehcombank nhằm tới trong tương lai.
- Thị trường thẻ Việt nam vẫn chưa thực sự được phủ sóng rộng rãi, đặc biệt
là các phương tiện thanh toán tiện lợi nhu thẻ Visa Debit hay Visa Credit của Techcombank vẫn còn thị phần rộng lớn để khai thác. Bên cạnh đó, Việt Nam còn là một quốc gia có ngành dịch vụ du lịch phát triển mạnh, hàng năm lượt khách du lịch đến Việt Nam gần 3 triệu lượt người và không ngừng tăng cao. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho Techcombank phát triển mảng thanh toán quốc tế.
- Việt Nam còn là nước đứng thứ 17 trên thế giới về lượng người sử dụng
internet.Hạ tầng cơ sở công nghệ của Việt Nam cũng đang dần được cải thiện đáng kể.Khoa học kỹ thuật đang được áp dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và lĩnh
87
vực ngân hàng tài chính hiện là một trong những lĩnh vực được áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại nhất.Khoa học kỹ thuật hiện đại đang được áp dụng rộng rãi, nhất là trong hoạt động thanh toán.Đây cũng là chính là một thuận lợi lớn cho ngành công nghiệp thẻ phát triển.
- Hơn nữa, sau một thời gian để các ngân hàng tự do phát hành các loại thẻ
và cạnh tranh vơi snhau, Ngân hàng nhà nước bắt đầu có sự quản lý chặt chẽ hơn. Điều này hứa hẹn sẽ tạo sân chơi bình đẳng hơn trên thị trường thẻ. Do vậy, Techcombank cũng như các ngân hàng bạn vẫn còn nhiều cơ hội phía trước, chỉ cần biết tận dụng hiệu quả những gì mình đang có và biết tiếp cận, khai thác tiềm năng một cách tốt nhât thì chắc chắn sẽ thành công.
3.1.1.4. Thách thức
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi mà Techcombank có được thì hoạt động kinh doanh thẻ của Techcombank còn gặp phải những thách thức:
- Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thẻ đã được cải thiện nhiều, song vẫn chưa đầy đủ và đồng bộ. Hệ thống pháp lý bảo vệ thông tin cá nhân vẫn còn thiếu những quy dịnh, chế tài cụ thể về bảo vệ đối tượng sử dụng dịch vụ.
- Sự đồng nhất về dịch vụ giữa các ngân hàng trong nước khiến cho cạnh
tranh thị trường thẻ nội địa trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Song song với chi phí về khấu hao, bảo trì đó là công nghệ luôn cải tiến liên tục dẫn đến tốn kềm chi phí để đầu tư, nâng cấp hệ thống công nghệ. Điều này thách thức những nhà quản lý trong việc cân đối nguồn thu chi, đảm bảo lợi nhuận tối thiểu và duy trì vị trí của Techcombank trước các đối thủ cạnh tranh khác.
- Đối với một số ngân hàng lớn như Vietinbank, VCB.. ..trên thị trường với
nhiều dịch vụ hấp dẫn và sự đầu tư về công nghệ cũng như quản lý từ đối tác nước ngoài. Vì vậy, Techcombank cần nỗ lực nhiều hơn trong phát triển công nghệ cũng như kỹ năng quản lý dịch vụ thẻ.
- Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 50 ngân hàng thương mại và tất cả các
ngân hàng đều kinh doanh thẻ. Các ngân hàng trong nước đặc biệt là các ngân hàng cổ phần có liên kết với các ngân hàng trên thế giới, được đầu tư kĩ thuật, trình độ
88
nhân viên.. .Bên cạnh đó Việt nam cũng đã cấp pháp cho một số Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tham gia vào thị trường ngân hàng bán lé Việt Nam như HSBC, ANZ, Citibank....hau hết đều là những ngân hàng mạnh trong việc phát hành thẻ hay các dịch vụ ngân hàng điện tử, đặc biệt là HSBC. Đây là một thách thức không nhỏ, đòi hỏi Techcombank phải có chiến lược phát triển riêng, không ngừng nâng cao chất lượng và đảm bảo khả năng cạnh tranh.
- Tâm lý người dân cũng là một thách thức lớn đối với Techcombank trong
việc phát triển kinh doanh thẻ.Cho đến nay, thẻ tín dụng vẫn còn là khá mới mẻ đối với người dân Việt Nam.Thói quen giữ tiền mặt vẫn tồn tại nhất là khi lãi suất đang xuống thấp và tình trạng khủng hoảng kinh tế như hiện nay.Người dân là đối tượng trực tiếp ảnh hưởng tới thành công của kinh doanh thẻ vì vậy cần khắc phục tâm lý người dân trước tiên.
- Hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán phát triển chưa
đồng bộ. Tình trạng một ĐVCNT cùng tồn tại nhiều thiết bị EDC của các ngân hàng khác nhau để phục vụ cho các giao dịch bằng thẻ, gây lãng phí đầu tư của các ngân hàng, khiến cho các ĐVCNT vẫn chưa mặn mà với việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Điều này thu hẹp đáng kể phạm vi sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
Trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Techcombank trong lĩnh vực thẻ cho thấy Techcombank cần nghiên cứu xác định được các chiến lược mục tiêu để từ đó xác định chiến lược cụ thể cho các mảng hoạt động của mình trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp phát triển và nâng cao năng lực hoạt động trong lĩnh vực thẻ nhằm đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các ngân hàng khác trên thị trường.